Các công ty cung ứng logistics cần nhanh chóng thúc đẩy và áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình hoạt động kinh doanh của mình, trao đổi thông tin và các dữ liệu điện tử trong thương mại, khai hải quan điện tử để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao, tiết kiệm chi phí, giảm
thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, XNK và hải quan; Áp dụng thành tựu của công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu bằng hệ thống máy tính với sự hỗ trợ của mạng lưới thông tin liên lạc và công nghệ xử lý thông tin đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc quản lý cả quá trình hoạt động logistics, đặc biệt là quản lý sự di chuyển của hàng hóa và các chứng từ.
Cơ quan quản lý cần khuyến khích các DN áp dụng và phát triển các hệ thống quản lý dây chuyền cung ứng liên kết trong khu vực nhằm tạo nên sự gắn kết các giải pháp đặt kế hoạch, hệ thống lưu giữ, lấy hàng hóa bằng phương tiện không dây. Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là thương mại điện tử vào quá trình hoạt động logistics sẽ tiết kiệm được các chi phí, thông tin thông suốt đảm bảo cho quá trình hoạt động thuận lợi, nhanh chóng, đạt hiệu quả cao.
Nói đến doanh nghiệp thì có nhiều loại doanh nghiệp: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ... Thực tế qua khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn đã bước đầu chú trọng đến vai trò của công nghệ thông tin trong công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý cũng như trong bán hàng. Còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do chưa thực sự thấy được lợi ích lớn lao của công nghệ thông tin, chưa làm quen được với hình thức kinh doanh trong môi trường thương mại điện tử, chưa có am hiểu về công nghệ thông tin với một tầm nhìn chiến lược nên chưa có sự quan tâm cần thiết.
Các vấn đề khác có liên quan đến doanh nghiệp là họ thiếu kiến thức và thời gian để tiếp thu kiến thức, thiếu kỹ năng quản lý, sợ tăng trưởng và ưa những triển vọng ngắn hạn, ít hướng ra bên ngoài mà điều đó có nghĩa là họ không nhận thấy những tín hiệu của môi trường, cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn; khả năng tài chính yếu nên đầu tư thấp và không có phương tiện đào tạo công nhân ở tại công ty. Hơn nữa, tại Việt Nam, môi trường công nghệ thông tin chưa thuận lợi để các doanh nghiệp có thể áp dụng, hạ tầng kỹ thuật cho phát triển công nghệ thông tin còn hạn chế.
Để khuyến khích phổ biến và áp dụng bất kỳ một đổi mới nào, điều đòi hỏi trước tiên là phải nâng cao nhận thức của doanh nghiệp. Một mô hình kịch bản với tư cách là một phương tiện để đi từ giai đoạn đổi mới nhận thức đến giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin một cách chiến lược sẽ đóng vai trò quan trọng. Phương
pháp này khác với phương pháp dự báo truyền thống. Nếu phương pháp dự báo cố gắng loại bỏ sự bất định thì phương pháp kịch bản vẫn xét đến những điều còn bất định của hoàn cảnh bằng cách nêu ra những triển vọng cơ bản trong tương lai.
Trước mắt, đào tạo nhân sự có kiến thức chuyên sâu về quản lý, tổ chức khai thác, kinh doanh trong lĩnh vực logistics, quản lý vận tải đa phương thức, sử dụng hiệu quả hệ thống thông tin, có kiến thức về thiết kế mạng lưới phân tích và lập kế hoạch logisitcs cho cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơ quan này đưa ra một số kiến nghị liên quan đến đào tạo như cho phép tăng chỉ tiêu từ ngân sách nhà nước trên cơ sở tự nguyện, tùy thuộc vào khả năng của từng trường, thí sinh thi đầu vào các môn Toán, Lý, Anh (thay vì Toán, Lý, Hóa như hiện nay), để lựa chọn được các sinh viên phù hợp. Thu nhập của ngành công nghệ thông tin không còn quá hấp dẫn, số lượng đăng ký dự tuyển vào ngành này vài năm gần đây giảm. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu về chất lượng mà cả về số lượng. Về phía các trường cần nhiều đổi mới, nỗ lực song phía doanh nghiệp cần phải tham gia vào quá trình đào tạo bằng việc đầu tư thêm cho các trường. Giải pháp được nhiều đại biểu nhất trí là đề xuất tăng học phí, có cơ chế cho sinh viên vay để theo học dưới dạng hỗ trợ tín dụng sinh viên, lấy người học làm trung tâm. Khoản tín dụng này trên thực tế phải nhiều ở mức đáp ứng được nhu cầu của người học. Phía các doanh nghiệp đã mạnh dạn đề xuất Nhà nước cần nhìn nhận đào tạo nguồn nhân lực như là một thị trường lao động và phải để nó tự vận động theo quy luật thị trường. Việc đào tạo không thể nói đắt - rẻ mà nói có hợp lý, có đáp ứng được nhu cầu của thị trường hay không. Thị trường lao động của Việt Nam được đánh giá chưa cao, chưa tạo được uy tín. Nhà trường cũng cần tạo được uy tín cho mình. Nhà nước nên có hệ thống xếp hạng các trường liên quan đến công nghệ thông tin, đảm bảo sinh viên ra trường có thể tìm được công việc tương xứng với trình độ. Nhà nước cũng cần đầu tư trước cho nguồn nhân lực, có môi trường pháp lý để bảo lãnh và bảo vệ cho người lao động giỏi và người sử dụng lao động. Cần có chiến lược xây dựng thương hiệu nhân lực ở tầm quốc gia. Việc đào tạo không chạy theo số lượng mà phải tập trung vào chất lượng, phải đẩy mạnh chất lượng. Tăng
cường hình thức đào tạo phối hợp doanh nghiệp – trường và xã hội hoá đào tạo, nâng cấp các trung tâm đào tạo của các hãng. Việc nâng cao chất lượng giáo viên cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng.
Kinh nghiệm của các nước thành công như Ấn Độ, Trung Quốc, Israel.. đều đầu tư mạnh vào giáo dục với nguồn ngân sách đầu tư cho nguồn nhân lực rất cao. Một số đại biểu đề xuất Bộ thông tin và truyền thông cần có quỹ hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hoạt động dưới dạng đấu thầu, có kiểm tra trình độ giáo viên theo các tiêu chuẩn ví dụ 1 năm giáo viên phải có 2 bài nghiên cứu đăng trên báo nước ngoài về công nghệ thông tin, cần có chương trình đào tạo tiếng Anh tốt và phải có liên kết với trường đào tạo công nghệ thông tin nước ngoài.
Chiến lược tái cấu trúc logistics, trong đó có kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng những nhà cung ứng dịch vụ logistics bên thứ ba (3PLs) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam. Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ…, phát triển các cổng thông tin logistics, EDI, e-logistics…)
Tái cấu trúc logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài (outsourcing) logistics, điều chỉnh và bổ sung luật, chính sách nhằm tạo điều kiện phát triển hoạt động dịch vụ logistics cũng như các doanh nghiệp 3PL trong nước; gỡ bỏ các hạn chế, cản trở để các công ty 3PL, 4PL nước ngoài hoạt động thuận lợi hơn; có chính sách hỗ trợ đào tạo các chuyên viên logistics; triển khai các hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chánh và minh bạch trong các dịch vụ công.