Honda Global là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới. Để đạt được thành công như ngày hôm này không thể không kể đến mô hình chuỗi cung ứng được áp dụng thành công của tập đoàn. Do vậy rất nhiều các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất ô tô nói riêng muốn học hỏi để áp dụng mô hình chuỗi cung ứng này. Qua các phần trình bày ở trên ta đã tìm hiểu cách thức chuỗi cung ứng của Honda Global hoạt động và thấy được tính hiệu quả của mô hình này. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam có thể học hỏi để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên không có mô hình chuỗi cung ứng nào là hoàn hảo và có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam có quy mô kinh doanh và tiềm lực tài chính khác xa so với Honda Global chính vì vậy không thể áp dụng hoàn toàn mô hình chuỗi cung ứng của tập đoàn cho doanh nghiệp mình mà cần có những điều chỉnh để phù hợp với quy mô doanh nghiệp cũng như điều kiện kinh doanh ở Việt Nam. Sau các phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Honda Global cũng như ma trận SWOT về chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam, tác giả sẽ đề xuất một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp này.
Đối việc lên kế hoạch tổng hợp
Để đảm bảo các hoạt động chuỗi cung ứng diễn ra suôn sẻ và hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất ô tô ở Việt Nam cần lên một kế hoạch tổng hợp nhưng chi tiết về từng giai đoạn của chuỗi cung ứng bao gồm quá trình thu mua nguyên vật
15Nguồn: https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thue-nhap-khau-o-to-tu-asean-chinh-thuc-con- 0-133958.html
16Nguồn: https://www.qdnd.vn/xe-cong-nghe/phap-luat/cac-loai-thue-phi-ap-dung-cho-xe-o-to-co-gi- doi-moi-trong-nam-2021-646374
liệu, thiết kế sản phẩm, sản xuất và phân phối. Việc lên kế hoạch không thuộc trách nhiệm của riêng một bộ phận nào mà liên đới tới tất cả các bộ phận của doanh nghiệp. Bộ phận bán hàng sẽ dựa vào những dự liệu lịch sử quá khứ, tình hình thị trường hiện tại để đưa ra dự báo lượng cầu chính xác nhất qua đó kết hợp với bộ phận kế toán để lên kế hoạch về lượng phụ tùng, linh kiện cần thu mua. Ngoài ra các bộ phận cũng cần cập nhật các phản hồi của khách hàng để lên kế hoạch bán hàng cho phù hợp. Tùy vào vị trí địa lý của các nhà cung cấp mà thời gian vận chuyển linh kiện cũng như lên kế hoạch thu mua của từng nhà máy sản xuất của Honda Global là khác nhau. Đối với các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam, các nhà cung cấp thường ở Trung Quốc hay Thái Lan với khoảng cách vận chuyển tương đối gần nên kế hoạch thu mua nên được thực hiện hàng tháng nhằm đảm bảo quá trình thu mua không bị gián đoán. Ngoài ra, khi lên kế hoạch cần chú ý tới các yếu tố bên ngoài tại thời điểm lập kế hoạch như dịch bệnh, các chính sách của chính phủ, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát… để có những điều chỉnh cho sản phẩm và kế hoạch các hoạt động cho phù hợp. Các nhà hoạch định cũng cần đưa ra những đánh giá, tổng kết cho mỗi lần lên kế hoạch để rút ra được những kinh nghiệm cho những lần lên kế hoạch tiếp sau được hiệu quả và chính xác hơn.
Đối với việc xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp
Với việc lựa chọn nhà cung cấp, các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam có thể học hỏi từ Honda Global bằng cách đưa ra một chuẩn mực về những yêu cầu cho các nhà cung cấp của mình. Các doanh nghiệp nên chọn những nhà cung cấp có các phụ tùng, linh kiện có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá thành cạnh tranh và có vị trí địa lý phù hơp. Các doanh cũng nên duy trì mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp, chia sẻ thông tin để hai bên có thể hiểu được mục tiêu của đối phương. Các bên cần hợp tác dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi giúp mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các nhà cung ứng có thể lâu dài và vững bền, điều này rất cần thiết vì việc thay đổi nhà cung ứng sẽ rất mất thời gian và tốn kém nhiều chi phí. Tuy nhiên trong một số trường hợp, để tránh những rủi ro về nguồn cung làm gián đoạn quá trình sản xuất, các doanh nghiệp cũng cần da dạng hóa nguồn cung ứng, cho phép công ty chuyển sang các nhà cung cấp mới, hoặc yêu cầu đối tác hiện có cung cấp từ những nguồn mới. Đối với các nhà cung cấp ở trong nước, hiện nay
ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư vào chế tạo các bộ phận quan trọng của ô tô; chất lượng sản phẩm, phụ tùng linh kiện ô tô cung cấp trên thị trường còn kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, cùng với đó, giá thành xuất xưởng của các sản phẩm phụ tùng, linh kiện ô tô còn cao. Chính vì vậy, bên cạnh các nhà cung ứng trong nước các doanh nghiệp sản xuất ô tô thể tìm đến các nhà cung ứng của nước ngoài để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, kể cả đối với những nhà cung ứng thân thiết, doanh nghiệp cũng nên định kỳ đánh giá các nhà cung cấp về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, chi phí để có những điều chỉnh cho những điều khoản trong hợp đồng hay sự thay đổi nhà cung ứng cho phù hợp. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ trong việc quản trị nhà cung ứng. Một trong những giải pháp thông minh đó là công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange). Các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam có thể sử dụng EDI để giảm các chi phí liên quan đến giấy, in ấn, sao chép, lưu trữ hồ sơ, giao dịch trao đổi thông tin các chứng từ như hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận nguồn gốc, số lượng, chất lượng với các nhà cung ứng. Ứng dụng EDI còn giúp giảm thời gian chu chuyển dòng tiền mặt, cải thiện giao dịch kinh doanh và các mối quan hệ với nhà cung ứng.
Đối với việc quản trị thu mua bộ phận, linh kiện
Việc quản trị thu mua bộ phận, linh kiện cho kế hoạch sản xuất sẽ được thực hiện sau quá trình dự báo lượng cầu và phải phù hợp với kế hoạch sản xuất. Số lượng thu mua cần được tính toán chi tiết kĩ để tránh tình trạng dư thưa, gia tăng chi phí hàng tồn kho hoặc tính trạng thiếu hụt làm gián đoạn quá trình sản xuất. Thời gian thu mua cũng cần được xem xét kĩ lượng liên quan tới các yêu tố như thời gian sản xuất của doanh nghiệp, thời gian vận chuyển, thời gian thông quan,…tránh tình trạng các bộ phận, linh kiện ở trong “thời gian chờ” quá lâu cũng như việc thu mua không kịp thời gây ra sự thiết ổn định trong quá trình sản xuất. Khi lên kế hoạch thu mua, cần chia sẻ thông tin thường xuyên tới các nhà cung ứng vì không phải lúc nào họ cũng sẵn các linh kiện để bán, nhà cung ứng cần nắm rõ được kế hoạch thu mua của doanh nghiệp để có thể lên kế hoạch sản xuất của chính họ cũng như kế hoạch thu mua từ các nhà cung ứng khác. Sự trao đổi thường xuyên và kịp thời giữa các
bên sẽ giúp hoạt động của cả một chuỗi trở nên thông suốt và hiệu quả. Đối với một chiếc ô tô, tất cả các chi tiết đều phải hoàn hảo vì chất lượng của một chiếc ô tô không chỉ là vấn đề uy tín của công ty sản xuất mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người sử dụng chính vì vậy kể cả đối với nhà cung cấp lâu năm, việc đánh gia chất lượng các bộ phận, linh kiện thu mua là việc không thể bỏ qua. Việc kiểm tra chất lượng, các thông số kĩ thuật để có những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo chất lượng và sự an toàn cho sản phẩm cuối cùng, tránh việc phải thu hồi sản phẩm thậm chí là những hậu quả đáng tiếc. Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam cũng cần xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm mình vì mỗi nước sẽ quy định về quy cách, thông số kĩ thuật của một chiếc ô tô là khác nhau. Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật các quy định của chính phủ để đảm bảo các sản phẩm hỗ trợ đảm bảo chất lượng cho sản phẩm cuối cùng.
Đối với việc quản trị sản xuất
Các doanh nghiệp cần cần vạch ra một quy trình chi tiết trong quá trình sản xuất và thực hiện theo quy trình đã định đảm bảo sự chặt chẽ, hợp lý nhất để hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh. Với mỗi giai đoạn sản xuất cần lên kế hoạch rõ về số lượng, công suất, số lượng lạo động tham gia cũng như các máy móc dây truyền công nghệ sử dụng để việc sản xuất diễn ra có hệ thống và đạt hiệu quả tốt nhất. Số lượng sản xuất cơ bản sẽ dựa vào lượng cầu đã được dự báo từ trước tuy nhiên trong quá trình sản xuất các nhà hoạch định cần luôn bám sát thay đổi và nhu cầu của thị trường để có những chỉnh sửa hợp lý. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất cần thiết. Quản lý, kiểm định sản phẩm phải có báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng sản phẩm theo tiêu chuẩn đặt ra lúc ban đầu. Thực tế những lần thị sát, kiểm tra trực tiếp sẽ cho các giám sát viên cái nhìn thực tế hơn, toàn diện và khách quan hơn về chất lượng công việc trong xưởng sản xuất. Từ đó, doanh nghiệp có thể định hình những kế hoạch, chiến lược phát triển hơn nữa trong tương lai. Việc kiểm tra này cần diễn ra thường xuyên hoặc định kỳ để kịp thời phát hiện những thất thoát sai sót có thể nảy sinh, diễn ra trong quá trình sản xuất. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần báo cáo, thống kê tình hình làm việc, sản xuất, tình hình xuất nhập, hàng tồn đọng trong kho, … Những công việc đó giúp doanh nghiệp kiểm soát được tình hình làm việc để có
kế hoạch điều chỉnh, đề ra kế hoạch, chiến lược phát triển tốt hơn trong tương lai. Thường xuyên báo cáo, thống kê giúp cũng giúp cho đội ngũ công nhân làm việc có trách nhiệm hơn, có định hướng hơn. Nhờ đó tạo đà phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Đối với việc quản trị logistics
Logistics đóng góp quan trọng vào quá trình phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng và là cầu nối thương mại toàn cầu. Hoạt động logistics không chỉ gắn liền với hoạt động kho vận, giao nhận vận tải, mà còn lên kế hoạch, sắp xếp dòng chảy nguyên, vật liệu từ nhà cung ứng đến nhà sản xuất, sau đó luân chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lưu kho.Với vai trò là chất keo kết dính các khâu chuỗi cung ứng, hoạt động quản trị logistics có vị trí ưu tiên hàng đầu. Do đó, cần hoạch định năng lực logistics
ởtầm chiến lược dài hạn để giúp doanh nghiệp chủ động khai thác với chi phí giảm thiểu ở mọi thời kỳ. Chiến lược hợp tác dài hạn với các đối tác logistics cũng rất hiệu quả để có được ưu tiên và tăng năng lực với các điều khoản có lợi. Tuy nhiên với các hoạt động và dịch vụ logistics ngày một gia tăng, việc quản lý các hệ thống cũng trở nên phức tạp hơn. Việc lên kế hoạch và quản lý dòng thông tin về sản phẩm, hàng hoá và dòng thông tin của các bên tham gia vào trong chuỗi giá trị của logistics cũng trở nên phức tạp hơn. Nhu cầu về thông tin minh bạch xuyên suốt kết nối giữa các bên trong chuỗi giá trị làm tăng mức độ phức tạp và đòi hòi các mô hình quản lý cần phải được phát triển. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam nên áp dụng các mô hình giải pháp tự động hoá và ứng dụng cho logistics như một phần của quá trình cải tiến vận hành. Tự động hóa quản lý hoạt động logistics giúp cải thiện tốc độ, độ chính xác. Công nghệ hiện đại như robot, trí thông minh nhân tạo và in 3D giúp sản xuất dịch chuyển tới gần điểm bán hàng hơn. Việc sử sử dụng công nghệ tự động hóa trong khâu vận tải, lưu kho sẽ giúp cho việc phâ loại hàng hóa được hiệu quả, quãng đường đi và lịch trình vận tải tối ưu qua đó giảm chi phí và tăng hiệu quả hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Đầu tư vào công nghệ hiện đại như số hóa, tự động hóa là những biện pháp tốn kém nhưng cần thiết giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh ứng phó với rủi ro khi các mắt xích cung ứng bị
gián đoạn, kéo theo sự sụp đổ và đứt gãy của hoạt động logistics nói riêng và cả chuỗi cung ứng nói chung.
Đối với việc phát triển chuỗi cung ứng xanh
Tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo hướng bền vững hay các chuỗi vòng kín sẽ thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Các chuỗi cung ứng cấu trúc theo hướng tinh gọn, an toàn, thân thiện với môi trường sẽ đảm bảo tránh những nguy cơ có thể xảy đến trong tương lai. Mô hình chuỗi cung ứng xanh có thể giúp tăng cường hiệu quả của chuỗi cung ứng ở các địa phương, thông qua sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có làm đầu vào cho sản xuất. Doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch tái chế, tái sử dụng những chất thải sau quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là rác thải nhựa, để thay thế cho nguồn cung vốn đang bị gián đoạn.
Xu thế phát triển công nghệ ô tô Việt Nam và thế giới là hạn chế động cơ diesel, động cơ đốt trong, thay vào đó sẽ sử dụng các nhiên liệu sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường như hybrid, điện accu, pin nhiên liệu hydrogen… Vì thế, ngành công nghiệp ô tô trong nước cần sẵn sàng, chủ động nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm thích ứng và việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh là một trong những hướng đi đúng đắn. Việc tham gia vào tất cả các quy trình xanh giúp các công ty tận dụng kiến thức và nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề môi trường, nâng cao hiệu quả môi trường kinh doanh như giảm lượng khí thải, chất thải, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu năng lượng và xây dựng một chuỗi cung ứng bền vững.
KẾT LUẬN
Hiện tại ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam đang trên đà phát triển mở ra nhiều hội cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước. Ngành sản xuất ô tô trong nước đang chuyển từ một nền công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, sang sản xuất, tăng giá trị nội địa hoá, đồng thời tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tìm cách tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị ngành ô tô, tăng dần tỷ lệ nội địa hoá của ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, cũng như tiến tới tham gia các chuỗi giá trị công nghiệp ô tô toàn cầu. Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Honda Global được xem như một trong những chuỗi cung ứng thành công nhất trong số các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới. Việc phân tích mô hình chuỗi cung ứng của Honda Global sẽ mang lại nhiều kinh nghiệm