Đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại BIDV Thăng Long

Một phần của tài liệu 1660 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75)

2.3.3.1. Thuận lợi

Nhìn chung trong giai đoạn 2009-2012, công tác thu hồi nợ xấu của BIDV Thăng Long đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Có được điều này là do chi nhánh đã có được những thuận lợi cơ bản như:

Các cơ chế hỗ trợ về nhân lực từ các phòng ban, thời gian, kinh phí cho cán bộ làm công tác xử lý nợ xấu cũng được cải thiện theo hướng thông thoáng hơn. Cơ chế khen thưởng đối với cán bộ đạt kết quả cao trong việc thu hồi nợ xấu cũng đã được xây dựng và bước đầu triển khai.

- Việc thành lập tổ xử lý nợ xấu sẽ nâng cao nghiệp vụ xử lý nợ, là cơ sở để tạo dựng sự chuyên nghiệp trong công tác xử lý nợ xấu, tránh được sự xung đột

trong quan điểm cho vay và xử lý.

- Chi nhánh đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ BIDV trong quá trình xử lý nợ xấu về cơ chế xử lý và hỗ trợ về nhân lực cho công tác xử lý nợ xấu. Từ cuối năm

2012, BIDV đã triển khai cơ chế hỗ trợ các chi nhánh khó khăn trong hệ thống.

Trong đó nội dung hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu được trú trọng. BIDV đã

phân công

trách nhiệm cho Ban pháp chế, ban quản lý rủi ro tín dụng để cử các cán bộ có

chuyên môn tốt hỗ trợ BIDV Thăng Long về thủ tục pháp lý và công tác

chuẩn bị

hồ sơ xử lý nợ. Đây là sự hỗ trợ rất kịp thời trong tình hình chi nhánh còn

thiếu cán

bộ có kinh nghiệm trong công tác xử lý nợ xấu như hiện nay.

- Thị trường mua bán nợ đã hình thành và có được những bước phát triển nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho công tác bán nợ của chi nhánh.

- Các quy định pháp lý được sửa đổi theo hướng tạo thêm quyền chủ động cho các NHTM trong việc xử lý tài sản thế chấp.

- Phần lớn các khách hàng nợ xấu đều có ý thức hợp tác trong việc trả nợ.

2.3.3.2. Những mặt còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xử lý nợ xấu tại BIDV Thăng Long còn có những tồn tại như:

2.3.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại

Nguyên nhân khách quan:

- Quy định của pháp luật về khởi kiện, thanh lý tài sản bảo đảm còn nhiều bất cập.

Phần lớn tài sản đảm bảo cho các món vay có giá trị lớn tại các NHTM là đất đai, nhà cửa nhưng theo quy định của pháp luật hiện nay tổ chức tín dụng (TCTD) không được trực tiếp bán hay được trực tiếp nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm. Và nếu không đạt được sự thỏa thuận của các bên thì TCTD phải đưa ra bán đấu giá hay khởi kiện ra Tòa. Việc này gây cản trở cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp trong thực tế, vì TCTD chuyển hồ sơ của tài sản thế chấp, bảo lãnh sang Trung tâm bán đấu giá chuyên trách thuộc Sở tư pháp để xử lý quyền sử dụng đất, nhưng tiến độ xử lý lại quá chậm, mất nhiều thời gian, thậm chí nhiều trường hợp tồn đọng không xử lý được. Việc này do nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân không thể không nhắc đến là hoạt động của Trung tâm bán đấu giá kém hiệu quả.

Về thủ tục khởi kiện: Theo quy trình phá sản hiện nay, chủ nợ chỉ có thể bắt đầu thưa kiện sau 270 ngày tính từ lúc khoản vay quá hạn lần đầu tiên. Và một khi xảy ra tranh tụng, thường phải mất một năm rưỡi để đấu giá tài sản thế chấp ở một trung tâm đấu giá theo chỉ định của toà án. Chủ nợ không có quyền kiểm soát đáng kể trong toàn bộ quá trình này. Kết quả là nhiều ngân hàng phải chọn cách dàn xếp không qua toà án để hy vọng thu hồi vốn cho mình. Do đó, sẽ phải mất nhiều thời gian để tháo gỡ những nghĩa vụ nợ đã tích tụ trong giai đoạn bùng nổ tín dụng.

- Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và giữa các ngân hàng thương mại trong quá trình xử lý nợ mà hầu hết các NHTM vẫn xử lý theo kiểu

“mạnh ai người ấy làm”. Điều này bắt nguồn từ việc hiện chưa có quy định

nào về

trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc xử lý nợ xấu.

Ngay như

các ban, ngành, đoàn thể với ngân hàng trong việc xử lý nợ tồn đọng và chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng tại địa bàn.”

Việc chưa có chế tài cho sự hợp tác giữa các cơ quan ban ngành có liên quan dẫn tới việc xử lý tài sản bảo đảm là hết sức khó khăn và nếu xử lý được thì cũng rất tốn kém. Đặc biệt nếu tài sản bảo đảm là bất động sản, khi xử lý tài sản liên quan trước tiên đến chính quyền địa phương nơi có tài sản mà cụ thể là Ủy ban nhân dân xã/phường. Việc tiếp cận với các cơ quan này để thu thập thông tin về tài sản và phối hợp xử lý tài sản không phải là việc dễ dàng nhất là khi có sự thay đổi về nhân sự trong bộ máy lãnh đạo thì việc này hết sức khó khăn.

Còn đối với tài sản bảo đảm là động sản (ô tô, máy móc thiết bị...), nếu khách hàng cố tình tẩu tán tài sản thì việc đề nghị cơ quan công an phối hợp truy tìm tài sản cũng mất rất nhiều thời gian và chi phí.

- Việc thi hành án trong xử lý tài sản bảo đảm chưa nghiêm minh, chưa hỗ trợ đầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản bảo đả m mà không có sự can

thiệp của Toà án. Do đó, dù đã có phán quyết của Tòa án, ngân hàng vẫn còn gặp

trở ngại vì khâu thi hành án còn chậm. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng đều

giữa cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá. Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế,

thi hành một vụ mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 3-4 năm.

- Thị trường mua bán nợ được hình thành nhưng vẫn ở giai đoạn sơ khai. Các thành phần tham gia thị trường chưa đa dạng, lượng hàng hóa trên thị trường chưa

nhiều, Nguyên nhân là do các NHTM ngại công bố thông tin của các khoản

nợ xấu

và sự thiếu minh bạch thông tin này cộng thêm các thủ tục pháp lý chưa đồng bộ,

xác định sau thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm, nên tại thời điểm ký Hợp đồng bảo đảm, phạm vi bảo đảm khó thể liệt kê được số Hợp đồng, cũng như giá trị nghĩa vụ bảo đảm cụ thể.

Tuy nhiên, thực tế khi thực hiện giao kết Hợp đồng bảo đảm tại Chi nhánh, trường hợp bảo đảm toàn bộ nghĩa vụ của khách hàng vay, Hợp đồng bảo đảm quy định là: “bảo đảm cho các Hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh ký kết giữa ngân

hàng và khách hàng ” đã không được một số cơ quan Nhà nước (Cơ quan công chứng

hoặc Tòa án) chấp nhận, vì cho rằng việc ghi này là không rõ ràng về phạm vi bảo đảm

(bảo đảm cho các Hợp đồng tín dụng đã được ký kết trước Hợp đồng bảo đảm hay bảo

đảm cho các hợp đồng tín dụng phát sinh sau khi ký kết Hợp đồng bảo đảm hay bảo đảm cho toàn bộ các Hợp đồng tín dụng được ký kết) và thực tế có trường hợp khi có

tranh chấp phát sinh, vụ việc được đưa ra Tòa án giải quyết thì phạm vi nghĩa vụ bảo đảm được giải thích theo ý chí của Bên bảo đảm và/ hoặc theo phán quyết của Tòa án,

theo phán quyết này thường gây bất lợi cho chi nhánh.

Một nguyên nhân khác có thể được nhắc tới đó là các quy định về phương thức,

trình tự thủ tục xử lý nợ xấu của BIDV đã được ban hành xong chưa được quy định chi

tiết, cụ thể hóa cho từng đối tượng khách hàng nên trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để

xử lý rủi ro hay khởi kiện khách hàng ra tòa, cán bộ xử lý nợ của chi nhánh phải liên hệ

nhiều lần với Ban quản lý rủi ro tín dụng để được hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp. Do vậy việc xử lý còn mang tính sự vụ, chưa chuyên nghiệp.

kiện. Điều này một mặt giúp đỡ chi nhánh về mặt pháp lý nhưng mặt khác do các cán bộ pháp chế phải tiếp nhận nhiều vụ án nên hồ sơ của chi nhánh bị chậm.

- Nhận thức của một số cán bộ tín dụng về công tác xử lý nợ xấu còn chưa đúng; sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình xử lý nợ còn chưa chặt chẽ.

Hiện vẫn còn tồn tại quan điểm sai lầm về công tác xử lý nợ xấu là thuộc trách nhiệm của người cho vay món vay đó chứ không phải người quản lý tiếp sau. Do quy định về luân chuyển nhân sự trong công tác cán bộ nên một số cán bộ sau khi tiếp nhận hồ sơ của người trước đó đã không bám sát khách hàng dẫn tới công tác đôn đốc thu nợ không được coi trọng. Ngoài ra, việc tiết lộ thông tin nội bộ cho khách hàng nhằm phục vụ lợi ích cá nhân cũng làm cho việc thu hồi nợ từ khách hàng gặp nhiều khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bên cạnh kết quả hoạt động kinh doanh rất đáng khích lệ thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh Thăng Long cũng bộc lộ rất nhiều rủi ro biểu hiện ở việc dư nợ xấu liên tục tăng qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của chi nhánh do phải dành một phần không nhỏ nguồn nhân lực và vật lực cho việc xử lý nợ xấu. Nợ xấu cao cũng ảnh hưởng tới đời sống của cán bộ nhân viên Chi nhánh, làm giảm uy tín của chi nhánh đối với các chi nhánh khác trong hệ thống và đối với khách hàng....Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, Chi nhánh đã quyết liệt thực hiện xử lý nợ xấu và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, công tác xử lý nợ xấu tại chi nhánh hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu nhân lực có kinh nghiệm xử lý nợ, do sự thiếu thiện chí từ khách hàng..

Mặc dù Chính phủ, NHNN và BIDV đã có những quy định cụ thể về cách thức xử lý nợ xấu. Tuy nhiên trên thực tế việc áp dụng các văn bản này gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải thực sự linh hoạt, có đội ngũ nhân viên có trình độ hiệu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và có mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan mới có thể mong xử lý được phần nợ xấu còn lại.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ CÔNG

TÁC XỬ

LÝ NỢ XẤU CỦA BIDV THĂNG LONG

3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2012 - 2015

Trong năm 2012 BIDV đã tiến hành cổ phần hoá và đã xây dựng nên chiến lược

kinh doanh trung hạn đến năm 2015 và chiến lược kinh doanh dài hạn đến năm 2020 với các nội dung cơ bản như sau:

Định hướng chung:

- Gắn với quá trình chuyển đổi cổ phần hoá và xây dựng BIDV trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong giai đoạn 2012-2015.

- Đáp ứng đầy đủ đồng bộ các tiêu chuẩn thông lệ quốc tế trong hoạt động Ngân hàng đến năm 2015.

- Đáp ứng có hiệu quả trọng tâm, trọng điểm theo chương trình mục tiêu phục vụ tăng trưởng kinh tế gắn với góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vĩ mô. - Nâng cao sức cạnh tranh trên các bình diện: Thị trường, thị phần, sản phẩm

dịch vụ, hiệu quả kinh doanh gắn với cơ cấu tín dụng, khách hàng, nguồn thu. - Tuân thủ pháp luật, đảm bảo an toàn hệ thống, tiếp tục bổ sung hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát, quản trị điều hành, mô hình tổ chức, cơ chế, quy

trình nghiệp vụ.

Mục tiêu:

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng, kiểm soát rủi ro chủ động và tăng trưởng bền vững.

trường tiềm năng mới.

- Nâng cao chất lượng hoạt động kênh phân phối trong nước và mở rộng hoạt động kinh doanh ra nước ngoài.

- Hoàn thành kế hoạch cổ phần hoá BIDV và hướng đến xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro; áp dụng các thông lệ tốt nhất, tập trung vào cơ cấu lại tổ chức và quản lý, nâng cao năng lực quản trị điều hành.

- Cải thiện và phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng gắn với phát triển đa dạng hóa hệ thống sản phẩm .

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đảm bảo các lợi ích của người lao động;

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp BIDV và phát triển thương hiệu BIDV.

3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh và công tác xử lý nợ xấucủa của

BIDV Thăng Long Hoạt động kinh doanh:

Quán triệt chủ trương định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam,

trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long đã có những định hướng cho giai đoạn 2012-2015 như sau:

- Tăng trưởng tín dụng có kiểm soát nằm trong giới hạn tăng trưởng cho phép của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (dự kiến tăng trưởng hàng năm khoảng 18 - 22%).

- Ưu tiên cho vay những khách hàng, lĩnh vực theo định hướng của BIDV, tập trung vào khách hàng xếp hạng A trở lên, các khách hàng xuất khẩu, khách

hàng nhỏ

và vừa; đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ thông qua mở rộng qui mô

khách hàng

là tư nhân cá thể...

2013 2014

đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp tại Chi nhánh. Xây dựng chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động tại Chi nhánh.

- Đánh giá thực trạng các khách hàng dư nợ nhóm II để có biện pháp phù hợp nhằm mục tiêu giảm dần tỷ trọng nợ nhóm Il/tổng dư nợ (<15%), kiểm soát

chặt chẽ

nợ xấu phát sinh (tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ < 3%), giảm dư lãi treo (tỷ lệ giảm hàng

năm 20-25%), giảm gánh nặng trích dự phòng rủi ro góp phần gia tăng lợi nhuận.

- Nâng cao hiệu quả từ hoạt động tín dụng khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu hồi phục và phát triển.

- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh: thực hiện quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, khách hàng và kiểm soát giới hạn tín dụng

đối với một số ngành nghề, lĩnh vực; nâng cao chất lượng công tác xếp hạng tín

dụng nội bộ để đánh giá, xếp loại khách hàng chính xác hơn, trên cơ sở đó

phân loại

nợ, trích lập dự phòng rủi ro; nâng cao vai trò công tác tự kiểm tra, kiểm soát trong

hoạt động tín dụng tại Chi nhánh...

- Rà soát, đánh giá thực trạng tài sản bảo đảm về tính pháp lý, giá trị, tính khả mại của tài sản, hiệu quả, biện pháp quản lý. Phấn đấu tỷ trọng dư nợ có tài sản

bảo đảm/tổng dư nợ từ 80-85%.

- Tăng cường công tác thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, phân giao trách nhiệm cụ thể đến từng cán bộ trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng.

- Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn của các cán

Một phần của tài liệu 1660 xử lý nợ xấu tại NHTM CP đầu tư và phát triển VN chi nhánh thăng long luận văn thạc sĩ kinh tế (FILE WORD) (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w