Ở chương 2, tác giả đã phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Honda Global và cũng qua đó nhận xét khái quát, đưa ra những ưu điểm cũng như những điểm hạn chế của mô hình chuỗi cung ứng này. Sau khi hiểu được phương thức hoạt động chuỗi cung ứng của Honda Global, tác giả xin được phép rút ra các bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn này.
Thứ nhất, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường khi phát triển chuỗi cung ứng bền vững
Honda Global luôn tìm cách hạn chế rủi ro và tận dụng các cơ hội trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ. Một trong những cách để nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng đó là đo lượng phát thải khí nhà kính, không chỉ trong hoạt động của nội bộ tập đoàn mà còn mở rộng ra đến cả các nhà cung ứng cấp một. Đây là hoạt động để thúc đẩy chuỗi cung ứng phát triển bền vững. Các nhà lãnh đạo tập đoàn nhận ra rằng chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng bị người tiêu dùng, giới truyền thông và quan trọng nhất là các nhà đầu tư giám sát. Khách hàng doanh nghiệp cũng đang ngày càng quan tâm tới các nguyên tắc bền vững cho các sản phẩm mà tập đoàn sản xuất. Xanh hóa tất cả các bộ phận trong chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp định hướng được giá trị trong thương hiệu, nâng cao hình ảnh trong mắt đối tác cũng như người tiêu dùng. Việc phát triển chuỗi cung ứng đi kèm với trách nhiệm bảo vệ môi trường tạo ra rất nhiều lợi ích bao gồm bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao năng suất, thúc đẩy sáng tạo, kích thích tăng trưởng, tăng doanh thu cho doanh nghiệp, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Với những lợi ích đó, các công ty nên xem việc quản trị chuỗi cung ứng xanh như một công cụ phân tích chiến lược và mỗi tác nhân trong chuỗi cung ứng đều cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh, phù hợp với nhu cầu của
người tiêu dùng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nỗ lực của tất cả các thành viên khi theo đuổi chiến lược chuỗi cung ứng xanh chính là cam kết của họ về bảo vệ môi trương và phát triển bền vững. Việc Honda Global coi trọng điều đó đã giúp mang đến cho họ lợi thế cạnh tranh lớn, tăng hiệu quả sản xuất và kỹ năng quản lý, đồng thời có sự gắn bó lâu dài của nhân viên.
Thứ hai, chuỗi cung ứng được địa phương hóa
Không giống như Toyota và hầu hết các công ty đa quốc gia khác trong bất kỳ ngành nào, Honda không phải là một tập đoàn theo cơ cấu “quản lý từ trên xuống” và được kiểm soát bởi trụ sở chính. Thay vào đó, chuỗi cung ứng của các công ty của Honda Global hầu như ở khắp mọi nơi trên thế giới hoạt động như những công ty tự chủ, thiết kế và sản xuất xe dựa trên điều kiện địa phương và hành vi của người tiêu dùng. Trong cuốn sách "Cỗ máy làm thay đổi thế giới" (The machine that change the world – James P.Womack), cuốn sách mang tính bước ngoặt về sản xuất tinh gọn trên ô tô, tác giả ca ngợi chiến lược nội địa hóa của Honda vì "niềm tin của hãng về việc sản xuất tất cả ở một nơi" - nói cách khác, tập đoàn đã kết hợp ưu điểm các chức năng kỹ thuật, thiết kế và sản xuất tại mỗi cơ sở địa phương để phát huy tối đa điểm mạnh của chuỗi cung ứng.
Thứ ba, dây chuyền sản xuất luôn được đội ngũ kỹ sư tối thiểu hóa rủi ro
Không giống như các nhà sản xuất khác, Honda Global có thể sản xuất liền mạch nhiều ô tô trên một dây chuyền lắp ráp duy nhất và chuyển một dây chuyền sang một chiếc xe được thiết kế mới trong vòng vài giờ. Ngược lại, các đối thủ của Honda Global có thể mất nhiều tháng để trang bị lại nhà máy cho một chiếc xe mới. Cách Honda Global đạt được điều này là thông qua hệ thống kỹ sư nội bộ được đặt tại mỗi cơ sở sản xuất lớn, phục vụ như một hoạt động độc lập chỉ tập trung vào nhu cầu địa phương. Bất kỳ vấn đề nào phát sinh trong nhà máy có thể được giải quyết linh hoạt và ngay lập tức bởi đội ngũ này mà hầu hết các công ty đều ở gần trụ sở chính và báo cáo cho các giám đốc điều hành hàng đầu của công ty để đảm bảo rằng dòng ô tô ổn định đi qua dây chuyền không bị cản trở. Một nhà máy hoạt động hiệu quả và nhanh nhẹn như vậy là quân át chủ bài cho tất cả các nhà sản xuất và Honda Global đã giành được đánh giá cao từ các nhà phân tích ô tô về khả năng khéo léo
vượt qua thách thức này. Trong điều kiện toàn cầu hóa, lợi thế mà Honda Global đạt được là có thể thay đổi sản lượng và công suất của các mẫu xe riêng lẻ ngay lập tức, tùy thuộc vào xu hướng bán hàng địa phương và sự thành công của các thương hiệu cạnh tranh, đây là điều mà các nhà sản xuất ô tô trên thế giới nên học hỏi.
Thứ tư, Honda Global lên kế hoạch chi tiết cho tất cả các khâu và giai đoạn của chuỗi cung ứng
Việc lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động chuỗi cung ứng có vai trò rất lớn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Honda Global xây dựng kế hoạch từ khâu thu mua nguyên vật liệu, thiết kế sản phẩm, sản xuất và phân phối sản phẩm giúp tập đoàn quản trị chuỗi cung ứng tốt, đảm bảo được đầu vào và đầu ra của hàng hóa. Ở đầu vào, với hoạt động dự báo lượng cầu, lượng hàng hóa tiêu thụ được dự báo đúng nhu cầu của khách hàng, nhu cầu thị trường, giảm lượng tồn kho của hàng hóa, giảm mức độ rủi ro của tập đoàn. Lên kế hoạch thu mua với những tiêu chí gắt gao cho nhà cung cấp giúp Honda Global có được các bộ phận, phụ tùng sản xuất có chất lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Quá trình sản xuất cũng được xây dựng tỉ mỉ làm cho các sản phẩm ô tô được sản xuất trơn tru và có hiệu quả cao. Lên kế hoạch cho hoạt động chuỗi cung ứng còn đem lại những hiệu quả về hoạt động logistics và hậu cần, đưa sản phẩm tới tay khách hàng nhanh nhất, giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận.
Thứ năm, lập mối quan hệ vừa thân thiết vừa độc lập với các đại lý
Để trở thành đại lý của Honda cần phải đảm bảo những yêu cầu rất nghiêm ngặt tới từ tập đoàn. Các nhà máy ở mỗi nước sẽ có những tiêu chuẩn riêng để lựa chọn địa lý để phù hợp với mô hình kinh doanh, văn hóa tiêu dùng của địa phương. Các đại lý của Honda Global sẽ được hỗ trợ các thông tin không chỉ liên quan đến sản phẩm mà cả các dịch vụ như bảo hành, sửa chữa. Tuy nhiên, mối quan hệ của tập đoàn với các đại lý đôi khi khá giống với hình thức “mua đứt bán đoạn” khiến các đại lý phải tự cạnh tranh về giá và chất lượng dịch vụ để thu hút người tiêu dùng. Việc tạo ra mạng lưới đại lý có chất lượng tốt và cạnh tranh lành mạnh là một kinh nghiệm cho các nhà sản xuất ô tô giúp sản phẩm có thể được đưa tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng với giả cả phải chăng.
3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
3.2.1. Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
3.2.1.1. Khái quát chung về ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
Tháng 12 năm 1958, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đến thăm nhà máy sản xuất chiếc xe đầu tiên của Việt Nam có tên là Victory (nghĩa là Chiến Thắng). Xe được lấy cảm hứng từ chiếc Renault Fregate của Pháp, và được chế tạo tại Trường Bách khoa Hà Nội. Cuối những năm thế kỷ XX, các nhà máy ô tô đầu tiên được xây dựng ở Việt Nam. Các thương hiệu đến và bắt đầu sản xuất xe ở đây là Mitsubishi, Toyota, Isuzu và Honda. Hầu hết các nhà sản xuất này đã trở thành thành viên của Hiệp hội sản xuất ô tô Việt Nam. Ngày nay, dù ngành công nghiệp ô tô vẫn còn tương đối nhỏ ở Việt Nam, thì theo Tổ chức các nhà sản xuất xe cơ giới quốc tế (International Organization of Motor Vehicle Manufacturers), ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô
ởViệt Nam hiện đang phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao do đó nhu cầu sử dụng ôtô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ôtô đầu tư sản xuất với quy mô lớn.
Ngành công nghiệp ô tô của nước ta đang gia tăng khả năng nội địa hóa các sản phẩm ô tô, đưa phát triển công nghiệp ô tô trở thành công nghiệp chủ đạo. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, nước ta có tới 30- 40% sản phẩm nội địa cho dòng xe dưới 9 chỗ ngồi và có các chính sách khuyên khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào lĩnh vực thiết kế, sản xuất chế tạo ô tô. Đây chính là cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô trong nước. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc gia trong khu vực. Hiện Việt Nam chỉ có hơn 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp sản xuất liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô... với sản lượng sản xuất lắp
ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Theo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam, đến năm 2020, tỷ lệ giá trị sản xuất đối với ô tô đến 9 chỗ ngồi là 30-40% và khoảng 40-45% năm 2025; tương tự ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên đạt 35-45% và 50-60% vào năm 2025; Đối với
ô tô tải, tỷ lệ này phải đạt 30-40% và 45-55% năm 2025. Nhưng sau gần 20 năm phát triển, tỷ lệ nội địa hóa của xe ô tô sản xuất tại Việt Nam còn rất thấp, đa số chưa đạt mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình của các nước trong khu vực. Cụ thể, xe tải dưới 7 tấn đạt tỷ lệ nội địa hóa trung bình trên 20%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đạt tỷ lệ 45- 55%. Riêng đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi, tỷ lệ nội địa hóa bình quân mới đạt 7-10% (trừ dòng xe Innova
của Honda Global đạt 37%)8. Ngoài ra, các sản phẩm đã được nội địa hóa mang hàm lượng công nghệ rất thấp như: Săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc- quy, sản phẩm nhựa… và chưa làm chủ được các các công nghệ cốt lõi như: Động cơ, hệ thống điều khiển, truyển động,..
Vấn đề sức ép thị trường cạnh tranh cũng đang làm ngành công nghiệp ô tô gặp nhiều khó khăn. Nếu trước đây, Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ xe ôtô từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước, thì đến nay, một phần nhu cầu đã được doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong nước đáp ứng. Trên thị trường, ngoài lượng xe ôtô nhập khẩu tăng liên tục, các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam cũng đang tìm cách mở rộng chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Năm 2019, thị trường ô tô Việt Nam đạt quy mô 430 nghìn xe các loại. Dự báo của các doanh nghiệp cho thấy, thị trường ô tô năm 2020 sẽ tiếp tục tăng trưởng 15%, trong đó phân khúc xe con từ 9 chỗ ngồi trở xuống tăng khoảng 20% và thị trường ô tô có thể đạt quy mô 500 nghìn xe.9 Các nhãn hiệu ôtô trên thị trường Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, đến từ nhiều hãng lớn trên thế giới đã góp mặt tại thị trường Việt Nam như: Honda Global, Hyundai, Kia, Mazda, Honda, GM, Ford, Nissan… Tuy nhiên, hiện nay do lượng xe nhập khẩu về nhiều khiến cho doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước gặp nhiều khó khăn. Cùng với đó,
8 Nguồn: http://consosukien.vn/phat-trien-nganh-cong-nghiep-o-to-nhung-van-de-dat-ra.htm
9 Nguồn: https://www.vietinbank.vn/investmentbanking/resources/reports/042019-CTS- BCnganhoto.pdf
thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam cũng đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đặc biệt từ các đối thủ cạnh tranh như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN nên nhiều mẫu xe đã phải ngừng sản xuất lắp ráp trong nước để chuyển sang nhập khẩu. Năm 2019 là năm kỷ lục đối với kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc với giá trị đạt khoảng 3 tỷ USD.10
Về hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tuy đạt được những kết quả nhất định song vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự, phần lớn mới chỉ ở mức độ lắp ráp đơn giản; chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp và sản xuất phụ tùng, linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Ngoài ra, vào năm 2017, một thương hiệu về ô tô được coi như đầu tiên của Việt Nam được ra đời, đó là công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast (VinFast LCC). Tổ hợp nhà máy ô tô với diện tích 335 hecta nằm tại khu công nghiệp Đình Vũ, Cát Hải, Hải Phòng. Chỉ sau hơn 1 năm khởi công xây dựng, tổ hợp nhà máy đã thành hình, đa số nhà xưởng hoàn thiện và đang lắp ráp dây chuyền sản xuất. Trong tổ hợp nhà máy sẽ bao gồm: nhà điều hành, khi sản xuất xe máy điện, khu công nghiệp phụ trợ, trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu và phát triển R&D. Nhà máy sản xuất ô tô và xe máy điện có công suất thiết kế 38 xe/giờ. Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ sản xuất 250.000 xe ô tô một năm và 500.000 xe máy điện trên năm.11 Tuy nhiên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng không mấy khả quan khi phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đầu hằng năm. Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2020 với lợi nhuận sau thuế âm 6.591 tỉ đồng, tương đương mức lỗ tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Với bức tranh về ngành sản xuất và lắp ráp ô tô hiện tại, ngành công nghiệp này có rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước phát triển nhưng cũng ẩn
10 Nguồn: https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1734&Category=Ph %C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k%E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n %20t %C3%ADch 11Nguồn: https://news.timviec.com.vn/vinfast-hanh-trinh-phat-trien-cong-nghiep-xe-hoi-mang-thuong- hieu-viet-64816.html download by : skknchat@gmail.com
chứa nhiều thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm cách để giải quyết để khai thác thị trường màu mỡ này.
3.2.1.2. Phân tích mô hình quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam theo mô hình SWOT
Mô hình SWOT là một mô hình bao gồm 4 chữ viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức), là mô hình (hay ma trận) phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp. Việc phân tích mô hình SWOT cho mô hình quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam nhằm tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các doanh nghiệp qua đó tìm các giải pháp để các doanh nghiệp sản xuất ô tô của