Giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Nam Từ Liêm (Trang 70 - 73)

7. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ĐỐI VỚI DN NQD

3.2.1. Giải pháp về nghiệp vụ quản lý nợ thuế

Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng trong điều kiện hiện nay và sắp tới. Việc quản lý nợ là điều kiện để từ đó cơ quan thuế áp dụng những biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Nếu quản lý nợ thuế không đầy đủ và bao quát các khoản nợ sẽ làm cho số nợ tăng hoặc không phản ánh đúng thực chất nợ tại cơ quan thuế. Không những thế nó còn làm cho tình trạng nợ kéo dài, gây khó khăn cho việc thực hiện các biện pháp cưỡng chế của Nhà Nước. Đảm bảo quản lý nợ chính xác góp phần rất quan trọng trong việc đôn đốc thu nợ, giảm thiểu số nợ, chống thất thu cho NSNN.

Luật Quản lý thuế mới số 21/2012/QH13 ban hành ngày 20/11/2012 bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2013, luật này sửa đổi bổ sung 1 số điều của Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11. Vì vậy công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại chi cục thuế quận Nam Từ Liêm phải bám sát theo Luật mới sửa đổi. Để thực hiện điều này, chi cục thuế quận Nam Từ Liêm cần tập trung thực hiện những việc sau:

do khiếu nại, cơ quan thuế rà soát lại các thủ tục giải quyết khiếu nại, thuộc quyền giải quyết của cấp Chi cục thì phải khẩn trương xem xét ra quyết định giải quyết khiếu nại. Nếu thuộc thẩm quyền cấp cục, Tổng cục thuế hoặc Bộ Tài chính thì báo cáo lên để giải quyết. Khi đã có quyết định giải quyết khiếu nại cần đôn đốc cán bộ quản lý nợ xử lý dứt điểm.

Hiện nay tình hình thực tế tại chi cục thuế quận Nam Từ Liêm thì số nợ thuế GTGT chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ thuế. Vì vậy giải pháp để giải quyết vấn đề trên là chi cục thuế cần chú trọng hơn đến kiểm tra chế độ sổ sách, kiểm soát chặt chẽ chứng từ hóa đơn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Bên cạnh đó, cán bộ các đội kiểm tra, đội thuế liên phường cũng phải nắm chắc các khoản nợ phát sinh trên tờ khai hàng tháng của các DN, hộ kinh doanh để đôn đốc, thu dốc nợ thuế phát sinh trong tháng kịp thời, tránh nợ thuế kéo dài và tăng mạnh.

- Chi cục thuế cần quy định xử lý đối với việc chậm nộp tiền thuếtheo Điều 106 Luật quản lý thuế 2012 như sau:

+ Người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định, thời hạn gia hạn nộp thuế, thời hạn ghi trong thông báo của cơ quan quản lý thuế, thời hạn trong quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế thì phải nộp đủ tiền thuế và tiền chậm nộp theo mức lũy tiến 0,05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp không quá chín mươi ngày; 0,07%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với số ngày chậm nộp vượt quá thời hạn chín mươi ngày.

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 34 của Luật quản lý thuế 2012 và chủ động nộp số tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế thiếu

+ Người nộp thuế tự xác định số tiền chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 106

+ Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế xác định số tiền chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết.

+ Trường hợp sau ba mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, người nộp thuế chưa nộp tiền thuế và tiền chậm nộp thì cơ quan quản lý thuế thông báo cho người nộp thuế biết số tiền thuế nợ và tiền chậm nộp.

+ Cơ quan, tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước thì phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền chậm chuyển theo mức quy định tại khoản 1 Điều 106

-Đối với các trường hợp người nộp thuế được xử lý gia hạn nộp thuế theo Luật quản lý thuế mới từ 01/07/2013 bao gồm các trường hợp sau:

Bị thiệt hại vật chất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ;

Phải ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh; Chưa được thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã được ghi trong dự toán ngân sách nhà nước;

Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.

khó thu của các doanh nghiệp đã giải thể, các đối tượng đã bỏ trốn, mất tích không có đối tượng để thu hồi nợ thì cơ quan thuế cần theo dõi riêng, không tính phạt chậm nộp. Sau đó cần tổng hợp, báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên để xin chủ trương xử lý.

- Đối với các khoản nợ có khả năng thu cần phải thường xuyên tổ chức vận động, tuyên truyền, giải thích, về nghĩa vụ cho người nộp thuế, tăng cường xử lý nghiêm minh các vi phậm về thuế để răn đe. Theo dõi sát tình hình kê khai, nộp thuế của người nộp thuế để nắm bắt được kịp thời nợ phát sinh, thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nộp để không phát sinh nợ mới.

- Đối với các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt còn nợ không có khả năng thu hồi phát sinh trước ngày 01 tháng 7 năm 2007, Chi cục tổ chức thực hiện xóa nợ đối với các trường hợp sau đây:

a) Tiền thuế nợ, tiền phạt của hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh;

b) Tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã có quyết định giải thể của cơ quan có thẩm quyền; tiền thuế nợ, tiền phạt của doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu và pháp nhân mới không chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ thuế này.

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận Nam Từ Liêm (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w