2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được đã nêu trên, qua nghiên cứu đề tài, tác giá đánh giá công tác bồi thường, GPMB của quận Gò Vấp những năm qua còn những hạn chế, tồn tại, cụ thể như sau:
Một là, Nhiều công trình, dự án chậm trễ, đến nay vẫn không hợp tác,
chậm đồng ý nhận tiền và BGMB; khiếu nại, khởi kiện kéo dài nên đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án, chưa BGMB cho chủ đầu tư thi công hoặc dự án không triển khai được, đặc biệt là dự án có nhiều trường hợp giải tỏa toàn bộ, phải di chuyển nơi khác ít đồng thuận với chủ trương bồi thường, GPMB.
Hai là, Thực tiễn triển khai các dự án trên địa bàn Quận, chính sách bồi thường, GPMB vẫn còn chưa có sự đồng bộ giữa các dự án, chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao, tỷ lệ hài lòng, đồng thuận các chính sách khá thấp.
Ba là, vẫn còn tình trạng sau khi UBND quận ban hành Thông báo thu
hồi đất nhưng người dân vẫn cố tình xây dựng, cơi nới nhà … để “đòi” Nhà nước bồi thường.
Bốn là, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án làm việc theo chế
độ kiêm nhiệm; UBND một số phường chưa hiểu rõ chế độ chính sách về bồi thường, hỗ trợ, TĐC, còn chưa thực sự quyết liệt trong công tác GPMB, ngại va chạm với dân, chưa thật sự quan tâm đến công tác tuyên truyền, giải thích và vận động nhân dân địa phương.
Năm là, công tác phối hợp trong thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ,
TĐC, GPMB các dự án trên địa bàn quận tuy có những kết quả nhất định nhưng chưa thông suốt, còn hiện tượng chồng chéo, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sáu là, công tác tham mưu thực hiện chính sách chưa được quan tâm
đúng mực; nguyện vọng của người dân chưa được giải quyết dứt điểm, còn tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Việc bố trí TĐC, đặc biệt là nền đất TĐC chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người dân.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Một là, Hệ số điều chỉnh đơn giá đất để tính bồi thường, đặc biệt là đơn
giá bồi thường đất nông nghiệp còn chưa phù hợp và phần lớn thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế chuyển nhượng trên thị trường nên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, vì vậy không nhận được sự đồng thuận của người dân dẫn đến tình trạng người bị thu hồi đất ở bất hợp tác, không nhận tiền bồi thường, chậm trễ hoặc không BGMB, khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng đến thu hồi đất và tiến độ thực hiện dự án bồi thường, GPMB.
Hai là, Chính sách bồi thường, hỗ trợ thay đổi liên tục, nhưng còn những quy định bất cập và chưa đầy đủ, điển hình như:
Chính sách hỗ trợ đối với nhà, công trình và vật kiến trúc thay đổi liên tục, bất cập, không ổn định, chưa đầy đủ, chưa đáp ứng với tình hình thực tế, trong đó đơn giá cấu trúc còn thấp, chưa đủ hạng mục theo từng kết cấu nhà...
Chính sách TĐC, chủ yếu là chính sách cho trường hợp giải tỏa toàn bộ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu, nguyện vọng của hộ dân.
Chính sách và quyền lợi của người bị thu hồi đất chưa được giải quyết kịp thời, đồng bộ như: cấp đất TĐC, giải quyết việc làm, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp gây băn khoăn cho người bị thu hồi đất.
Ba là, Hiệu quả công tác dân vận, tuyên truyền và vận động thuyết phục
người dân hiểu về chính sách cũng như công tác công khai còn chưa hiệu quả. Một số chủ đầu tư chưa chủ động tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, coi công tác GPMB là trách nhiệm của chính quyền địa phương. Từ đó, dẫn đến nhiều hộ dân trong một số dự án không hợp tác, chậm đồng ý nhận tiền và BGMB; khiếu nại, khởi kiện kéo dài.
Bốn là, Việc xác định nguồn gốc đất và thời điểm xây dựng nhà của
chính quyền địa phương đối với nhiều trường hợp bị ảnh hưởng giải tỏa thu hồi đất có pháp lý chưa rõ ràng, sự quản lý chưa chặt chẽ trải qua nhiều thời kỳ nên dẫn đến xác định nguồn gốc nhà đất, điều kiện cấp Giấy chứng nhận rất khó khăn.
Năm là, CBCC của Hội đồng Bồi thường dự án còn kiêm nhiệm, thường
xuyên thay đổi, không ổn định, dẫn đến công tác lãnh đạo, xem xét giải quyết chính sách bồi thường thuộc thẩm quyền của Hội đồng còn bất cập; một số còn hạn chế về năng lực, tính chuyên nghiệp; công tác phối hợp giữa các phòng-ban và UBND các Phường có liên quan còn chưa đảm bảo tiến độ dự án bồi thường, GPMB được giao.
Sáu là, Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về chính sách bồi
thường, hỗ trợ, TĐC của Nhà nước, đòi hỏi quyền lợi không đúng quy định.
Bảy là, Kinh phí, nguồn vốn phân bổ cho công tác chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB còn chậm và thiếu.
Những năm qua, quận Gò Vấp đang là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa, tốc độ tăng dân số cao của Tp. HCM, do đó, cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, hàng loạt các công trình, cơ sở hạ tầng, các dự án nhà ở, chung cư … được xây dựng. Để các công trình, dự án hoàn thành đúng tiến độ thì phải thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC và GPMB. Chương 2 của luận văn trên cơ sở tổng quan điều kiện tự nhiên, KT - XH và nhu cầu thu hồi đất phục vụ các dự án tại quận Gò Vấp; đề tài đã tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại quận Gò Vấp. Từ đó, đánh giá chung về thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận. Kết quả cho thấy, thời gian qua dưới sự chỉ đạo sát sao của Quận, Ban Bồi thường GPMB và các đơn vị liên quan về cơ bản thực hiện có hiệu quả các chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Nhà nước khi Nhà nước thu hồi đất.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định; đồng thời đề tài đã xác định được những nguyên nhân của nó. Như vậy, việc nghiên cứu thực trạng tại Chương 2 đã giúp tác giả có cái nhìn tổng quát tại địa phương, từ đó làm cơ sở để đề tài đề xuất các giải pháp tại Chương 3 của luận văn.
Chương 3