1.2.3.1. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm là quá trình nhận ra cơ hội thị trường, xác định rõ vấn đề và phát triển một giải pháp cho vấn đề đó, đánh giá giải pháp đó với người dùng trong thực tế. Việc thiết kế sản phẩm là vô cùng quan trọng vì nó là giải pháp để cập nhật thỏa mãn nhu cầu liên tục thay đổi của khách hàng, tạo ra lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với nhà quản trị chuỗi cung ứng ngoài việc sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì chúng còn phải có thiết kế để phù hợp với
dây chuyển sản xuất của doanh nghiệp và tối ưu hóa các hoạt động khác của chuỗi như đóng gói, vận chuyển,…Sau đây là quy trình thiết kế sản phẩm được đơn giản hóa:
Hình 1.3: Quy trình thiết kế sản phẩm được đơn giản hóa
Nguồn: Omera Khan. (2018). Product Design and the Supply Chain: Competing Through Design. Kogan Page, trang 87 Giai đoạn 1: Xây dựng ý đồ, ý tưởng về sản phẩm
Trong giai đoạn này, việc phác thảo các ý tưởng cho sản phẩm mục đích chính là tìm ra các tạo ra các ý tưởng về sản phẩm để có thể khai thác và sử dụng. Việc lên
ýtượng này có là xuất phát từ một sản phẩm đang trong giai đoạn nghiên cứu và chưa được đưa ra thị trường hoặc cũng có thể là từ một sản phẩm đã được người tiêu dùng ưa chuộng và bộc lộ rõ ra những ưu và nhược điểm trong thiết kế. Những
ýtưởng hoàn toàn mới có thể được lấy từ việc khảo sát, nghiên cứu các tài liệu sơ cấp của công ty hoặc các bộ phận khác liên quan của doanh nghiệp để chọn lọc ra những ý tượng thiết kế phù hợp nhất.
Giai đoạn 2: Thiết kế chi tiết sản phẩm
Trong giai đoạn hai, giai đoạn thiết kế sản phẩm, các ý tưởng thiết kế sẽ được chi tiết hóa. Các chi tiết về kiểu dáng, cấu trúc, tính năng, thông số kĩ thuật sẽ được thiết lập và kiểm định. Công việc thiết kế trong giai đoạn nầy không chỉ đơn giản là biểu diễn trên các vẽ kĩ thuật mà còn có cả sự phân tích, đánh giá và kết luận về những ý tượng được đưa ra. Những bản vẽ không được lựa chọn sẽ không bị loại bỏ ngay lập tức mà sẽ được lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Tóm lại, ở giai đoạn này, các ý tưởng đã được cụ thể hóa thành những bản thiết kế mà trên đó có ghi rõ các thông số liên quan tới quá trình sản xuất, lắp ráp và sử dụng sản phẩm
Giai đoạn 3: Sản xuất thử
Giai đoạn sản xuất thử là bước bắt buộc trong quá trình nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Mục tiêu của giai đoạn này không chỉ là kiểm tra, đánh giá khả năng sản xuất, mức độ phù hợp với công nghệ, dây chuyền sản xuất mà nó còn giúp doanh nghiệp phát hiện ra những vấn đề bất hợp lý trong thiết kế. Kết thúc giai đoạn này, nhà thiết kế cần có kết luận về sản phẩm và khả năng sản xuất hàng loạt đề từ đó quyết định bản thiết kế có được thông qua hoặc đưa những sửa đổi cần thiết và sau đố chốt bản vẽ cuối cùng để bàn giao cho bộ phận sản xuất.
Giai đoạn 4: Cải tiến, đa dạng hóa
Ngày cả khi sản phẩm đã được sản xuất, bản thiết kế hay những ý tượng về sản phẩm luôn cần được cải tiến hoặc sản phẩm ban đầu được đa dạng hóa để đáp ứng được những nhu cầu ngày gia tăng đến từ người tiêu dùng. Hoạt động cải tiến và sản xuất thường đan xen nhau để vừa có thể sản xuất liên tục không gián đoạn trong khi những ý tưởng nâng cấp sản phẩm vẫn liên tục được ra đời. Một trong những hoạt động không thể thiếu trong giai đoạn này là phải có đánh giá định kỳ về việc sản xuất để thiết kế có sự thay đổi phù hợp.
Giai đoạn 5: Sản xuất hàng loạt
Sau các giai đoạn trên, sản phẩm đã được thiết kế, sản xuất thử, cải tiến và cho ra sản phẩm tối ưu nhất thì sản phẩm sẽ được sản xuất hàng loạt. Ở giai đoạn này, các sản phẩm ban đầu đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường và bản thiết kế đã tương đối hoàn thiện. Tuy nhiên, sau khi ra mặt thị trường một thời gian, doanh
nghiệp vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích các ưu và nhược điểm trong thiết kế sản phẩm để tiếp tục có những điều chỉnh hoặc có những bài học cho những thiết kế mới cho sản phẩm.
1.2.3.2. Lập quy trình sản xuất
Sau khi đã có được bản thiết kế sản phẩm và dự báo lượng cầu, doanh nghiệp sẽ cần lên quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm đáp ứng như cầu của khách hàng. Việc lập và xây dựng quy trình sản xuất là rất quan trọng để chuỗi cung ứng của doanh nghiệp được diễn ra trơn tru. Lập quy trình sản xuất là việc phân chia nguồn lực của doanh nghiệp cho từng bộ phận để thu được hiệu quả tối ưu. Việc lập quy trình sản xuất bao gồm có xác định kích cỡ lô hàng sau đó đến khối lượng nguyên vật liệu cần thiết, và tiền hành sản xuất.
Với việc xác định kích cỡ lô hàng phụ thuộc vào lượng cầu đã dự đoán từ trước cùng với khả năng của dây truyền sản xuất. Số lượng hàng sản xuất cần phải xác định cụ thể và tính toán chi tiết để tiết kiệm tối ưu chi phí sản xuất cũng như chi phí lưu kho nhưng phải đảm bảo số lượng để tránh mất những cơ hội bán hàng. Khi đã xác định được kích thước lô hàng sản xuất. bộ phận sản xuất, bộ phận kế toán và các bộ phận liên quan sẽ tiến hành tìm ra khối lượng từng nguyên vật liệu để đặt hàng. Việc xác định nhu cầu nguyên vật liệu cần được tìm ra với sai số thấp để đảm bảo tránh lãng phí cũng như không để việc thiếu nguyên vật liệu xảy ra gây gián đoạn sản xuất, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc lên kế hoạch cho các loại nguyên vật liệu và số lượng của chúng cần chính xác để doanh nghiệp dự trù kinh phí và phân bổ nguồn vốn hoạt động sản xuất một cách hợp lý nhất.
Khi tiến hành sản xuất, doanh nghiệp có hai sự lựa chọn phổ biến nhất là phương pháp sản xuất theo dự báo (BTS – Build to stock) và sản xuất theo đơn đặt hàng (BTO – Build to order). Phương pháp sản xuất theo dự báo tập trung vào sản xuất trước khi nhu cầu về sản phẩm thực sự có. Nếu không có con số dự báo chính xác, các công ty xem xét dữ liệu bán hàng lịch sử và dự báo bán hàng để ước tính lượng sản phẩm của họ sẽ tạo ra. Sản xuất theo đơn đặt hàng tập trung vào sản xuất sau khi khách hàng yêu cầu sản phẩm. Các công ty ít coi trọng dữ liệu bán hàng
trong quá khứ và trong tương lai, vì nó sẽ chỉ đáp ứng các đơn đặt hàng đến. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng sử dụng phương pháp sản xuất theo dự báo đôi khi sẽ không đáp ứng được những khi đơn hàng tăng đột biến, còn nếu chỉ dùng phương pháp sản xuất theo đơn hàng đôi khi sẽ rơi vào thể bị động bị thiếu nguyên vật liệu, dây chuyền sản xuất để đáp ứng yêu cầu của đơn hàng. Chính vì vậy, tuy vào đặc thù sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mà công ty có thể phối hợp các phương pháp dự báo sản xuất để tối ưu hóa hoạt động sản xuất.