Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngânhàng Eximbank

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội” doc (Trang 60 - 63)

Chương II:Thực trạng và giải pháp cho vay kinh doanh ngắn hạn ở ngân hàng Eximbank Hà Nộ

2.3.Đánh giá thực trạng cho vay kinh doanh ngắn hạn tại ngânhàng Eximbank

Eximbank

2.3.1.Kết quả

Theo các kết quả ở trên thì thấy hoạt động cho vay kinh doanh ngắn hạn ngày càng phát triển, điều này được thể hiện rất rõ ở dư nợ cho vay tăng. Hoạt động cho vay của ngân hàng có hiệu quả và tỷ lệ tỷ lệ nợ quá hạn không cao so với chỉ tiêu đã đề ra.

Ngân hàng cũng đã thực hiện việc mở rộng thị trường với nhiều hình thức dịch vụ mới, đáp ứng đa dạng hoạt động kinh doanh. Và điều đó cũng đã khẳng định rằng các chính sách mà ngân hàng đưa ra đã có kết quả.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân:

2.3.2.1.Hạn chế:

Thế mạnh của ngân hàng Eximbank là cho vay xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu, chính vì vậy các hoạt động dịch vụ khác vẫn chưa thực sự được chú trọng.Vì vậy hoạt động cho vay của ngân hàng còn hạn hẹp. Mặc dù doanh số cho vay có tốc độ tăng trưởng khá cao lần so với năm trước nhưng quy mô và tốc độ như vậy vẫn còn thấp. Bên cạnh đó ngân hàng còn rất hạn hẹp trong phương thức cho vay. Do vậy làm cho hoạt động cho vay bị hạn hẹp. Các đối tượng cho vay của ngân hàng lại bị bó hẹp trong phạm vi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.Các doanh nghiệp trả nợ không đúng hạn làm cho chất lượng tín dụng chưa cao, ngân hàng còn phải gia hạn nợ nhiều lần. Trong vài năm gần đây mặc dù kinh tế đã phát triển nhưng những khó khăn vẫn còn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn không lớn. Tình trạng khó khăn đó đã ảnh hưởng tới thu nhập của các công ty khiến cho không trả nợ ngân hàng kip thời. Chính điều này làm cho nợ ngân hàng tăng lên.

2.3.2.2.Nguyên nhân: * Từ phía ngân hàng

Nguồn vốn bị hạn chế do hiện nay ngân hàng chỉ mới huy động tiền gửi các tổ chức kinh tế, cá nhân mà chưa chú ý các biện pháp huy động khác như phát hành kỳ phiếu hoặc các chúng chỉ tiền gửi.

Nguồn nhân lực mặc dù được đào tạo chủ yếu ở trình độ đại học trở lên song nhân viên chủ yếu còn rất trẻ, chính vì vậy kinh nghiệm làm việc chưa thực sự có nhiều, và còn phải đào tạo, do đó trong quá trình làm việc thỉnh thoảng có những thiếu sót như việc thẩm định tài sản, quản lý khách hàng…

* Từ môi trường bên ngoài

Yếu tố về môi trường kinh tế là yếu tố bên ngoài đầu tiên ảnh hưởng đến cho vay kinh doanh ngắn hạn. Sự biến động của giá giá cả những năm gần đây cũng gây khó khăn không ít cho doanh nghiệp. Giá cả tăng làm chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận giảm trong khi vẫn phải trả lãi cho ngân hàng nên các doanh nghiệp phải lựa chọn rất nhiều lần mới đưa ra quyết định vay vốn ngân hàng hay không. Các biến động gần đây của nên kinh tế cũng gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp đặc biệt là các nhà sản xuất dễ bị ảnh hưởng biến động về kinh tế. Các biến động đó là sự thay của tỷ giá đồng nội tệ, các đại dịch như cúm gia cầm, lở mồm long móng, hay như sự kiện bán phá giá tôm, cá Basa như Mỹ kiện…

Bên cạnh đó môi trường kinh tế của Việt Nam không phải là một môi trường thuận lợi. Các doanh nghiệp mới được thành lập và các văn bản điều chỉnh pháp lý thường xuyên được bổ sung và sửa đổi nên còn rất nhiều khó khăn. Kinh nghiệm quản lý của các cán bộ quản lý của các doanh nghiệp thường không cao. Mặt khác, sổ sách kế toán của các doanh nghiệp này không được chặt chẽ và rõ ràng vì vậy nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu ngân hàng đưa ra. Doanh nghiệp không theo kịp sự thay đổi của các văn bản pháp lý khi mà việc

chỉnh sửa này được tiến hành hàng năm, có khi chưa kịp áp dụng văn bản này đãn có văn bản mới ra đời.

Việc cho vay kinh doanh ngắn hạn thường đòi hỏi phải có tài sản bảo đảm hặc tài sản thế chấp bởi các rủi ro mà gặp phải không nhỏ (hệ số rủi ro của nền kinh tế Việt Nam là khá cao so với các nước khác). Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có tài sản bảo đảm. Các doanh nghiệp đa phần là các doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn không lớn, tài sản ít nên nếu mỗi lần vay đều phải bảo đảm tài sản trong khi nợ lần trước chưa trả được thì có thể không có tài sản để làm bảo đảm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải đáp ứng yêu cầu phương án sản xuất khả thi nên việc cho vay càng thêm khó khăn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Mở rộng cho vay kinh doanh ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Eximbank Hà Nội” doc (Trang 60 - 63)