7. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ĐỐI VỚI DN NQD
2.2.2.1. Tình hình nợ thuế tại Chi cục thuếQuận NamTừ Liêm
Trong quá trình quản lý thuế, việc xảy ra nợ thuế là điều không thể tránh khỏi. Qua nghiên cứu về tình hình thực tế về số nợ thuế cũng như công tác thu nợ thuế tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm ta có cái nhìn tổng quan về tình hình nợ thuế trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm do Chi cục thuế Quận Nam Từ Liêm quản lý trong những năm gần đây thông qua bảng số liệu sau:
Bảng2.4: Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2012- 2014
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số thuế thực thu 1.155.650 1.158.568 1.661.282 Tốc độ tăng số thuế thực thu(%) -18% 0,25% 43,39% Tổng nợ thuế tính đến 31/12 259.421 271.088 204.775
Tốc độ tăng nợ thuế(%) 15% 5% -24.46%
Tỷ lệ nợ đọng so với số thuế thực
thu(%) 22,45% 23.40% 12,33%
( Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế và Báo cáo tổng hợp phân loại nợ năm 2012- 2014)
Qua biểu số liệu trên cho thấy, những năm gần đây số thuế thực thu vào NSNN liên tục tăng từ 1.155.650 triệu đồng năm 2012lên1.158.568 triệu đồng năm 2013, số thu thuế tăng không đáng kể cho với cùng kì năm 2012 ( tăng 0,25%) và đến năm 2014số thu đã đạt được 1.661.282 triệu đồng. Tốc độ tăng số thuế thực thu thực sự tăng mạnh vào năm 2014, tăng 43,39% so với số thu của năm 2013. Song song với số thuế thực thutăng dần thì số nợ thuế cũng có sự biến đổi qua các năm. Cụ thể như: năm 2012 tổng nợ thuế tính đến ngày 31/12 là 259.421 triệu đồng, tăng 15% so với năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2013 thì tốc độ tăng nợ thuế giảm xuống chỉ còn 5%. Và năm 2014 tốc độ tăng nợ thuế giảm mạnh, giảm 24.46% so với năm 2013.Có được những thành tích trên phải kể đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ đạt hiệu quả của chi cục thuế quận Nam Từ Liêm.
Như ta đã biết: nợ thuế là thước đo đối với năng lực quản lý của cơ quan thuế, nếu cơ quan thuế hoạt động có hiệu quả, theo dõi, dám sát được chặt chẽ được các khoản nợ và thực hiện các biện pháp quản lý nợ thuế tốt thì nợ thuế sẽ giảm và ngược lại. Nếu quản lý nợ thuế được tốt sẽ đảm bảo chống thất thu ngân sách, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Cho nên công tác quản lý nợ thuế được xem là hết sức quan trọng, cần có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách để làm việc này. Hiện nay, một số đối tượng nộp thuế lợi dụng quy định thời gian ân hạn thuế, không nộp thuế đúng hạn, bỏ trốn, tự giải thể, chiếm dụng vốn hoặc chiếm dụng tiền thuế của Nhà nước. Việc này làm phát sinh tình trạng nợ đọng từ năm này qua năm khác, kéo dài, gây khó khăn trong công tác thu thuế của cơ quan thuế.
Để tạo điều kiện tốt hơn cho công tác quản lý nợ thuế cần xem xét mức độ nợ của từng đối tượng như thế nào, qua đó tìm hiểu nguyên nhân chung
dẫn đến tình trạng nợ thuế của cả nhóm đối tượng. Muốn làm rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu thông qua bảng sau:
(Đơn vị tính: Trđ)
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
Nợ khó thu 32.503 18,7% 33.089 17.95% 22.056 15.84% Nợ có khả năng thu 138.963 79,95% 148.246 80.42% 115.045 82.62% Nợ chờ xử lý 2.225 1,28% 2.470 1.34% 1.997 1.43% Nợ chờ điều chỉnh 121 0.07% 535 0,29% 149 0,11%
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2012- 2014)
Qua bảng số liệu cho thấy: tổng nợ của DN NQD năm 2012 là 173.812triệu đồng. Năm 2013, có tổng nợ là 184.340 triệu đồng, tăng 10.528 triệu đồng, ứng với 6,06% so với năm 2012. Điều này, chứng tỏ năm 2013 là một trong những năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, bất ổn và xấu đi. Do 2013 nền kinh tế thế giới biến động rất phức tạp: tăng trưởng chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, thương mại sụt giảm mạnh, nợ công nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nền kinh tế nước ta. Ở trong nước, cầu nội địa giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng tăng cao vậy nên doanh nghiệp khó tiếp cận vốn, sản xuất khó khăn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến số thu vào NSNN. Vì hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên các DN đều có xu hướng chiếm dụng tiền thuế để làm vốn kinh doanh nên tốc độ nợ thuế tăng.
Có thể thấy tỷ trọng nợ khó thu của năm 2013có sự giảm nhẹ so với năm 2012 cụ thể: giảm 0.75%. Nguyên nhân không thay đổi đáng kể của nhóm này là do số DN NQD không còn hoạt động, chấm dứt hoạt động kinh doanh ,sáp nhập.. thay đổi không đáng kể so với năm 2012.Bước qua năm 2014, tổng nợ thuế giảm 45.093 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với 24,47%. Có thế thấy rằng, năm 2014 nền kinh tế có phần cải thiện hơn so với năm 2013 song vẫn còn gặp những khó khăn nhất định.
Năm 2014 hầu hết các nhóm nợ đều giảm. Có được kết quả trên phải nói đến công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế của chi cục thuế quận Nam Từ Liêm đã đạt được những thành tích nhất đích,
Bảng 2.6: Tình hình phân loại nợ thuế theo sắc thuế đối với DN NQD năm 2012, 2013, 2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng nợ 173.812 184.340 139.247
Thuế TNDN 50.405 39.965 33.280
Thuế TNCN 15.590 15.318 14.161
Thuế tài nguyên 799 461 320
Thuế GTGT 91007 94.990 77.128
Thuế TTĐB 278 239 250
Phí, lệ phí 330 295 167
Thuế môn bài 2770 1.954 2.033
Thu tiền phạt 12.633 31118 11.980
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2012- 2014)
Theo số liệu như hai bảng trên, ta có thế thấy công tác phân loại nợ thuế được thực hiện rất cụ thể: nợ thuế được phân loại theo sắc thuế.Có thế thấy rằng, nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ của năm.Năm 2012, nợ thuế GTGT là 91.007 triệu đồng, qua năm 2013 con số này tăng lên đến 94.990 triệu đồng và sang năm 2014 giảm mạnh chỉ còn 77.128 triệu đồng.Đây là tín hiệu khả quan cho tác quản lý nợ thuế, đặc biệt là thuế GTGT đối
cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào NSNN thay cho người tiêu dùng. Về mặt lý thuyết thì loại thuế này sẽ có số nợ thuế không lớn vì khi thanh toán hàng hóa, dịch vụ xong, người bán hàng phải có nghĩa vụ nộp ngay tiền thuế GTGT vào NSNN chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. Nhưng trên thực tế lại hoàn toàn khác, người bán hàng hóa, dịch vụ đã chiếm dụng số tiền thuế GTGT bằng cách chưa nộp vào NSNN làm cho số nợ thuế GTGT tăng cao. Nguyên nhân khách quan do khó khăn về kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, tỷ lệ lạm phát giá cả tăng cao, sức mua hàng hóa, dịch vụ tăng chậm, sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ gặp nhiều trở ngại nên người nộp thuế có xu hướng chiếm dụng tiền thuế chưa nộp để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, cũng do các DN NQG chưa chú trọng đến chế độ sổ sách, chứng từ hóa đơn nên khó khăn trong xác định thuế GTGT, cùng với đó sự thay đổi trong những quy định về hóa đơn như việc cơ sở tự in hóa đơn hoặc mua của CQT cũng làm cho việc kiểm soát hóa đơn GTGT khó khăn hơn.
Xét về thuế TNDN là một thuế trực thu, đối tượng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là người chịu thuế, nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp. Qua bảng số liệu cho thấy, tổng số nợ thuế TNDN đã giảm dần qua các năm. Năm 2012 tổng nợ là 50.405đồng, năm 2013 là 39.965 triệu đồng và năm 2014 là 33.280triệu đồng. Kinh tế khó khăn là một nguyên
Bên cạnh sự thua lỗ của nhiều doanh nghiệp và thực sự khó khăn về tài chính không có khả năng thanh toán nợ thuế, thì kể cả các khoản thu về đất cũng có số nợ thuế tương đối lớn. Cụ thể như bảng sau:
Đơn vị tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Thu về đất 117.813 97.648 119.449 Thuế SD ĐNN 362 352 372 Thu tiền sử dụng đất 55.789 64.864 73.546 Thuế nhà, đất 34.954 9.659 20.427 Thuêđất 26.034 22.271 24.501 Tiền phạt 674 502 603
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế giai đoạn 2012– 2014)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng: các khoản thu về đất chiếm phần lớn trong tổng nợ. Năm 2012 các khoản thu về đất có số nợ là 117.813 triệu đồng; Năm 2013 con số nợ là 97.648triệu đồng và đến năm 2014 thì số nợ tăng lên đến 119.449triệu đồng. Số nợ về đất đối với DN NQD trên địa bàn quận Nam từ Liêm đã có sự thay đổi không nhiều trong giai đoạn 2012- 2014. Vào năm 2014, con số nợ về đất đã có chiều hướng tăng lên 21.801 triệu đồng.
Nguyên nhân do chính sách miễn giảm qua các năm có thay đổi về điều kiện ưu đãi, trình tự, thủ tục, thẩm quyền miễn giảm tiền thuê đất…nên hồ sơ miễn giảm của một số DN chưa đảm bảo trình tự, thủ tục để trình cấp có thẩm quyền ra quyết định miễn giảm. Đồng thời, các biện pháp xử lý thu tiền thuê đất vẫn chưa kiên quyết, chưa tính phạt chậm nộp, chưa có biện pháp chế tài đối với đơn vị nợ thuế, nên đã tạo tâm lý dây dưa, chậm nộp hay chỉ nộp
đủ số thuế phải nộp, chống thất thu NSNN, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời đảm bảo sự công bằng giữa tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời nhận thấy trong thời kì hội nhập, DN NQD có vai trò không hề nhỏ, góp phần lớn trong việc đóng góp nguồn thu cho NSNN.Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác quản lý nợ thuế, đặc biệt là công tác quản lý nợ thuế đối với DN NQD được xem trọng, có tổ chức bộ máy riêng, chuyên trách cho công tác này. Tại Chi cục thuếquận Nam Từ Liêm, bộ phận chuyên trách về công tác này là Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Các nội dung công tác quản lý nợ được thực hiện tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm bao gồm:
Thứ nhất: Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ
Hiện nay, căn cứ vào kế hoạch thu nợ của Tổng cục thuế, Cục thuế và tình hình thực tế tại các Chi cục, Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm đã tiến hành xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch quản lý nợ phù hợp với từng năm.
Cán bộ quản lý nợ căn cứ vào số tiền thuế nợ năm thực hiện và chỉ tiêu thu tiền thuế nợ do Cơ quan thuế cấp trên hướng dẫn hàng năm, cùng với việc phân tích, dự báo tình hình kinh tế xã hội, các chính sách thuế mới,... để đề xuất chỉ tiêu thu nợ thuế cho năm kế hoạch và đề ra các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu thu tiền thuế nợ. Chi cục thuế báo cáo với Cục thuế và sau đó căn cứ vào chỉ tiêu Cục thuế giao cho Chi cục thuế để giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Đội QLN & CCNT, các đội tham gia thực hiện quy trình quản lý nợ và báo cáo kết quả về Cục thuế. Đội QLN & CCNT căn cứ vào chỉ tiêu mà Chi cục thuế giao để xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đối với toàn bộ số tiền thuế nợ do Chi cục thuế quản lý; dự kiến, trình lãnh đạo Chi cục giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho đội QLN & CCNT
nhiệm vụ thu tiền thuế nợ cho công chức thuộc đội quản lý.
Thứ hai: Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ. * Phân công quản lý nợ thuế
Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm hiện đang áp dụng phân công quản lý nợ theo địa bàn hoạt động của NNT và theo ĐTNT. Cụ thể, công chức quản lý nợ sẽ được phân thành cán bộ chuyên quản lý nhóm ĐTNT là DN và nhóm Hộ kinh doanh bên cạnh đó có cán bộ chuyên trách về phần cưỡng chế và phần đất riêng. Trong đó, mỗi cán bộ sẽ được phân công quản lý một số phường trong huyện. Nhờ công tác phân công cán bộ như vậy giúp cho cán bộ quản lý nắm chắc được đặc điểm của từng ĐTNT tại từng phường mà họ quản lý. Điều này giúp cho công tác theo dõi, đôn đốc nợ thuế đạt hiệu quả cao hơn.
* Công tác phân loại tiền thuế nợ
Hàng tháng, chậm nhất là 03 ngày làm việc sau ngày khóa sổ thuế, cán bộ quản lý nợ thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày cuối tháng trên ứng dụng quản lý thuế (QLT) và ứng dụng quản lý nợ (QTN); sau đó căn cứ vào số nợ trên ứng dụng quản lý nợ, các tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và các hồ sơ, tài liệu liên quan đến NNT, rà soát danh sách NNT còn nợ tiền thuế để phân loại tiền thuế nợ theo khả năng thu hồi nợ và tính chất nợ, theo sắc thuế.
dõi ở 03 chỉ tiêu: tiền nợ thuế từ 01-30 ngày, nợ từ 31-90 ngày và nợ trên 90 ngày. Để làm rõ điều này, ta xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tình hình số liệu về nợ có khả năng thucủa DN NQD năm 2012, 2013, 2014.
Đơn vị tiền: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng số nợ trong năm 173.832 184.340 139.247
Nợ thuế chậm nộp đến 30 ngày so với thời
hạn nộp 30.125 4.239 9.621
Nợ thuế chậm nộp từ 31 ngày đến 90 ngày 24.719 43.780 22.293 Nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày 118.988 136.321 107.333
Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế năm 2012, 2013, 2014.
Theo số liệu như bảng trên, nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày có tỷ trọng cao nhất. Cụ thể: năm 2012 nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày là 118.988 triệu đồng chiếm 68,44% tổng số nợ có khả năng thu; Năm 2013 là 136.321 triệu đồng và chiếm 74% tổng nợ có khả năng thu; Năm 2014 nợ thuế chậm nộp quá 90 ngày là 107.333 triệu đồng chiếm 77.08% tổng nợ có khả năng thu. Nợ mốc 90 ngày là một trong những dấu hiệu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế theo Luật Quản lý thuế, do vậy đòi hỏi cán bộ quản lý nợ có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo số thu NSNN. Qua số liệu trên cùng với những phân tích cho thấy, các chỉ tiêu nợ khó thu đối với khối DN NQD đã giảm qua các năm 2012, 2013 và 2014. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế đặc biệt đối với DN NQD đã đạt được những hiệu quả đáng khích lê. Để đánh giá đầy đủ, rõ ràng hơn công tác QLN & CCNT đối với DN NQD trên địa bàn quận Nam Từ Liêm chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về thực trạng trong thời gian qua.
pháp tích cực nhằm thu hồi nợ thuế. Cụ thể như sau:
− Đối với khoản nợ thuế từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho đối tượng nộp thuế. − Đối với khoản nợ từ 31 ngày trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức đội
QLN & CCNT phát hành Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp TB 07/QLN. Sau khi phát hành thông báo này nếu sau 10 ngày làm việc mà đối tượng nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì cán bộ đội QLN & CCNT sẽ mời đối tượng nộp thuế đến cơ quan thuế trực tiếp làm việc.
− Đối với khoản nợ thuế trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế; khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế; người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB-CCNT.
− Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt nộp chậm. Bên cạnh đó đội QLN & CCNT yêu cầu KBNN