Có thể thấy rằng công tác thẩm định tín dụng hiện nay đang là cơ sở để quyết định cấp tín dụng tại các NHTM. Do vậy để đạt được hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng thì cần hoàn thiện công tác thẩm định đảm bảo nhận diện được đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn. Như đã phân tích ở Chương 2, công tác thẩm định
cho vay khách hàng tại Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội còn mang nhiều tính chủ quan, lối mòn trong khi diễn biến thị truờng, công nghệ sản xuất có những sự thay đổi thuờng xuyên. Nhằm tăng hiệu quả trong công tác thẩm định cho vay ngành thép, Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội cần luu ý một số nội dung sau:
(i) Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng: Dựa trên các số liệu tài chính của doanh nghiệp vay vốn theo Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo luu chuyển tiền tệ, Chi tiết phát sinh các tài khoản phải thu khách hàng, phải trả nguời bán, hàng tồn kho, vốn chủ sở hữu..., cán bộ thẩm định tín dụng cần chú trọng đánh giá các nội dung sau:
- Đánh giá hàng tồn kho: xem hàng hóa có sự luân chuyển thuờng xuyên hay không? Có bị chậm luân chuyển không? Nguyên nhân chậm luân chuyển? Mức trích lập dự phòng rủi ro giảm giá hàng tồn kho có phù hợp không? Từ đó phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn dẫn đến thiệt hại trong hoạt động kinh doanh.
- Đánh giá khoản phải thu, phải trả: Phát hiện các khoản phải thu khó đòi, các khoản chi phí không rõ nguồn đang hạch toán vào khoản phải thu; Phát hiện các khoản phải thu hạch toán không đúng tính chất dài hạn/ngắn hạn; Tìm ra những khoản doanh nghiệp trích lập thừa để giấu lãi hoặc trích lập thiếu để giấu lỗ.
- Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản của doanh nghiệp: Nhằm mục đích đánh giá sự biến động quy mô hoạt động, tổng tài sản, từng loại tài sản và sự hợp lý của cơ cấu tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp. Khi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có sự thay đổi qua các năm cần phân tích nguyên nhân của sự thay đổi đó; Đánh giá tính hợp lý của sự thay đổi trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hay không; Xem xét tác động của sự thay đổi cơ cấu tài sản đến quá trình kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp (khả năng thanh toán, tình hình sử dụng vốn, quay vòng vốn của doanh nghiệp.).
- Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, xác định nguyên nhân chính ảnh huởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích các chỉ
số về khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp như: Tỷ suất lợi nhuận gộp; Hệ số lãi ròng; Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA); Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng có thể đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệp (các khoản phải thu, phải trả...) để xác định xem doanh nghiệp ở vào tình trạng bị chiếm dụng vốn nhiều hay chiếm dụng vốn tốt, việc doanh nghiệp thường xuyên nợ tiền lương cán bộ, công nhân cũng cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp không thật sự tốt. Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp cần lưu ý: Hệ số thanh toán ngắn hạn; Hệ số thanh toán nhanh.
- Phân tích dòng tiền của doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng sử dụng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để phân tích dòng tiền của doanh nghiệp, qua đó đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Từ việc đánh giá dòng tiền của doanh nghiệp đối với từng lĩnh vực hoạt động có thể thấy tính hiệu quả và mức độ tập trung vốn của doanh nghiệp theo từng lĩnh vực này (bao gồm cả vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn huy động khác).
Đối với cho vay thực hiện Dự án đầu tư kinh doanh ngành thép, doanh nghiệp vay vốn phải chứng minh được năng lực tài chính để tham gia vốn tự có vào Dự án. Phương án tối ưu nhất cho Ngân hàng là yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải tham gia đủ vốn tự có vào Dự án trước khi sử dụng vốn vay; Vietinbank Chi nhánh TP Hà Nội cần tuân thủ quy định nội bộ của Vietinbank về tỷ lệ vốn tự có tham gia vào Dự án tương ứng với thời gian vay vốn như sau:
+ Đối với Dự án có thời gian cho vay dưới 3 năm: Tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu là 30% tổng mức đầu tư.
+ Đối với Dự án có thời gian cho vay từ 3 đến 5 năm: Tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu là 40% tổng mức đầu tư.
+ Đối với Dự án có thời gian cho vay trên 5 năm: Tỷ lệ vốn tự có tham gia tối thiểu là 50% tổng mức đầu tư.
Trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn không có khả năng hoặc không muốn tham gia đủ vốn tự có trước khi sử dụng vốn vay, doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng tham gia vốn tự có theo tiến độ thực hiện của Dự án thông qua một số căn cứ như số dư trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, số liệu trên báo cáo tài chính (đã được kiểm toán), cam kết góp vốn của các cổ đông...; trong trường hợp này vốn tự có của doanh nghiệp phải tham gia trước hoặc song song cùng với vốn vay Ngân hàng. Để đảm bảo được việc tham gia vốn tự có của doanh nghiệp vào Dự án, toàn bộ phần vốn tự có dùng để thanh toán cho các chi phí của Dự án phải được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại Vietinbank.
(ii) Đánh giá về quy mô sản xuất, chất lượng và công nghệ của dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất. Đây là một điểm rất cần lưu ý khi cho vay doanh nghiệp sản xuất thép. Bộ Công thương đã có thông tư số 03/2014/TT-BCT ngày 25/01/2014 quy định về công nghệ, thiết bị sản xuất gang thép. Do đó, khi thẩm định cho vay khách hàng sản xuất thép, cần lưu ý công nghệ, dây chuyền sản xuất có phù hợp với quy định của nhà nước hay không? Để tránh tình trạng sử dụng không đúng công nghệ có thể bị xử phạt hoặc thậm chí đóng cửa nhà máy. Ngoài ra, môi trường cũng luôn là vấn đề cần đặc biệt lưu ý đối với ngành thép. Khi cho vay, cần tìm hiểu rõ các cuộc điều tra, kiểm tra môi trường đối với khách hàng, các kiến nghị, yêu cầu của cơ quan chức năng.
(iii) Đánh giá tính ổn định của nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của hoạt động sản xuất (thông qua việc đánh giá năng lực cung cấp, uy tín của các đơn vị cung cấp). Nguyên liệu đầu vào chính cho sản xuất thép là quặng sắt, than coke (đối với sản xuất lò cao), thép phế (đối với sản xuất bằng lò điện) và phôi thép (đối với sản xuất cán thép). Các mặt hàng đều là các mặt hàng phổ biến, nhưng lại có nhiều sự biến động, đặc biệt trong thời gian gần đây. Hiện nay, thị trường trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào cho ngành thép. Phần lớn nguyên liệu phải nhập khẩu, ví dụ quặng sắt phần lớn nhập từ Brazil, than coke nhập từ Úc, phôi thép từ Trung Quốc. Vì vậy khi cho vay cần lưu ý tính
ổn định và đa dạng nguồn cung đầu vào. Cụ thể, nếu nguồn cung từ các mỏ quặng trong nuớc cần xem xét chất luợng; còn nhập khẩu có thể chất luợng tốt nhung chịu nhiều biến động nhu tỷ giá, chi phí vận tải, biến động kinh tế xã hội tại các quốc gia xuất khẩu. Vietinbank luôn khuyến khích khách hàng tự đầu tu nguồn cung nguyên liệu hoặc đa dạng các đối tác cung cấp nhằm gia tăng tính ổn định.
(iv) Thị truờng đầu ra của phuơng án sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm thép là mặt hàng phổ biến nhung rất quan trọng của nền kinh tế. Vì vậy nhiều quốc gia chú trọng phát triển ngành công nghiệp này. Theo đó, nguồn cung thép khá dồi dào, thị truờng thép cạnh tranh rất gay gắt. Nên khi cho vay doanh nghiệp ngành thép cần luu ý đến khả năng tiêu thụ, cụ thể hơn là năng lực cạnh tranh của khách hàng và chính sách của nhà nuớc. Đây là yếu tố rất quan trọng bởi chỉ có bán đuợc hàng, có doanh thu thì mới có dòng tiền trả nợ vay.
Khi thẩm định, cần xem xét khách hàng cạnh tranh bằng thị phần, mạng luới, hay cạnh tranh bằng giá; có khả năng cạnh tranh với các đổi thủ cũng nhu thép nhập khẩu hay không? Chính sách của chính phủ đang bảo hộ ngành thép hay đang nới lỏng nhập khẩu? Các quốc gia nhập khẩu thép của khách hàng có đang áp dụng hàng rào thuế quan nào không? Có đang điều tra chống bán phá giá thép Việt Nam hay không?...