rộng dân chủ trong việc thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm các điều kiện cho hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước. Do đó, cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ của đảng cầm quyền với các tổ chức kinh tế - xã hội trong điều kiện
nhất nguyên chính trị với tư cách là Đảng duy nhất lãnh đạo mọi mặt của hoạt động kinh tế - xã hội và chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Vì vậy, để Nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế của mình, sự sáng suốt của Đảng là điều kiện tiên quyết, tác động tích cực đến hiệu quả, chất lượng các chính sách được triển khai trong thực tiễn, đáp ứng yêu cầu phát triển KTTT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, đòi hỏi tư duy kinh tế và năng lực lãnh đạo kinh tế của Đảng sáng suốt, quyết định đúng đắn, khoa học, không chủ quan, duy ý chí mà dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng, nhất quán cả về lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh đó, bản thân Đảng cũng cần tự chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao nguyên tắc tự phê bình và phê bình, nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng khi thực hiện lãnh đạo nói chung, lãnh đạo kinh tế nói riêng. Tiếp tục điều chỉnh, hoàn chỉnh chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của các cấp ủy trong lãnh đạo phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện KTTT định hướng XHCN, trong đó phân định rõ ràng và bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất về kinh tế của Đảng với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước và quyền làm chủ trong kinh tế của nhân dân. Việc điều chỉnh cần diễn ra thường xuyên, liên tục để bảo đảm cho năng lực lãnh đạo kinh tế của Đảng phù hợp hơn với xu thế phát triển cũng như ứng phó kịp thời với những diễn biến khó lường về địa - kinh tế - chính trị toàn cầu. Đặc biệt, việc đổi mới tư duy, nhận thức của Đảng ta nói chung, của các cán bộ Đảng cấp cao nói riêng trong lãnh đạo nền kinh tế đất nước về quản lý kinh tế là điều kiện quan trọng, góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước.
Dân chủ trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được quan tâm, nhất là trong điều kiện phát triển nền KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Hiện nay, dân chủ ở nước ta đã và đang được đề cao về mặt lý luận, nhưng cần được triển khai thực hiện trong thực tế, không chỉ là phát huy chung chung sự tham gia đóng góp, đề xuất ý kiến về xây dựng, thực thi pháp luật, chính sách về kinh tế của nhân dân. Do đó, cần tiếp tục phát huy dân chủ trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, để dân chủ thực sự đi vào thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Nói cách khác, phát huy và mở
rộng dân chủ trong kinh tế là điều kiện không thể thiếu được để góp phần hoàn