2.2.6.1. Chuỗi cung ứng xanh
Để cung cấp cho khách hàng một chuỗi cung ứng ổn định với sản phẩm chất lượng, Honda Global luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để phát triển và tối ưu hóa mô hình quản trị chuỗi cung ứng nhưng vẫn đồng thời để tâm đến các vấn đề về môi trường. Từ năm 2018, Honda Global tham gia vào chương trình chuỗi cung ứng của CDP, một tổ chức quốc tế yêu cầu các công ty tham gia công khai các thông tin về phát thải khi nhà kính liên quan tới các hoạt động sản xuất của công ty và phải triển khai các chính sách nhằm giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Honda Global mới thành lập một bộ phận vào tháng 4 năm 2016 để nâng cao năng lực quản lý chuỗi cung ứng trên quy mô toàn cầu. Cơ quan này đã hợp tác với sáu trụ sở khu vực trên toàn thế giới để hoạch định chính sách và phát triển chiến lược cho quản lý chuỗi cung ứng bao gồm các giải pháp để giảm thiểu lượng thải CO2.
Honda Global đang nỗ lực cải thiện hiệu quả vận tải trong việc vận chuyển các phương tiện và thiết bị giữa các nhà máy. Ngoài ra, trong năm 2017, tập đoàn bắt đầu quản lý khí thải CO2 trong hành trình vận chuyển các bộ phận sản xuất ô tô. Honda sẽ nỗ lực mở rộng sự thay đổi phương thức liên quan đến việc chuyển đổi phương tiện vận tải từ xe tải bằng tàu thủy và vận tải đường sắt. Tại Việt Nam, khoảng cách giữa cơ sở sản xuất của Honda ở ngoại ô Hà Nội và cách thị trường lớn Thành phố Hồ Chí Minh phía Nam hơn 1.700km. Đối với lý do này, Honda đang thay thế xe tải thông thường bằng tàu và đường sắt cho các chuyến hàng bắc nam. Do đó, Honda Global đạt được mức giảm CO2 27% với vận tải đường sắt và 65% với vận chuyển bằng tàu so với vận chuyển bằng xe tải thông thường. Ngoài ra, Honda Global đang nỗ lực để tăng hiệu quả trong từng phương thức vận tải và đường sắt. Vận tải với các toa chở hàng được thiết kế đặc biệt để vận chuyển ô tô với hiệu quả tải cao. Tại Ấn Độ, Honda đã giảm được khoảng 6.226 tấn khí thải CO2 trong năm nâng cao hiệu quả vận chuyển của các ô tô đã hoàn thành từ nhà máy đến các đại lý.6 Honda Ấn Độ đã thực hiện sáng kiến này với sự hợp tác của dịch vụ hậu cần đến từ các nhà cung cấp và đại lý trong đó các đại lý có số lượng đơn hàng nhỏ (nhỏ hơn 6 xe) sẽ được gộp đơn và vận chuyển bởi xe tải dài hơn nhằm tiết kiệm tổng quảng đường vận chuyển. Trước đây Honda Ấn Độ đã sử dụng các hãng vận tải nhỏ với sức chứa 4 xe cho các đơn hàng đại lý số lượng nhỏ.
Giống như giảm khí thải CO2, giảm chất thải từ vật liệu đóng gói là một thách thức đối với Honda Global trong việc duy trì chuỗi quản ứng xanh. Honda đang nỗ lực giảm thiểu lãng phí từ vật liệu đóng gói bằng cách đơn giản hóa bao bì, nghiên cứu về vật liệu được sử dụng và thay đổi thông số kỹ thuật. Ví dụ bao bì vận chuyển dùng một lần sử dụng hộp các tông và hộp thép đang được chuyển sang hộp nhựa tái sử dụng. Những sáng kiến này bắt đầu áp dụng với các sản phẩm cho Châu Âu và đang mở rộng sang những khu vực ở Bắc Mỹ.
2.2.6.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung ứng
Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý chuỗi cung ứng là không thể phủ nhận. Công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ để cơ cấu lại 6Nguồn: https://global.honda/content/dam/site/global/about/cq_img/sustainability/report/pdf/2019/Honda-SR- 2019-en-118-134.pdf
toàn bộ hệ thống phân phối thiết lập cấp độ dịch vụ cao hơn và hàng tồn kho thấp hơn và chi phí chuỗi cung ứng thấp hơn. Công nghệ thông tin đang dần thay đổi cách làm việc truyền thống của các doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động chuỗi cung ứng nói riêng và không loại trừ một tập đoàn toàn cầu như Honda Global. Tại Honda Global từ việc tự động hóa đến các quy trình có sự tham gia của con người, từ việc cải thiện việc quản lý vận tải đến đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ thông tin tại Honda Global được sử dụng để phát triển các hệ thống ứng dụng sáng tạo nhằm tiếp thị, bán hàng, quản lý kho, phân phối và hậu cần cho tất cả các sản phẩm. Cụ thể, Honda Global sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để tiết kiệm thời gian lên kế hoạch và giảm thiểu sai sót của con người.
Có rất nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin áp dụng lên chuỗi cung ứng, trong đó phải kể đến việc sản xuất. Một ví dụ là tại nhà máy sản xuất của Honda Global có những lò hàn khổng lồ cần thiết để tạo ra các bộ trao đổi nhiệt bằng nhôm. Điều quan trọng là phải giữ nhiệt độ không đổi trong suốt lò và để làm được điều này cần 12 chiếc quạt đắt tiền, mỗi chiếc có kích thước bằng một chiếc bàn. Nếu một chiếc quạt ngừng hoạt động, phải mất 12 giờ để làm mát lò từ 700 độ C, 12 giờ để thay quạt và 12 giờ để đưa lò hoạt động trở lại. Với các cảm biến nhỏ trên mỗi quạt và hệ thống vạn vật kết nối, chúng có thể theo dõi tình trạng và cảnh báo bảo trì khi có bất kỳ sự xuống cấp nào, nhờ đó mà những chiếc quạt có thể thay thế và sửa chữa kịp thời tránh tình trạng gián đoạn trong sản xuất.
Ngoài việc hỗ trợ sản xuất và kinh doanh, trong các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng, tập đoàn còn có thể tận dụng sự ưu việt của hai công nghệ này để quản lý tồn kho và điều phối phương tiện giao hàng. Trí tuệ nhân tạo của tập đoàn có thể mô phỏng cách vận hành của các hoạt động logistics để đưa ra lời giải tối ưu nhất cho hàng chục ràng buộc và điều kiện trong bài toán giao vận. Từ đó, tập đoàn có thể tiết kiệm chi phí giao hàng thông qua việc đảm bảo tỷ lệ đầy xe trong khi vẫn có thể ưu tiên giao hàng cho những đại lý cần hàng gấp.