Mối quan hệ giữa các biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 73)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mối quan hệ giữa các biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS

Bình Tân về bạn là người đồng tính.

Bảng 3.9. Hệ số tương quan giữa các biểu hiện của nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính

Tri giác về bạn là người đồng tính Tư duy về bạn là người đồng tính Cách ăn mặc Ngôn ngữ cơ thể Giọng nói Khuôn mặt Khuôn mẫu Niềm tin Nhận thức về bạn là người đồng tính 0,394** 0,455** 0,465** 0,999** 0,383** 0,326** Cách ăn mặc - 0,377** 0,410** 0,364** 0,276** 0,164** Ngôn ngữ cơ thể 0,377** - 0,468** 0,419** 0,403** 0430** Giọng nói 0,410** 0,468** - 0,432** 0,383** 0,359** Khuôn mặt 0,364** 0,419** 0,432** - 0,354** 0,294** Khuôn mẫu 0,276** 0,403** 0,383** 0,354** - 0,411** Niềm tin 0,264** 0,430** 0,359** 0,294** 0,411** -

Tương quan giữa tri giác và tư duy: r = 0,538**

Kết quả từ bảng 3.9 cho thấy, có sự tương quan giữa nhận thức về bạn là người đồng tính với 6 biểu hiện cụ thể của nhận thức về bạn là người đồng tính. Hệ số tương quan giữa nhận thức chung và các biểu hiện cụ thể của nhận thức đều chặt, thuận và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các biểu hiện tri giác về bạn là người đồng tính có tương quan mạnh hơn với nhận thức chung về bạn là người đồng tính; còn các biểu hiện tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan yếu với nhận thức chung về bạn là người đồng tính. Đặc biệt, thành tố có tương quan yếu nhất đó là niềm tin về bạn là người đồng tính. Niềm tin là phản ánh sự so sánh giữa các đặc điểm của người đồng tính với các giá trị, chuẩn mực chung của xã hội, và trong độ tuổi THCS các bạn học sinh chưa biết rõ và nhận thức hoàn thiện về vấn đề này, cho nên đây có thể là lý do hệ số tương quan yếu nhất trong 6 biểu hiện của nhận thức.

Tri giác về bạn là người đồng tính và tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan ở mức mạnh và thuận với r=538** có ý nghĩa thống kê. Điều này nói lên giữa tri giác và tư duy có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính.

3.4. Tác động của nhận thức về bạn là người đồng tính đến thái độ và hành vi của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính

Để đánh giá xem nhận thức về bạn là người đồng tính có ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của học sinh THCS Quận Bình Tân với bạn là người đồng tính hay không, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính. Cụ thể, chúng tôi xem nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính có dự báo thái độ và hành vi của các em với bạn là người đồng tính không. Kết quả hai mô hình hồi quy thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Tác động của nhận thức đến thái độ và hành vi của học sinh THCS về bạn là người đồng tính

Mô hình nhận thức dự báo thái độ

Beta Sig R Square F Sig Nhận thức 0,426 0,000 0,182 50,465 0,000

Mô hình nhận thức và thái độ dự báo hành vi

Beta Sig R Square F Sig Nhận thức 0,206 0,001

0,525 43,087 0,000

Thái độ 0,404 0,000

Ở mô hình nhận thức của học sinh THCS về bạn đồng tính dự báo thái độ của học sinh THCS về bạn là người đồng tính, sig = 0,000 < 0,05 do đó biến nhận thức có tác động lên biến thái độ. Beta = 0,426 cho thấy nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính càng cao, càng đúng đắn thì thái độ của học sinh với bạn là người đồng tính càng tích cực. Kết quả này khẳng định vai trò nhận thức về bạn là người đồng tính trong việc quy định thái độ của học sinh với bạn là người đồng tính.

Ở mô hình nhận thức và thái độ của học sinh THCS về bạn là người đồng tính dự báo hành vi của học sinh THCS với bạn là người đồng tính, hệ số beta của cả nhận thức và thái độ đều dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy cả nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính và thái độ của học sinh THCS với bạn là người đồng tính sẽ dự đoán hành vi của học sinh THCS với bạn là người đồng tính. Nhận thức càng đúng đắn, thái độ càng tích cực thì các hành vi ứng xử với bạn là người đồng tính càng tích cực và thường xuyên. Trong hai yếu tố này, thái độ với bạn là người đồng tính có ảnh hưởng mạnh hơn tới hành vi với bạn là người đồng tính.

Kết quả này chứng minh lý luận về mối quan hệ giữa Nhận thức – Thái độ - Hành vi. Ba điều này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi một tác động đều có mối liên hệ với nhau và nó tác động qua lại với nhau. Nhận thức ảnh hưởng tới thái độ và hành vi, nhưng hành vi chịu sự chi phối của thái độ nhiều hơn nhận thức. Mối quan hệ này là nền tảng quan trọng cho những khuyến nghị nhằm giảm các hành vi chưa tốt, chưa đẹp từ các bạn học sinh THCS đến các bạn là người đồng tính, giảm sự kì thị gới tính, bắt nạt học đường hay thậm chí là bạo lực học đường, tạo môi trường thân thiện với tất cả học sinh trong không gian học đường.

3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh về bạn là người đồng tính Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh về bạn là người đồng tính

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Tuy nhiên trong luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung đề cập đến 2 yếu tố chính:

Yếu tố chủ quan gồm: Nhân cách của bản thân, tần xuất tiếp xúc với bạn là người đồng tính, tính chất tiếp xúc với người đồng tính.

Yếu tố khách quan bao gồm: Tần xuất tiếp xúc báo chí, chương trình truyền hình về người đồng tính, yếu tố mọi người xung quanh và yếu tố tôn giáo.

Bảng 3.11. Hệ số hồi quy của các yêu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính

Các yêu tố ảnh hưởng Hệ số hồi

quy Sig Nhân cách Hướng ngoại 0,056 0,362 Hòa đồng -0,018 0,761 Tận tâm 0,176 0,004 Nhiễu tâm -0,023 0,697 Cởi mở 0,020 0,752

Tần xuất tiếp xúc với bạn là người đồng tính 0,336 0,000 Tính chất tiếp xúc với bạn là người đồng tính 0,182 0,037 Mức độ tiếp xúc với báo chí, chương trình truyền hình

về người đồng tính 0,112 0,047 Quan điểm của mọi người xung quanh (cha mẹ, thầy

cô, bạn bè) về người đồng tính 0,132 0,036 Tôn giáo 0,155 0,010

3.5.1. Nhân cách

Trong 5 tính cách chính làm nên nhân cách, chỉ có tính cách tận tâm dự báo nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính: Beta = 0,176, p = 0,044<0,05. Học sinh có tính cách tận tâm càng cao thì càng có nhận thức cao và chính xác về bạn là người đồng tính.

Tính cách tậm tâm đặc trưng bởi sự chu đáo, chuẩn bị kỹ càng (biết lập kế hoạch và thực hiện chúng) hay các hành vi hướng đến mục tiêu, có khả năng quan sát hay chú ý đến tiểu tiết, biết cách kiểm soát nóng giận và hiểu rằng hành vi và lựa chọn của bạn có thể ảnh hưởng đến người khác. Vì thế có lẽ bởi tinh cách tận tâm biết suy nghĩ và hiểu cho cảm xúc của người khác, cho nên việc cư xử cảm thông sẽ là tiền đề cho việc nhận thức chính xác và cởi mở hơn với các bạn đồng tính.

Chia sẻ từ một bạn có tính cách tận tâm mà chúng tôi tìm được thông qua bài khảo sát, bạn chia sẻ: “Mình cũng không biết mình là người mang tính cách đó đâu, nhờ thầy cho làm bài khảo sát mà mình mới biết. Mình cũng hơi cứng nhắc và bảo thủ về quan điểm có lẽ là do ảnh hưởng từ ba mẹ nhưng mình cũng không kỳ thị những bạn đồng tính, vì bạn mình là người đồng tính khá nhiều, và cảm giác ở bên cạnh họ khá tốt, nên mình nghĩ mình có những quan điểm tích cực đối với những

bạn đồng tính.” (Đông Quang K lớp 9, THCS Lý Thường Kiệt). Chúng tôi ghi nhận

nhiều trường hợp phỏng vấn sâu và có quan điểm tích cực đến bạn là người dồng tính. Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay xã hội cũng đã thoáng hơn rất nhiều, quan trọng là việc các bạn học sinh, dù là tính cách nào đi nữa, các bạn có sẵn sàng mở lòng để đón nhận những điều mới về bạn của mình hay không.

3.5.2. Tần xuất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính

Thông qua bảng 3.11 chúng tôi ghi nhận kết quả về hệ số hồi quy giữa tần xuất tiếp xúc với bạn đồng tính sẽ có tác động tích cực đến nhận thức của học sinh THCS (p = 0,00<0,005) và hệ số beta dương. Điều này nói lên rằng tần xuất tiếp xúc của các bạn học sinh THCS với các bạn đồng tính càng thường xuyên sẽ gia tăng nhận thức tích cực về các bạn là người đồng tính, điều này cũng đã được Varies, Arthur & Eugene (2013) chứng minh trong nghiên cứu của mình. Cho nên việc để các bạn học sinh tự do giao lưu kết bạn và tạo môi trường bình đẳng trong tình bạn sẽ càng giúp cho các bạn học sinh THCS có cái nhìn và hiểu rõ hơn về bạn là người đồng tính. (ĐTB= 3,53)

Chia sẻ từ bạn Nguyễn Văn D (lớp 9 THCS Huỳnh Văn Nghệ): “Em cũng là một người bảo thủ về quan điểm, lúc đầu thì rất ghét các bạn đồng tính, thật sự rất ghét luôn, sau một lần bị hư xe và em về trễ do trực nhật mọi người đã về hết, em rất sợ và bế tắc thì có một bạn nam trong lớp là người đồng tính, mặc dù biết em ghét người đồng tính nhưng bạn vẫn giúp em đỡ xe, mang đi sửa và cùng em nói rất nhiều điều. Em hiểu nhiều hơn và từ đó em cũng mở lòng hơn, cảm thấy các bạn rất tốt, không phải ai cũng xấu khi là người đồng tính.”

3.5.3. Tính chất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính

Để đánh giá tính chất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính, chúng tôi đã đưa ra các mức điểm từ 1 đến 10 để các bạn học sinh cho điểm trải nghiệm tiếp xúc với bạn đồng tính. Điểm trải nghiệm càng cao thì cảm xúc mang lại càng tích cực và ngược lại điểm càng thấp thì cảm xúc sẽ càng tiêu cực. Kết quả ghi nhận về số điểm trung bình mà các bạn học sinh trải nghiệm là 6,76 đây là một mức điểm khá tốt, mang chiều hướng tích cực. Ngoài ra hệ số hồi quy cho thấy p = 0,037<0,05 có ý nghĩa về thống kê và có tác động đến nhận thức, hệ số beta dương, nên tính chất tiếp xúc của đa số học sinh khi tiếp xúc với bạn là người đồng tính là tích cực. Cảm xúc tích cực này có tác động đến nhận thức của học sinh THCS.

Bạn H., lớp 9 THCS Lý Thường kiệt chia sẻ: “Mình tiếp xúc với các bạn đồng tính nhiều lắm, gái có, trai có, nhưng càng tiếp xúc mình thấy các bạn rất tốt, và mình cũng không ngại chơi cùng các bạn đồng tính đâu, các bạn rất dễ mến.” 3.5.4. Mức độ tiếp xúc với báo chí, chương trình truyền hình về người đồng tính

Bảng 3.11 cho thấy yếu tố này có sự tác động ảnh hưởng đến nhận thức, hệ số p=0,047<0,05 có ý nghĩa về thống kê và hệ số beta là thuận chiều. Học sinh THCS càng tiếp xúc nhiều với báo chí hay chương trình truyền hình về người đồng tính thì nhận thức của các em về bạn là người đồng tính càng chính xác.

Chia sẻ từ một bạn nữ có tên Nguyễn Diệu M, lớp 8 THCS Lý Thường Kiệt về vấn đề này: “Em không hay xem các chương trình về người đồng tính, nhưng từ khi phát hiện người bạn thân của em là người đồng tính em đã đọc các bài báo về LGBT, xem các chương trình về LGBT nhiều hơn, những chương trình mang tính nhân văn để có thể hiểu bạn ấy nhiều hơn một chút, vì bạn cứ luôn xa lánh em, em buồn lắm nên em muốn tìm hiểu bạn nhiều hơn.”

Hay một lời tâm sự của một bạn nam có anh trai là người đồng tính: “Em rất biết ơn những chương trình truyền hình về LGBT đã phát sóng vì những chương trình đó đã lan tỏa tính nhân văn, kiến thức khoa học và sự bao dung đến cho những người lớn tuổi như ba mẹ của em, ba mẹ rất cổ hữu và khó tính, hay la mắng

anh trai em lắm, nhưng từ lúc có những chương trình đó, ba mẹ hiểu nhiều hơn về

số phận của người đồng tính, cũng bao dung hơn với anh trai của em.” N.H.A (lớp

9 THCS Lý Thường Kiệt.)

3.5.5. Quan điểm của mọi người xung quanh (cha mẹ, thầy cô, bạn bè) về người đồng tính đồng tính

Bảng 3.11 cho kết quả hệ số hồi quy p=0,036<0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê và có tác động đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính, hề số beta dương. Chứng tỏ việc giáo dục ở gia đình (từ cha mẹ) hay nhà trường (là thầy cô và bạn bè) đều có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Khi cha mẹ, thầy cô, bạn bè có suy nghĩ tích cực về người đồng tính, ủng hộ chơi với bạn đồng tính thì học sinh THCS cũng có nhận thức đúng đắn về bạn là người đồng tính.

Chia sẻ từ bạn Nguyễn Hữu Đào lớp 8 THCS Huỳnh Văn Nghệ: “Trong môi trường học đường cô giáo chủ nhiệm của em rất bình đẳng, cô công bằng với tất cả các bạn, dù bạn đó là người dị tính, hay đồng tính, cô vẫn quan tâm như nhau, em thấy đây là một việc làm rất văn minh từ cô của mình, em tự hào và sẽ học tập theo cô.”

Hay bạn H.T.K lớp 9 THCS Trần Quốc Toản: “Trường em có phòng tham vấn học đường, thầy luôn tổ chức các buổi chuyên đề rất hay và bổ ích cung cấp các kiến thức về giới, hay LGBT cách khoa học, nên em rất quý thầy và cũng hiểu rõ hơn về các bạn LGBT.”

Bạn N.M. lớp 9 THCS Lý Thường Kiệt chia sẻ: “Ba mẹ em có ác cảm với người đồng tính lắm ạ, hay nói những lời không hay, em cũng nghe và cũng không thích mấy bạn đồng tính, vì ba mẹ em nói đó là sai trái, không có đạo đức.”

Bạn K. lớp 8 THCS Huỳnh Văn Nghệ chia sẻ: “Em thấy rằng nếu chơi chung với 1 nhóm bạn mà nhóm bạn kỳ thị người đồng tính chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng ngay, vì chơi chúng 1 nhóm mà mình có những suy nghĩ, quan điểm khác nhóm sẽ bị tách ra ngay.”

Chúng tôi nhận thấy thực tế những quan điểm, hành động, cách cư xử của cha mẹ, thầy cô, hay bạn bè đều có sự ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của trẻ.

3.5.6. Tôn giáo

Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy hệ số hồi quy của yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là có ý nghĩa thống kê với p = 0,010<0,05. Tín ngưỡng tôn giáo luôn là một trong các yếu tố tác động đến nhận thức của con người và các bạn học sinh cũng vậy. Và trong nghiên cứu, yếu tố tôn giáo cũng có tác động đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Thái độ và hành vi của học sinh phần lớn bắt nguồn từ đức tin của một số tôn giáo. Như đạo Thiên Chúa đã chỉ ra rằng quan hệ đồng tính phải đáng bị lên án và trái với quy luật tự nhiên của giáo lý (ĐTB=3,09)

Ở item “Tôn giáo của tôi coi người đồng tính là không tốt: (ĐTB=3,37) mức đồng ý khá cáo và cho thấy có 48,5% học sinh dựa vào các đức tin về tôn giáo để lý giải cho quan điểm của họ.

Một bạn T.K.H lớp 9 theo đạo Thiên Chúa giáo chia sẻ: “Cha xứ dạy tụi em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 73)