HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
1.4.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một trường hợp riêng biệt trong việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu do những đặc điểm riêng với hệ thống ngân hàng có quy mô rất lớn với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000 tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng khối lượng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét về số tuyệt đối thì khối lượng nợ xấu này tương đương khối lượng nợ xấu của Mỹ vào năm 1989, nhưng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.
Để thực hiện xử lý nợ xấu, Trung Quốc đã thành lập 04 công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD trực thuộc 04 ngân hàng lớn (tương đương 1% tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Trung Quốc). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lượng nợ xấu. Năm 1999 khối lượng nợ xấu được chuyển giao cho các AMC vào khoảng 170 tỷ USD. Để đảm bảo nguồn vốn cân bằng với khối lượng nợ chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa (67 tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108 tỷ USD). Các AMC sẽ sử dụng bốn phương pháp để xử lý các khoản nợ xấu này:
Thứ nhất là bán trực tiếp các khoản nợ xấu ra thị trường.
Thứ hai là tái cơ cấu các khoản nợ và các tài sản khác để tăng giá trị tài chính. Thứ ba là chứng khoán hóa các khoản nợ thông qua thị trường chứng khoán Cuối cùng là trực tiếp tái cơ cấu các doanh nghiệp có vấn đề, tập trung vào cơ cấu quản lý, tổ chức và chiến lược kinh doanh, áp dụng việc hoán đổi “Nợ - Vốn chủ sở hữu”.
Kết quả đến tháng 03/2004, các AMC xử lý được 63,9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,7 tỷ USD). Như vậy số nợ thu hồi chỉ đạt được 7,6% tổng số nợ xấu được chuyển sang và bằng 20% số nợ được xử lý.
Nếu tính từ thời điểm hoạt động đến nay đã trải qua hơn 10 năm nhưng kết quả mà các AMC mang lại là rất hạn chế và người ta bắt đầu đặt vấn đề với vai trò và sự tồn tại của các AMC ở Trung Quốc.
Bên cạnh khoản nợ chuyển giao cho các AMC, các NHTM quốc doanh Trung Quốc vẫn còn một khối lượng nợ xấu rất lớn (khoảng 232 tỷ USD) vào cuối năm 2003, mặc dù khối lượng nợ xấu này đã giảm 13 tỷ USD so với năm 2002. Nhưng thực ra, khoản nợ được xử lý chủ yếu là việc xoá các khoản nợ không có khả năng thu hồi thông qua sử dụng dự phòng rủi ro, phần thu được từ các khách hàng gần như không đáng kể. Ngoài ra, các NHTM và AMC của Trung Quốc đã bán cho các nhà đầu tư nước ngoài khối lượng nợ với mệnh giá (face value) khoảng 6 tỷ USD, trong đó City Group chiếm tỷ trọng cao nhất với khối lượng mua gần 2,2 tỷ USD. Khối lượng nợ được xử lý này là cơ sở để Chính phủ Trung Quốc cấp thêm cho 02 ngân hàng xử lý nợ tốt nhất Trung Quốc là Ngân hàng Trung Quốc (BOC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) 45 tỷ USD từ nguồn dự trữ ngoại hối.
1.4.2. Hàn Quốc
Từ những năm 1960, kinh tế Hàn quốc đã phát triển với tốc độ cao. Kèm theo đó là nợ tồn đọng của các Doanh nghiệp ngày càng chồng chất. Hậu quả là, các Ngân hàng Hàn quốc gặp nhiều khó khăn về tài chính: Nợ quá hạn, nợ khó đòi tăng cao. Trong khi đó, các khoản vay ngoại tệ của nước ngoài đến kỳ đáo hạn, các Ngân hàng nước ngoài đồng loạt đòi nợ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Hàn quốc.
Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh việc vay vốn của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (IMF, WB; ADB), đàm phán giãn nợ với các chủ nợ nước ngoài, Hàn Quốc cũng thực hiện cải cách khu vực ngân hàng là bước đi đầu tiên trong chiến lược cải cách hệ thống tài chính. Trong đó, Hàn Quốc xem cải tổ hệ thống tổ chức là bước đi đầu tiên trong việc cơ cấu tài chính, trong đó có việc thiết lập hệ thống thanh tra hợp nhất, củng cố chức năng bảo hiểm tiền gửi, tổ chức lại công ty tài chính tài sản Có KAMCO đóng vai trò quan trọng trong việc mua các khoản nợ xấu (NPLs) của các ngân hàng có vấn đề. Chiến lược cơ cấu bao gồm việc đánh giá tính lành mạnh của các định chế tài chính trên cơ sở các tỷ lệ của BIS ( Ngân hàng thanh toán quốc tế). Thực hiện cơ cấu ngân hàng giai đoạn I từ 6/1998 đến tháng 12/1999, bao gồm việc đóng cửa những định chế tài chính không có khả năng phát
triển, bơm tiền với điều kiện chặt chẽ cho các định chế tài chính có khả năng phát triển. Cơ cấu ngân hàng giai đoạn II từ 2/2000 đến 6/2002 theo hướng khuyến khích cạnh tranh quốc tế và lấy lại lòng tin của thị trường.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng thực hiện các hỗ trợ cho cơ cấu tài chính. Cụ thể như, sau khủng hoảng các ngân hàng không có khả năng tự huy động vốn, do vậy Chính phủ nhanh chóng tái cấp vốn cho các ngân hàng gặp khó khăn nhằm hỗ trợ tín dụng để các ngân hàng này ổn định hoạt động (chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh). Hỗ trợ vốn giải quyết nợ xấu thông qua các công ty quản lý tài sản Có như KAMCO và KDIC (công ty bảo hiểm tiền gửi). KAMCO mua các khoản nợ xấu của các định chế tài chính theo giá thị trường chỉ bằng một phần giá trị trong sổ sách kế toán. Việc mua này không thanh toán bằng tiền mặt mà bằng chính trái phiếu do công ty phát hành, nhằm giảm thiểu việc ghi bằng tiền mặt. KDIC chi trả tiền đóng góp vốn không phải bằng tiền mặt mà bằng trái phiếu. Chính phủ đứng ra bảo lãnh cho các trái phiếu do các công ty này phát hành và thanh toán lãi. Trái phiếu được phát hành với các kỳ hạn khác nhau.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng thực hiện một số biện pháp nhằm tránh rủi ro như giảm số lượng cán bộ và chi nhánh của các ngân hàng (giảm 40%), cổ đông và quản lý cùng chia sẻ thua lỗ, giảm vốn, thay quản lý và tố cáo tội phạm.
Với những cố gắng, nỗ lực nêu trên, Hàn Quốc đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, cụ thể là: Khối lượng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại giảm mạnh, từ mức cao trong năm 1997 đến năm 2000 tương ứng là 22,6 nghìn tỷ Won (6%), 22,2 nghìn tỷ Won (7,4%), 27,4 nghìn tỷ Won (8,3%) và 23,9 nghìn tỷ Won xuống mức thấp dần trong những năm 2001- 2005 tương ứng là 11 nghìn tỷ Won (2,9%), 9 nghìn tỷ Won (1,9%), 10,8 nghìn tỷ Won (2,2%), 8,7 nghìn tỷ Won (1,7%) và 5,8 nghìn tỷ Won (1%). Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn tăng lên từ 7% 1997 lên trên 12% cuối năm 2005. Sau khủng hoảng Chính phủ Hàn Quốc đã trở thành một cổ đông lớn của các ngân hàng do việc giành được vốn trong những ngân hàng thua lỗ thông qua bơm tiền của Nhà nước.
cơ cấu lại ngành Ngân hàng làm cho vai trò của Chính phủ trong ngành Ngân hàng
giảm dần. Giới hạn sở hữu vốn của người nước ngoài đối với các ngân hàng trong
nước đã được dỡ bỏ mạnh mẽ ngay sau khủng hoảng nên cổ đông lớn của một số ngân hàng hiện nay là người nước ngoài.
1.4.3. Phương thức “Đấu giá quyền giảm nợ”
Đấu giá quyền giảm nợ ACCORD (Auction-based Creditor Ordering by Reducing Debt): Là cơ chế xếp thứ tự thanh toán nợ cho các chủ nợ thông qua việc các chủ nợ đấu giá không bằng tiền mặt, thể hiện qua việc xóa nợ để giành lấy một vị trí ưu tiên trong thứ tự trả nợ của con nợ. Thứ tự ưu tiên của các nhóm chủ nợ vẫn được duy trì (chủ nợ có đảm bảo và chủ nợ không có đảm bảo), chỉ có thứ tự thanh toán trong bản thân mỗi nhóm chủ nợ được đưa ra đấu giá. Trong đó, chủ nợ nào giảm nợ cho con nợ nhiều nhất sẽ được ưu tiên thanh toán trước tiên (trong nhóm của mình), chủ nợ nào giảm nợ ít hay không giảm nợ sẽ là người được thanh toán sau cùng (trong nhóm của mình). Doanh nghiệp sẽ thanh toán đầy đủ các khoản nợ của các chủ nợ đứng ở vị trí thanh toán đầu, và sau đó mới đến các chủ nợ ở thứ tự tiếp theo.
Điều kiện ứng dụng cơ chế đấu giá quyền giảm nợ ACCORD vào việc xử lý Nợ trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay:
Thứ nhất, cần phải đổi mới nhận thức của các bên liên quan, đặc biệt là từ phía các chủ nợ. Liệu rằng các chủ nợ có thể thu hồi đầy đủ giá trị khoản nợ của mình hay không khi doanh nghiệp con nợ lâm vào tình trạng khó khăn và các khoản nợ trở thành nợ tồn đọng. Như vậy, bài toán đặt ra cho các chủ nợ lúc này là phải nhanh chóng thu hồi khoản nợ của mình ở mức giá trị có thể chấp nhận được và trong khoảng thời gian nhanh nhất. Việc xóa nợ theo cơ chế ACCORD sẽ tạo ra động lực cho các chủ sở hữu, hay ban giám đốc điều hành doanh nghiệp tốt hơn, và khi đó khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ tốt hơn. Thêm vào đó, khi thực hiện phương thức này, các chủ nợ buộc phải công khai thông tin về khoản nợ xấu để tham gia đấu giá. Công khai thông tin là việc mà các NHTM Việt Nam
trạng nợ xấu của mình để tránh sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.
Thứ hai, cần quy định rõ ràng các tiêu chuẩn đối với các NHTM nhà nước được giảm nợ theo cơ chế ACCORD nhằm tránh những nghi ngờ là việc giảm nợ đó xuất phát từ những động cơ tiêu cực như tham nhũng chẳng hạn. Giải quyết tốt vấn đề này là cực kỳ cần thiết, nhằm có thể thực hiện thành công cơ chế ACCORD trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, cần có hình thức kiểm soát các con nợ trong việc thực hiện cơ chế ACCORD, tránh trường hợp con nợ tích lũy và sử dụng nguồn ngân quỹ không hợp lý, lợi dụng vào khoảng thời gian thực hiện cơ chế ACCORD để trục lợi.
Thứ tư, thiết lập các thủ tục đấu giá theo cơ chế ACCORD chặt chẽ nhằm tránh những gian lận trong quá trình đấu giá.
Thứ năm, khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng về doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nên cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho các chủ nợ, nhằm làm cho tiến trình thực hiện cơ chế ACCORD có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Qua phân tích một số quốc gia về kinh nghiệm xử lý nợ xấu có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với các NHTM như sau:
- Thứ nhất: Đánh giá lại hiệu quả hoạt động của các AMC trực thuộc các NHTM. Hiện tại hầu hết các NHTM đều đã thành lập các AMC của riêng mình để thực hiện xử lý các khoản nợ khó đòi. Trên thực tế, hoạt động của các AMC chưa thực sự hiệu quả. Một mặt có thể do thị trường mua bán nợ tại Việt Nam chưa hình thành đồng bộ, các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập. Mặt khác có thể do các AMC chưa thực sự dành nhiều nguồn lực cho việc xử lý nợ xấu mà tập trung chủ yếu vào các mảng kinh doanh, đầu tư khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn.
- Thứ hai: Kết hợp linh hoạt các biện pháp xử lý nợ bao gồm cả việc bán nợ cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
- Thứ ba: Các NHTM cần có cơ chế minh bạch thông tin để việc xử lý nợ xấu nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các cơ quan quản lý nhà nước và các NHTM có liên quan. - Thứ tư: các NHTM cần phải tận dụng triệt để sự hỗ trợ của Chính Phủ trong
công tác xử lý nợ xấu theo Đề án Xử lý nợ tồn đọng của các NHTM theo Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 05/10/2001 của Thủ tướng Chính Phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tín dụng là hoạt động cơ bản, là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất của các NHTM. Nợ xấu là kết quả trực tiếp phản ảnh mức độ rủi ro của một ngân hàng. Nợ xấu gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân các NHTM mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế. Hiện nay, các quan niệm về nợ xấu tại Việt Nam và trên thế giới còn có nhiều điểm chưa tương đồng song các phương thức xử lý nợ xấu thì không có nhiều khác biệt. Từ việc nghiên cứu các cách thức xử lý nợ xấu của các quốc gia có nền tài chính phát triển, NHNN cũng như các NHTM của Việt Nam sẽ rút ra cho mình những bài học bổ ích góp phần xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu, lành mạnh hóa tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
- CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIDV THĂNG LONG
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của BIDV Thăng Long
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Thăng Long là một trong số 108 chi nhánh trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tiền thân của chi nhánh đó là một phòng chuyên quản trực thuộc của hệ thống Ngân hàng Kiến thiết Trung Ương theo Quyết định số 103/TC - QĐ/TCCB ngày 03/04/1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, kiểm tra và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho việc xây dựng công trình cầu Thăng Long. Phòng này đặt trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội và con dấu riêng lấy tên dấu là: “Ngân hàng Kiến thiết Trung Ương - Phòng chuyên quản công trình cầu Thăng Long”.
Từ khi có Quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17/07/1981 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, phòng được mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long”, được giao nhiệm vụ quản lý nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản cầu Thăng Long, thực hiện hạch toán và tiến hành cho
vay, cấp phát và thanh toán quản lý tiền mặt, kiểm soát thu chi quỹ tiền lương trong lĩnh
vực đầu tư xây dựng cơ bản đối với các doanh nghiệp xây lắp có mở tài khoản tại các chi
nhánh thực hiện theo đúng chế độ chính sách, thể lệ và kế hoạch của ngân hàng.
Ngày 27/06/1988 theo quyết định số 52/NH-QĐ của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc đổi tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng công trình trọng điểm cầu Thăng Long” thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và xây dựng cầu Thăng Long”. Để phù hợp với tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, năm 1991 theo Quyết định số 38/NH-QĐ ngày 02/04/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chi nhánh được đổi tên thành: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội nay đổi thành đường Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 38 NH/QĐ-NH9 ngày 10/11/1994 điều chỉnh chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho phép Chi nhánh được chuyển sang hoạt động kinh doanh như một NHTM.
Theo Quyết định số 2124/QĐ- TTg ngày 30/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ Giấy phép số 84/GP- NHNN ngày 23/04/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 18/06/2012, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển