Tính chất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 78)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS

3.5.3. Tính chất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính

Để đánh giá tính chất tiếp xúc của học sinh THCS với bạn là người đồng tính, chúng tôi đã đưa ra các mức điểm từ 1 đến 10 để các bạn học sinh cho điểm trải nghiệm tiếp xúc với bạn đồng tính. Điểm trải nghiệm càng cao thì cảm xúc mang lại càng tích cực và ngược lại điểm càng thấp thì cảm xúc sẽ càng tiêu cực. Kết quả ghi nhận về số điểm trung bình mà các bạn học sinh trải nghiệm là 6,76 đây là một mức điểm khá tốt, mang chiều hướng tích cực. Ngoài ra hệ số hồi quy cho thấy p = 0,037<0,05 có ý nghĩa về thống kê và có tác động đến nhận thức, hệ số beta dương, nên tính chất tiếp xúc của đa số học sinh khi tiếp xúc với bạn là người đồng tính là tích cực. Cảm xúc tích cực này có tác động đến nhận thức của học sinh THCS.

Bạn H., lớp 9 THCS Lý Thường kiệt chia sẻ: “Mình tiếp xúc với các bạn đồng tính nhiều lắm, gái có, trai có, nhưng càng tiếp xúc mình thấy các bạn rất tốt, và mình cũng không ngại chơi cùng các bạn đồng tính đâu, các bạn rất dễ mến.” 3.5.4. Mức độ tiếp xúc với báo chí, chương trình truyền hình về người đồng tính

Bảng 3.11 cho thấy yếu tố này có sự tác động ảnh hưởng đến nhận thức, hệ số p=0,047<0,05 có ý nghĩa về thống kê và hệ số beta là thuận chiều. Học sinh THCS càng tiếp xúc nhiều với báo chí hay chương trình truyền hình về người đồng tính thì nhận thức của các em về bạn là người đồng tính càng chính xác.

Chia sẻ từ một bạn nữ có tên Nguyễn Diệu M, lớp 8 THCS Lý Thường Kiệt về vấn đề này: “Em không hay xem các chương trình về người đồng tính, nhưng từ khi phát hiện người bạn thân của em là người đồng tính em đã đọc các bài báo về LGBT, xem các chương trình về LGBT nhiều hơn, những chương trình mang tính nhân văn để có thể hiểu bạn ấy nhiều hơn một chút, vì bạn cứ luôn xa lánh em, em buồn lắm nên em muốn tìm hiểu bạn nhiều hơn.”

Hay một lời tâm sự của một bạn nam có anh trai là người đồng tính: “Em rất biết ơn những chương trình truyền hình về LGBT đã phát sóng vì những chương trình đó đã lan tỏa tính nhân văn, kiến thức khoa học và sự bao dung đến cho những người lớn tuổi như ba mẹ của em, ba mẹ rất cổ hữu và khó tính, hay la mắng

anh trai em lắm, nhưng từ lúc có những chương trình đó, ba mẹ hiểu nhiều hơn về

số phận của người đồng tính, cũng bao dung hơn với anh trai của em.” N.H.A (lớp

9 THCS Lý Thường Kiệt.)

3.5.5. Quan điểm của mọi người xung quanh (cha mẹ, thầy cô, bạn bè) về người đồng tính đồng tính

Bảng 3.11 cho kết quả hệ số hồi quy p=0,036<0,05 có ý nghĩa về mặt thống kê và có tác động đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính, hề số beta dương. Chứng tỏ việc giáo dục ở gia đình (từ cha mẹ) hay nhà trường (là thầy cô và bạn bè) đều có tác động mạnh mẽ đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Khi cha mẹ, thầy cô, bạn bè có suy nghĩ tích cực về người đồng tính, ủng hộ chơi với bạn đồng tính thì học sinh THCS cũng có nhận thức đúng đắn về bạn là người đồng tính.

Chia sẻ từ bạn Nguyễn Hữu Đào lớp 8 THCS Huỳnh Văn Nghệ: “Trong môi trường học đường cô giáo chủ nhiệm của em rất bình đẳng, cô công bằng với tất cả các bạn, dù bạn đó là người dị tính, hay đồng tính, cô vẫn quan tâm như nhau, em thấy đây là một việc làm rất văn minh từ cô của mình, em tự hào và sẽ học tập theo cô.”

Hay bạn H.T.K lớp 9 THCS Trần Quốc Toản: “Trường em có phòng tham vấn học đường, thầy luôn tổ chức các buổi chuyên đề rất hay và bổ ích cung cấp các kiến thức về giới, hay LGBT cách khoa học, nên em rất quý thầy và cũng hiểu rõ hơn về các bạn LGBT.”

Bạn N.M. lớp 9 THCS Lý Thường Kiệt chia sẻ: “Ba mẹ em có ác cảm với người đồng tính lắm ạ, hay nói những lời không hay, em cũng nghe và cũng không thích mấy bạn đồng tính, vì ba mẹ em nói đó là sai trái, không có đạo đức.”

Bạn K. lớp 8 THCS Huỳnh Văn Nghệ chia sẻ: “Em thấy rằng nếu chơi chung với 1 nhóm bạn mà nhóm bạn kỳ thị người đồng tính chắc chắc sẽ bị ảnh hưởng ngay, vì chơi chúng 1 nhóm mà mình có những suy nghĩ, quan điểm khác nhóm sẽ bị tách ra ngay.”

Chúng tôi nhận thấy thực tế những quan điểm, hành động, cách cư xử của cha mẹ, thầy cô, hay bạn bè đều có sự ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của trẻ.

3.5.6. Tôn giáo

Kết quả từ bảng 3.11 cho thấy hệ số hồi quy của yếu tố tín ngưỡng tôn giáo là có ý nghĩa thống kê với p = 0,010<0,05. Tín ngưỡng tôn giáo luôn là một trong các yếu tố tác động đến nhận thức của con người và các bạn học sinh cũng vậy. Và trong nghiên cứu, yếu tố tôn giáo cũng có tác động đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính. Thái độ và hành vi của học sinh phần lớn bắt nguồn từ đức tin của một số tôn giáo. Như đạo Thiên Chúa đã chỉ ra rằng quan hệ đồng tính phải đáng bị lên án và trái với quy luật tự nhiên của giáo lý (ĐTB=3,09)

Ở item “Tôn giáo của tôi coi người đồng tính là không tốt: (ĐTB=3,37) mức đồng ý khá cáo và cho thấy có 48,5% học sinh dựa vào các đức tin về tôn giáo để lý giải cho quan điểm của họ.

Một bạn T.K.H lớp 9 theo đạo Thiên Chúa giáo chia sẻ: “Cha xứ dạy tụi em rằng, Chúa chỉ tạo ra nam và nữ, cuộc sống chỉ có tình yêu giữa những người khác

giưới nên mối quan hệ đồng tính là tội lỗi, là suy đồi đạo đức.” Đây có thể coi là lý

do hợp lý khi những khách thể có thí độ đối với người đồng tính vì họ đang làm theo những gì mà Kinh Thánh, hay giáo lý đã chỉ dạy.

Tiểu kết chương 3

Kết quả khảo sát thực trạng nhìn chung cho thấy, nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh về bạn là người đồng tính ở mức trung bình. Đánh giá chung về các biểu hiện của nhận thức cho ra kết quả như sau đứng đầu là đặc điểm về cách ăn mặc, thứ nhì là đặc điểm về giọng nói, thứ 3 là đặc điểm về khuôn mặt, thứ tư là niềm tin, thứ năm đặc điểm ngôn ngữ cơ thể, thứ 6 là khuôn mẫu. Có sự khác biệt về nhận thức của học sinh THCS theo các biến nhận khẩu như khối lớp, giới tính, có bạn đồng tính hay không, hay số lượng bạn đồng tính.

Thực trạng cho thấy hệ số tương quan giữa nhận thức chung và các biểu hiện cụ thể của nhận thức đều chặt chẽ, thuận và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các biểu hiện tri giác về bạn là người đồng tính có tương quan mạnh hơn với nhận thức chung về bạn là người đồng tính; còn các biểu hiện tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan mạnh yếu với nhận thức chung về bạn là người đồng tính. Đặc biệt,

thành tố có tương quan yếu nhất đó là niềm tin về bạn là người đồng tính. Tri giác về bạn là người đồng tính và tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan ở mức mạnh và thuận, có ý nghĩa thống kê.

Nhận thức và thái độ có sự tác động lên hành vi của học sinh THCS. Học sinh THCS có nhận thức về bạn là người đồng tính càng cao thì càng có thái độ tích cực và hành vi tích cực với bạn là người đồng tính.

Có 6 yêu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân về bạn là người đồng tính: tính cách tận tâm, tần xuất và tính chất tiếp xúc với bạn là người đồng tính, mức độ tiếp xúc với báo chí, chương trình truyền hình về người đồng tính, quan điểm của mọi người xung quanh bao (cha mẹ, thầy cô và bạn bè) về người đồng tính, và quan niệm tôn giáo về người đồng tính.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nhận thức về bạn là người đồng tính của học sinh THCS là vấn đề dược nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên đây là vấn đề phức tạp với nhiều luồng quan điểm tiếp cận khác nhau và cần tiếp tục được nghiên cứu sâu rộng hơn, đánh vào nhiều mặt của vấn đề nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể rút ra những kết luận như sau:

1.1. Về mặt lí luận

Trên cơ sở tiếp cận, tổng hợp và phân tích các quan điểm, lý thuyết khác nhau về nhận thức. Luận văn định nghĩa: “Nhận thức về bạn là người đồng tính là quá trình phản ánh hiện thực khách quan về bản thân mình và về bạn là người đồng tính nam/đồng tính nữ, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động đối với thế

giới xung quanh và đối với bản thân mình.”

Nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính được biểu hiện qua 6 khía cạnh: Tri giác về cách ăn mặc của bạn là người đồng tính, tri giác về ngôn ngữ cơ thể của bạn là người đồng tính, tri giác về giọng nói của bạn là người đồng tính, tri giác về khuôn mặt của bạn là người đồng tính, khuôn mẫu về bạn là người đồng tính và niềm tin về bạn là người đồng tính.

Nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính có liên hệ chặt chẽ với thái độ và hành vi của học sinh THCS với bạn là người đồng tính.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính bao gồm: Nhân cách, tần suất và tính chất tiếp xúc với bạn là người đồng tính, số lượng bạn là người đồng tính. Ngoài ra còn có: Mức độ tiếp xúc báo chí, truyền hình về người đồng tính, quan điểm của những người xung quanh về người đồng tinh (cha mẹ, thầy cô, bạn bè) và tôn giáo.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, nhận thức của học sinh THCS Quận Bình Tân đối với bạn là người đồng tính ở mức trung bình.

Khi so sánh theo các biến số, học sinh THCS có nhận thức về bạn là người đồng tính có mức chính xác thấp hơn học sinh THPT. Ngoài ra còn có sự khác biệt rõ rệt về nhận thức giữa những học sinh có bạn là người đồng tính và học sinh không có bạn là người đồng tính, giữa những học sinh có số lượng bạn thân là người đồng tính và học sinh không có người bạn than đồng tính nào. Nhận thức của các học sinh có bạn/ bạn thân là người đồng tính thường có quan niệm tích cực hơn so với học sinh không có bạn là người đồng tính.

Hệ số tương quan giữa nhận thức chung và các biểu hiện cụ thể của nhận thức đều chặt chẽ, thuận và có ý nghĩa thống kê. Trong đó, các biểu hiện tri giác về bạn là người đồng tính có tương quan mạnh hơn với nhận thức chung về bạn là người đồng tính; còn các biểu hiện tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan yếu với nhận thức chung về bạn là người đồng tính. Tri giác về bạn là người đồng tính và tư duy về bạn là người đồng tính có tương quan ở mức mạnh và thuận, có ý nghĩa thống kê.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng tác động đến nhận thức của học sinh THCS, trong đó yếu tố ảnh hưởng tác động mạnh mẽ nhất trong giai đoạn này của học sinh THCS đó là tần xuất tiếp xúc với bạn là người đồng tính và tính chất tiếp xúc với bạn là người đồng tính. Các bạn học sinh càng tiếp xúc, giao tiếp và có những cảm xúc tích cực khi trải nghiệm cùng người đồng tính thì nhận thức về bạn là người đồng tính cũng sẽ tích cực và cởi mở hơn.

2. Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về nhận thức của học sinh THCS về bạn là người đồng tính, chúng tôi thấy rằng, để hạn chế cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của học sinh THCS và những hệ lụy đi kèm sau đó đến những bạn là người đồng tính:

2.1. Về phía học sinh THCS

Các bạn học sinh cần cập nhật các kiến thức, tuyên truyền, phổ biến và nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh khác, đồng thời tham gia các khóa tập huấn về xu hướng tính dục và bản dạng giới. Có thêm các giờ ngoại khóa hay giờ

học kỹ năng sống để trao đổi với các bạn học sinh nhiều hơn, gỡ rối những khúc mắc về các vấn đề giới tính, xu hướng tính dục hay bình đẳng giới, cách ứng xử văn mình với bạn bè. Cần phải gỡ những cái nhãn sai lệch và tiêu cực đang gắn cho người đồng tính, từ đó các bạn học sinh mới có những quan niệm tích cực hơn về bạn mình là người đồng tính. Phải để cho học sinh THCS hiểu các bạn đồng tính cũng giống các bạn dị tính, chỉ khác duy nhất đó là cảm xúc, tình cảm con tim của các bạn dị tính sẽ yêu hay thích người khác giới còn các bạn đồng tính yêu người đồng giới.

Nhà trường và lãnh đạo trường có thể đưa chương trình Kỹ năng sống vào trong các giờ học để nâng cao các kỹ năng, cảm xúc xã hội cho các em học sinh. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề về các chủ đề về giới tính, bình đẳng giới, hay các cuộc thi về tìm hiểu bản thân, xu hướng tính dục hay bản dạng giới. Các bạn học sinh sẽ dễ dàng giao lưu, tiếp xúc và sẽ có những cảm giác trải nghiệm về bạn mình nhiều hơn, vì tần xuất tiếp xúc và trải nghiệm cảm xúc với bạn bè sẽ là mối dây gắn kết và xóa bỏ rào cản về các vấn đề như giới tính, dị tính hay đồng tính, bất hòa, … Cần thực hiện các kế hoạch cách kiên nhẫn, đúng cách và phù hợp để các em học sinh có thể có nhiều thời gian tạo ra những cảm xúc tích cực cho nhau, điều này cực kỳ quan trọng. Nó sẽ giúp môi trường học đường thêm những điều mới mẻ, thân thiện, hòa đồng và giảm thiểu nạn bắt nạt, bạo lực học đường

2.2. Về phía thầy cô, cha mẹ và bạn bè

Môi trường học đường là nơi trẻ gắn bó và học tập trong suốt khoảng thời gian niên thiếu. Cho nên định hình nhận thức của trẻ trong giai đoạn này hết sức quan trọng. Thầy cô luôn là những tấm gương và là hình mẫu để học sinh noi theo, những hành động chuẩn mực, mô phạm, cập nhật các kiến thức khoa học và ứng xử văn mình sẽ dần hình thành cho trẻ các đặc tính tích cực. Vì thế việc thầy cô hành xử với các bạn học sinh dù dị tính, hay đồng tính, nên công bằng và mẫu mực điều này giúp các bạn học sinh rất nhiều trong quá trình hình thành và định hình nhận thức. Từ đó có những cử chỉ hành vi phù hợp với bạn bè và môi trường học đường.

Gia đình là cái nôi giáo dục con cái từ rất nhỏ, những việc làm, hành động tích cực hay tiêu cực dù rất nhỏ nhất cũng gây ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ. Vì

thế cha mẹ, người giám hộ hãy luôn là người hướng dẫn cho con cái của mình những điều tốt đẹp và bao dung, tránh gieo và trẻ những quan niệm cổ hữu, lỗi thời hay sai khoa học về người đồng tính, Đồng thời các bậc cha mẹ hãy dành thời gian để có thể hiểu hơn về người đồng tính. Từ đó mới có thể cho con mình những kiến thức đúng đắn, cởi mở và khoa học. Các bạn học sinh cũng sẽ bao dung hơn với những người bạn mình là người đồng tính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NHẬN THỨC của học SINH TRUNG học cơ sở QUẬN BÌNH tân, THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH về bạn là NGƯỜI ĐỒNG TÍNH (Trang 78)