Hoàn thiện nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 76)

3.3.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất, giá đất

Nguyên nhân cơ bản và cũng là bất cập dẫn đến công tác bồi thường, GPMB các dự án trên địa bàn không đạt hiệu quả chính là chính sách về đơn giá đất tính bồi thường thấp, mặc dù Nhà nước đã quy định công tác xác định đơn giá đất tính bồi thường phải có 3 hợp đồng giao dịch thành trong vòng 2 năm gần nhất, thế nhưng đơn giá chuyển nhượng trên Hợp đồng giao dịch thành thường thấp hơn rất nhiều so với đơn giá chuyển nhượng thực tế dẫn đơn giá bồi thường không phù hợp giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường nên số tiền bồi thường không đủ để người dân sửa chữa nhà hoặc mua đất, nhà ổn định cuộc sống sau giải tỏa.

Bên cạnh đó, trước đây chính sách giá giá đất bồi thường của dự án được ban hành ngay từ khi mới triển khai thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ lúc có quyết định thu hồi đất cho đến khi cơ quan chức năng hoàn thành thủ tục để người dân nhận tiền bồi thường có khi là 3-5 năm (điển hình dự án tiêu thoát nước và cải thiện ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên kể từ khi chính sách giá đất được duyệt từ năm 2006 nhưng đến nay, trải qua 13 năm vẫn chưa hoàn thành công tác bồi thường, GPMB dự án), dẫn đến tình trạng giá đất tại thời điểm nhận tiền bồi thường đã khác xa so với giá đất tại thời điểm có quyết định thu hồi đất nhưng chính sách giá vẫn như cũ, không điều chỉnh, bổ sung. Do đó, người bị thu hồi đất luôn chịu thiệt thòi. Thực tế cho thấy, trong những năm đó, giá đất và cả chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất đai đã thay đổi, đồng tiền giảm giá trị, hệ số trượt giá cao, cơ hội đầu tư kinh doanh hay có nhà ở của người dân cũng bị mất.

Do đó, Thành phố cần kiến nghị Chính phủ cho phép sử dụng thông tin giao dịch thực sự trên thị trường làm cơ sở xác định giá đất để tính bồi thường khi thu hồi thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, qua kết quả khảo sát dự án chậm tiến độ, kiến nghị thuê đơn vị tư vấn khảo sát giá đất tại thời điểm có chủ trương thực hiện dự án thu hồi đất để CQNN thẩm định, trình cấp thẩm quyền ban hành giá đất bồi thường sát với giá trị chuyển nhượng thực tế trên thị trường. Trường hợp dự án đã quá lâu mà dự án chưa hoàn thành, giá đất bồi

thường quá thấp so với thực tế, cần thường xuyên khảo sát, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hỗ trợ thêm chính sách về giá đất để đẩy nhanh tiến độ dự án.

3.3.2.2. Bồi thường, hỗ trợ về tài sản trên đất bị thu hồi

Kiến nghị UBND Tp. HCM chấp thuận chủ trương xác định lại đơn giá bồi thường vật kiến trúc, tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với đơn giá vật kiến trúc thực tế trên thị trường.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ về tài sản tuy không phức tạp nhưng cũng gặp nhiều khó khăn; do trên thực tế tài sản của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân rất đa dạng và phong phú. Đối với tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất sau khi quy hoạch được công bố hoặc có quyết định thu hồi đất thì không bồi thường. Những tài sản gắn liền với đất được tạo lập trước khi có quyết định thu hồi đất mà trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thì cũng không bồi thường.

Giá bồi thường về tài sản phải sát với giá thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường. UBND Quận Gò Vấp giao cơ quan chuyên môn đề xuất ban hành đơn giá bồi thường vật kiến trúc, cây cối, hoa màu… kịp thời, chính xác, đúng thời điểm, phù hợp với địa phương; hoặc kịp thời báo cáo Sở ngành Thành phố hướng dẫn nếu có khó khăn, vướng mắc.

3.3.2.3. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Xét về bản chất, người bị Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng không do lỗi của họ gây ra. Tuy nhiên hoạt động này lại gây ra những hậu quả làm đảo lộn cuộc sống và sản xuất của họ. Người bị Nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này bị mất chỗ ở hoặc bị mất đất sản xuất rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Do đó việc giải quyết vấn đề đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị mất đất sản xuất là việc làm rất cần thiết; nó không chỉ giúp người bị thu hồi đất sớm ổn định sinh hoạt và sản xuất mà còn tạo ra sự đồng thuận của cộng đồng xã hội đối với việc thu hồi đất của Nhà nước; thể hiện bản chất ưu việt của chế độ ta.

Với ý nghĩa đó, khi thực hiện công tác bồi thường, GPMB, cần quan tâm giải quyết vấn đề đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm cuộc sống ổn định cho người bị thu hồi đất. Chính quyền địa phương làm việc với Ngân

hàng chính sách xã hội, có thể bảo lãnh để người dân bị ảnh hưởng giải tỏa toàn bộ được hưởng chính sách vay vốn ngân hàng, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, bảo đảm cuộc sống ổn định cuộc sống.

Bên cạnh các quy định hiện hành về giải quyết đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân bị mất đất sản xuất; Nhà nước nên xây dựng, bổ sung quy định về việc thành lập Quỹ trợ cấp thất nghiệp, quỹ giải quyết việc làm cho người bị mất đất nông nghiệp. Một phần kinh phí để thành lập các quỹ này do doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc thu hồi đất của người nông dân đóng góp.

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN GÒ VẤP, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 73 - 76)