7. YÊU CẦU CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ VÀ CƯỠNG CHẾ THUẾ ĐỐI VỚI DN NQD
3.2.2 Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
cưỡng chế nợ thuế
Hiện tại, bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm cũng đã xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để phục vụ tốt hơn cho công tác triển khai, đánh giá kết quả từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời nhằm tăng thu nợ vào NSNN. Cụ thể như sau:
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ánh hiệu quả đôn đốc thu nộp thuế của cơ quan thuế. Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của công tác đôn đốc nợ đối với những khoản nợ trong hạn của cơ quan thuế trong năm. Đồng thời, cho biết khả năng thu nợ của từng địa phương trên tổng số thuế ghi thu từng thời kì tăng lên hay giảm đi, so sánh tỷ lệ thực hiện kỳ này với thực tế các kỳ trước đó sẽ giúp cho cơ quan thuế cấp trên có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời trong công tác chỉ đạo thu nợ tại địa
phương. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao và ngược lại.
- Tỷ lệ nợ có khả năng thu ( hoặc nợ không có khả năng thu…) / Số thuế ghi thu Tiêu chí đánh giá này phản ánh tình hình các loại nợ cụ thể. Tiêu chí này phản ánh hiệu quả công tác quản lý nợ và đốc thu của cơ quan thuế đối với từng loại nợ đạt đến mức độ nào. Qua đó, cho thấy cần tập trung các biện pháp quản lý nợ và đôn đốc thu nộp với những loại nợ nào trong một thời kỳ nhất định. Tỷ lệ này cũng cho biết khả năng thu hồi nợ ở mức độ nào.
- Tuổi nợ bình quân của các khoản nợ thuế quá hạn đã được nộp Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tuổi nợ bình quân
Tiêu chí này cho biết khoảng thời gian trung bình của một khoản nợ từ khi phát sinh đến khi được nộp vào ngân sách Nhà nước. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả công tác quản lý nợ và đôn đốc thu nộp càng cao, và ngược lại.
- Tỷ lệ chi phí hành chính phục vụ thu nợ thuế / Số thuế quá hạn thu hồi được Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tiêu chí này cho biết mức độ chi phí để thu hồi nợ như thế nào, để thu được một đông nợ thuế thì mất bao nhiêu đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Nếu chỉ tiêu này ở mức 100% thì xét riêng về hiệu quả kinh tế là bằng không vì số chi ra để thu nợ đúng bằng số thuế thu về được.
- Tỷ lệ số lượt người nộp thuế nợ quá hạn / Số người nộp thuế
Tỷ lệ này phản ánh phạm vi đối tượng nợ thuế rộng hay hẹp. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ mức độ nợ thuế đã lan rộng. Nếu tỷ lệ này thấp, chứng tỏ nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số đối tượng nhất định. Như vậy, tỷ lệ này phản ánh hiệu quả răn đe, cảnh báo của cơ quan thuế đối với những đối tượng nợ thuế.
3.2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác cưỡng chế thuế.
- Tỷ lệ số cuộc cưỡng chế thành công / Tổng số đối tượng đã thực hiện cưỡng chế thuế
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả áp dụng các biện pháp cưỡng chế thuế đã thực hiện trong một thời kỳ như thế nào.Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả công tác cưỡng chế thuế càng tốt.
Chỉ tiêu này cũng có thể vận dụng để đánh giá tính hiệu quả của từng hình thức cưỡng chế thuế cụ thể như: cưỡng chế bằng trích tiền từ tài khoản, cưỡng chế bằng kê biên tài sản, cưỡng chế bằng trừ lương…
- Tỷ lệ chi phí hành chính để cưỡng chế thuế / Tổng số tiền thuế thu được qua cưỡng chế
Công thức tính chỉ tiêu này như sau:
Tỷ lệ chi phí cưỡng chế= (Tổng chi phí thực tế dùng cho cưỡng chế thuế / Tổng số tiền nợ thu được trong năm) *100%
càng thấp thì tính hiệu quả của cưỡng chế thuế càng cao. Khi chỉ tiêu này bằng và lớn hơn 100% thì tính hiệu quả xét riêng dưới góc độ số thu rất thấp, thậm chí có thể nói là phi hiệu quả. Đối với từng cuộc cưỡng chế có thể chấp nhận tính phi hiệu quả này để đánh đổi lấy sự cảnh báo, răn đe. Nhưng nếu tính tổng thể thì không thể chấp nhận tính phi hiệu quả này.