Kinh nghiệm thực tiễn và một số bài học về thực thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 39)

thường, hỗ trợ, tái định cư sau khi giải phóng mặt bằng

1.3.2.1. Kinh nghiệm thực tiễn về bồi thường, hỗ trợ TĐC sau GPMB tại một số địa phương

a) Thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I, là một trong những trung tâm KT - XH của cả nước, có những lợi thế, thế mạnh về vị trí địa lý, giao thông, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực ... Với những thế mạnh của mình cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ Thành phố đã đề ra những chính sách đột phá, hiện nay Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu vượt bậc và ngày càng khẳng định vị thế của mình, trong đó có công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC đạt kết quả tốt và tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, được các địa phương khác trên cả nước quan tâm và học tập kinh nghiệm.

Muốn vậy, Đảng bộ, chính quyền Thành phố đã có những giải pháp hiệu quả trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, như:

Một là, chú trọng đến công tác dân vận; tăng cường thực hiện tốt công tác

đối thoại, gặp gỡ, vận động và công khai đối với người bị thu hồi đất nên được nhiều người tự nguyện hiến đất để mở đường, tiết kiệm được chi phí đầu tư.

Hai là, chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng tại khu vực TĐC và nhà ở TĐC; cụ

thể là các khu TĐC được chuẩn bị sẵn và đầu tư xây dựng trước với đầy đủ cơ sở hạ tầng, có nhiều vị trí TĐC khác nhau trên cùng địa bàn để người được TĐC có sự lựa chọn trước khi quyết định.

b) Tỉnh Quảng Nam

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức thực hiện nhiều dự án bồi thường, hỗ trợ, TĐC với đặc thù của các dự án là triển khai trên địa bàn nhiều huyện, nhiều xã, trải rộng trên khắp các vùng địa hình, ảnh hưởng đến rất nhiều hộ dân.

Chính quyền đã giao Ban quản lý dự án chủ động ký hợp đồng với Trung tâm phát triển quỹ đất các huyện để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB; và ký kết với Văn phòng đăng ký QSDĐ các huyện để thực hiện công tác thu hồi đất. Các đơn vị sẽ thực hiện phải có sự hỗ trợ của các UBND xã mà trực tiếp là cán bộ địa chính - xây dựng của UBND xã.

1.3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho quận Gò Vấp, Tp. HCM

Thứ nhất, quy định cụ thể về bồi thường phải nhất quán. Phải tuân thủ

đúng các nguyên tắc của Nhà nước, từ đó vận dụng một số chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phải quy định chặt chẽ thẩm quyền thu hồi đất, mục đích thu hồi đất theo hướng tăng cường kiểm soát quyền lực các CQNN có thẩm quyền trong lĩnh vực này. Đồng thời, có sự tham vấn ý kiến của các cơ quan chức năng, của các đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp về mục đích thu hồi đất trước khi quyết định thu hồi đất.

Thứ hai, việc xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi

đất phải dựa trên cơ sở giá thị trường trong điều kiện bình thường, phù hợp với mục đích của từng loại đất. Giá đất phải do đơn vị tư vấn độc lập xác định, được cơ quan chức năng thẩm định trước khi phê duyệt để tính bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất.

Thứ ba, đảm bảo sự công bằng trong thu hồi đất. Việc thu hồi đất đảm

bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư. Không để xảy ra tình trạng trong một khu vực bị thu hồi đất nhưng có người hưởng lợi, giàu nhanh nhờ Nhà nước thu hồi đất của người khác, trong khi có người bị thu hồi đất lại nghèo đi.

Thứ tư, hoàn thiện mô hình các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường,

nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn và ứng dụng công nghệ trong công tác lập phương án bồi thường.

Thứ năm, công khai, minh bạch chính sách bồi thường, có sự tham gia

của người dân và cán bộ lãnh đạo các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là cơ sở quan trọng để hoạch định các bước tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC, GPMB khi Nhà nước thu hồi đất. Chương 1 của luận văn đã hệ thống được các cơ sở lý luận về bồi thường, hỗ trợ, TĐC; các bước tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi

đất. Đồng thời, các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Trung ương, của Tp. HCM đã được đề tài hệ thống và phân tích, qua đó cái nhìn tổng thể và thống nhất về hệ thống các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Ngoài ra, tại Chương 1 cũng tổng hợp kinh nghiệm của một số địa phương trên đất nước về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất, từ đó rút ra những kinh nghiệm có thể áp dụng khi thực hiện thu hồi đất và thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM.

Chính vì vậy, các nội dung nghiên cứu tại Chương 1 là cơ sở lý luận cho tác giả thực hiện việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC trên địa bàn quận Gò Vấp, Tp. HCM tại Chương 2.

Chương 2

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 36 - 39)