Tổ chức nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 43)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Tổ chức nghiên cứu

Việc nghiên cứu được tiến hành trong 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

2.2.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận

Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về nhận thức về người đồng tính và nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS, phân tích các kết quả nghiên cứu đã đạt được và khoảng trống trong nghiên cứu nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS.

Xây dựng cơ sở lý thuyết của luận văn: Đọc, dịch, tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước nhằm xây dựng khung lý thuyết, xác định nội dung nghiên cứu. Xin ý kiến các chuyên gia về những vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.

Xây dựng tiêu chí đo lường nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính qua từng đặc điểm về tri giác và tư duy.

2.2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

- Bước 1: Xây dựng công cụ khảo sát:

Chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và xây dựng bảng hỏi và phiếu phỏng vấn sâu về nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính.

Bảng hỏi gồm 4 phần: (i) thông tin cá nhân, (ii) nhận thức về bạn là người đồng tính, (iii) các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về bạn là người đồng tính, (iv) thái độ và hành vi với bạn là người đồng tính. Các thang đo sử dụng trong bảng hỏi được xây dựng dựa trên các thang đo quốc tế đã có về nhận thức về người đồng tính, như “ Thang đo thái độ đối với người đồng tính nam, nữ” của Herek (1988); thang tự đánh giá hành vi (SBS-R)” của Roderick và cộng sự (1998); “Thang đo thái độ đối với người đồng tính nam, đồng tính nữ: của nhà nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Catókica del Norte, Chi Lê (2008); “Thang đo Thái độ đối với đồng tính: Đánh giá và hậu quả hành vi” (1986) của Mary E. Kite & Day Deaux; “Thang đo Đo lường các thành phần nhận thức, tình cảm và hành vi của người đồng tính” của Paul Van de Ven Ph.D., Laurel Bornholt Ph.D. & Michael Bailey Ph.D. (1996). Đây là những thang đo đạt tiêu chuẩn đo lường, được đánh giá cao bởi các nhà chuyên môn trên thế giới và được áp dụng ở nhiều nền văn hóa khác nhau.

Phiếu phỏng vấn sâu được xây dựng với nội dung tương tự như bảng hỏi.

- Bước 2: Điều tra thử:

và lấy ý kiến của người trả lời nhằm hoàn thiện bảng hỏi. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, việc điều tra thử được diễn ra bằng hình thức khảo sát online trên mẫu 150 học sinh từ 3 trường: THCS Hồ Văn Long, THCS Bình Tân, THPT Vĩnh Lộc. Mẫu khảo sát thử được lựa chọn ngẫu nhiên. Học sinh đồng ý tham gia khảo sát thử được gửi link khảo sát và tự trả lời mà không có sự giám sát từ người nghiên cứu cũng như giáo viên.

Kết quả điều tra thử cho thấy một số câu hỏi khảo sát cần chỉnh sửa về từ ngữ cho dễ hiểu. Chúng tôi đã chỉnh sửa dựa trên các góp ý từ khách thể khảo sát. Kết quả độ tin cậy của các thang đo sử dụng cho thấy các thang đo sử dụng đều đảm bảo độ tin cậy.

- Bước 3: Điều tra chính thức:

Điều tra chính thức được tiến hành tại 4 trường, gồm 3 trường THCS: THCS Huỳnh Văn Nghệ, THCS Lý Thường Kiệt, THCS Trần Quốc Toản và 1 trường THPT: THPT Bình Hưng Hòa.

Để tiến hành điều tra chính thức, chúng tôi liên lạc với ban giám hiệu trường và các thầy cô chủ nhiệm, nhờ giáo viên chủ nhiệm giám sát, hướng dẫn, giải thích những thắc mắc của học sinh trong lúc học sinh làm để đảm bảo chất lượng. Hình thức khảo sát trực tuyến thông qua google biểu mẫu.

- Bước 4: Xử lý và phân tích số liệu:

Số liệu phiếu khảo sát được nhập và xử lý trên phần mềm SPSS.

2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Nhằm xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu thực trạng về nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS. Xác định khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho giai đoạn nghiên cứu thực tiễn của luận văn.

Cách thức thực hiện:

Tổng hợp các nguồn tài liệu lý luận như sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài viết khoa học khác,…nhằm thu

thập tất cả những thông tin liên quan đến đề tài và khái quát hóa, hệ thống hóa thành cơ sở lý luận nói chung để tiến hành định hướng cụ thể nội dung nghiên cứu, làm cơ sở để thiết kế các công cụ nghiên cứu, lý giải kết quả nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp về kì thị các bạn học sinh là người đồng tính trong môi trường học đường.

2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Nhằm thu thập dữ liệu định lượng về thực trạng nhận thức và mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cơ sở và căn cứ thiết kế bảng hỏi

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập thông tin trên một phổ rộng với một số lượng có thể lớn tại cùng một thời điểm nghiên cứu. Trên cơ sở đó sẽ dễ dàng xử lý các câu trả lời của khách thể, có thể rút ra các kết luận với độ tin cậy cao. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên cơ sở tổng hợp lý luận và nghiên cứu nhận thức về bạn là người đồng tính; các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đối với người đồng tính của các tác giả trên thế giới và các nghiên cứu của Việt Nam, đặc biệt là dựa trên các thang đo lường nhận thức đối với đồng tính của các nước trên thế giới .

Nội dung và cấu trúc:

Nội dung: Đánh giá của khách thể về nhận thức với người đồng tính được thể hiện ở 3 thành tố: Các biểu hiện của nhận thức thông qua các đặc điểm về tri giác như đặc điểm các ăn mặc, đặc điểm về ngôn ngữ cơ thể, đặc điểm về giọng nói hay đặc điểm về khuôn mặt ngoài ra còn có đặc điểm về tư duy bao gồm khuôn mẫu và niềm tin về bạn là người đồng giới. Các thành tố này thể hiện ở việc các học sinh đưa ra những nhận định, quan điểm cá nhân. Bảng hỏi cũng bao gồm các mục để xác định các yêu tố ảnh hưởng, hay các trải nghiệm tiếp xúc với bạn là người đồng tính của học sinh.

Cấu trúc bảng hỏi

Phần A: Thu thập thông tin cá nhân của khách thể, như độ tuổi, giới tính, tôn giáo, số lượng bạn đồng tính…

Phần B: Nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Bình thường; 4: Không đồng ý; 5: Rất không đồng ý.

Phần C: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Hoàn toàn không đúng/ Không bao giờ; 2: Phần nào không đúng/ Hiếm khi; 3: Không rõ/ Thỉnh thoảng; 4: Đúng phần nào/ Thường xuyên; 5: Hoàn toàn đúng/ Rất thường xuyên.

Phần D: Thái độ và hành vi của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính. Thang đo được thiết kế dưới hình thức Likert 5 mức độ với 1: Rất đồng ý; 2: Đồng ý; 3: Bình thường; 4: Không đồng ý; 5: Rất không đồng ý.

Bảng 2.2. Độ tin cậy các thang đo trong nghiên cứu

STT Thang đo Số item Hệ số Cronbach’s Alpha

1 Nhận thức về bạn là người đồng tính 37 0,739 2 Thang đo tính cách Big 5 15 0,729 3 Mức độ tiếp xúc với bạn là người đồng tính 8 0,739 4 Các yếu tố ảnh hưởng khác 19 0,705 5 Thái độ với bạn là người đồng tính 22 0,732 6 Hành vi với bạn là người đồng tính 10 0,731

Như vậy, hệ số Cronbach alpha của tất cả các thang đo đều cao hơn 0,7 cho thấy độ tin cậy của công cụ bảng hỏi trong nghiên cứu.

Cách phân khoảng thang đo

Cách đánh giá và phân loại: Theo định lý giới hạn trung tâm, việc phân loại các mức độ nhận thức được xác định căn cứ vào điểm trung bình cộng và độ lệch chuẩn của phân bố két quả thu được (ĐTB±SD), để chia làm 3 mức độ là: nhận thức

ở mức thấp, nhận thức ở mức trung bình (bình thường) và nhận thức ở mức cao. Công thức được tính như sau:

1<X<M-1SD

M-1SD<X<M+1SD M+1SD<X<5

Với điểm trung bình và độ lệch chuẩn của nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính lần lượt là M= 3,1; SD=1,06, ta có điểm quy đổi như sau:

1<X<2,04 = Nhận thức ở mức thấp

2,04<X<4,16 = Nhận thức ở mức trung bình 4,16<X<5,0 = Nhận thức ở mức cao

2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Thu thập những ý kiến, quan điểm của học sinh về nhận thức đối với bạn là người đồng tính nhằm bổ sung và làm rõ hơn kết quả thu được từ số liệu định lượng.

Cách thức tiến hành

Trong phỏng vấn sâu, chúng tôi sử dụng câu hỏi mở để học sinh có thể trả lời trực tiếp hay gián tiếp theo ý muốn chủ quan. Đây là một cuộc trao đổi được bảo mật về thông tin. Không có câu trả lời đúng hay sai cho bất kỳ câu hỏi nào. Nếu học sinh cảm thấy không thoải mái hoặc không muốn trả lời câu hỏi nào đó, học sinh có quyền không trả lời. Với sự cho phép của học sinh chúng tôi ghi chép hoặc ghi âm lại nội dung cuộc phỏng vấn.

Các nội dung phỏng vấn bao gồm các biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Chúng tôi cũng phỏng vấn học sinh về thái độ và hành vi của các em với bạn là người đồng tính.

Tổng số khách thể tham gia phỏng vấn sâu là hơn 20 học sinh THCS thuộc 3 trường trên, được lựa chọn ngẫu nhiên.

2.3.4. Phương pháp thống kê toán học Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

Nhằm xử lí các thông tin thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, đồng thời kiểm định tính khách quan, độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. Từ đó, đưa ra được những kết luận định lượng cho vấn đề nghiên cứu.

Cách thức tiến hành

Các bộ câu hỏi sau khi thu thập sẽ được tiến hành làm sạch. Nhập liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Sau đó, sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy luận để lý giải kết quả.

Các phép thống kê mô tả được sử dụng bao gồm: tần suất (%), điểm trung bình, độ lệch chuẩn. Trong đó, sử dụng điểm trung bình và độ lệch chuẩn đề mô tả các biến định lượng. Sử dụng tần số, tỉ lệ phần trăm, biểu đồ tần số, biểu đồ xác xuất, để mô tả.

Các phép thống kê suy luận được sử dụng bao gồm: kiểm định T-Test, ANOVA để so sánh nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính theo các biến số. Dùng hệ số tương quan để đánh giá mối liên hệ giữa các biến số, sử dụng phân khoảng hệ số tương quan của Andy Field (2009). Dùng mô hình hồi quy để kiểm chứng sự tác động giữa các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức về bạn là người đồng tính.

Tiểu kết chương 2

Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo một quy trình tổ chức khoa học, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu theo 2 giai đoạn: Đó là nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn.

Trong giai đoạn nghiên cứu lý luận chúng tôi sử dụng phối kết nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu, phân tích và tổng hợp các tài liệu trong và ngoài nước và các nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài.

Trong giai đoạn nghiên cứu thực tiễn chúng tôi đã sử dụng kết hợp những phương pháp như phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp thống kê toán học. Ngoài ra để kết quả đạt hiệu quả và khách quan chúng tôi đã tiến hành 4 bước nghiên cứu gồm:

Bước 1: Xây dựng công cụ khảo sát Bước 2: Điểu tra thử nghiệm

Bước 3: Điều tra chính thức Bước 4: Xử lý và phân tích số liệu

Quy trình tổ chức và thực hiện các phương pháp nghiên cứu giúp đảm bảo tính khoa học, khách quan của số liệu được thu thập và phân tích.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH THCS QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ BẠN LÀ NGƯỜI

ĐỒNG TÍNH

3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của học sinh THCS quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh về bạn là người đồng tính Tân, Thành phố Hồ Chí Minh về bạn là người đồng tính

Bảng 3.1. Đánh giá chung về thực trạng nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân Thành phố Hồ chí mình về bạn là người đồng tính. STT Đặc điểm nhận thức ĐTB ĐLC Xếp

hạng 1 Tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính. 3,47 0,598 1

2 Tri giác về ngôn ngữ cơ thể của bạn là người đồng

tính. 3,16 0,730 5

3 Tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính. 3,44 0,619 2

4 Tri giác về khuôn mặt của bạn là người đồng tính. 3,32 1,030 3

5 Khuôn mẫu về bạn là người đồng tính. 3,09 0,422 6

6 Niềm tin về bạn là người đồng tính. 3,26 0,495 4

Tổng 3,29 1,06

Với điểm trung bình chung là 3,29 và độ lệch chuẩn là 1,06, nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính nằm ở mức trung bình. Học sinh THCS đã có thể nhận diện đúng một số đặc điểm của bạn là người đồng tính, nhưng nhận thức của học sinh chưa ở mức sâu sắc.

Trong 2 nhóm biểu hiện của nhận thức là tri giác về người đồng tính và tư duy về người đồng tính, học sinh THCS Quận Bình Tân có điểm tri giác cao hơn điểm tư duy. Điều này cho thấy học sinh THCS Quận Bình Tân đồng thuận cao hơn về những đặc điểm ngoại hình và giọng nói dùng để nhận diện bạn là người đồng tính, nhưng ít đồng thuận hơn về các đặc điểm về giá trị, tính cách dùng để nhận diện bạn là người đồng tính.

Trong 6 biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính, đứng vị trí thứ nhất với ĐTB=3,47 là “tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính”. Nói cách khác, học sinh rất hay quan sát về cách ăn mặc của các bạn đồng trang lứa, từ đó có thể nhận diện tương đối chính xác những đặc trưng về cách ăn mặc của các bạn là người đồng tính. Đứng vị trí thứ hai là “tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính”, ĐTB = 3,44. Trong quá trình giao tiếp và tiếp xúc cùng với bạn bè của mình, các bạn học sinh có thể nhận diện một số đặc điểm về giọng nói, tông giọng, nhịp điệu về bạn mình là người đồng tính có điểm khác biệt so với các bạn dị tính. Điều này cũng làm gia tăng sự chú ý hay nhận biết về đặc điểm giọng nói về bạn là người đồng tính.

Kế đến là “tri giác về khuôn mặt của bạn là người đồng tính” với ĐTB=3,32 xếp hạng thứ 3 trong các biểu hiện của nhận thức. Đặc điểm khuôn mặt là một trong những đặc điểm dễ nhận diện, như góc cạnh khuôn mặt, cách biểu lộ cảm xúc, những đặc điểm trên gương mặt sẽ phần nào gợi mở cho các bạn học sinh THCS một số cách nhìn nhận và hình thành thế giới quan riêng về những đặc điểm về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 43)