Quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚIHOẠT ĐỘNG CHO VAY NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 41)

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng được phát triển từ khái niệm gốc về quản trị rủi ro“Quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản lý của NHTM bao gồm: Nhận biết và đánh giá mức độ rủi ro, thực thi các biện pháp hạn chế khả năng xảy ra rủi ro và giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra” (Quản trị ngân hàng thương mại, Peter S. Rose, 2003).

Theo Uỷ ban Basel, quản trị rủi ro là một quá trình liên tục cần được thực hiện ở mọi cấp độ của một tổ chức tài chính và là yêu cầu bắt buộc để các tổ chức tài chính có thể đạt được các mục tiêu đề ra và duy trì khả năng tồn tại và sự minh bạch về tài chính.

Từ năm 1988 đến năm 1996, Ủy ban Basel xây dựng và hướng dẫn thực hiện Hiệp ước về vốn của Basel (gọi tắt là Basel I). Nội dung cốt lõi của Basel I là yêu

cầu các ngân hàng phải có tỷ lệ vốn bắt buộc tính trên tổng tài sản có rủi ro (RWA) ở mức an toàn là 8%. Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt nhất là ngân hàng có tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) > 10%, có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%, thiếu vốn khi CAR < 8%, thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6% và thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.

Năm 2004, Hiệp uớc Basel II (International Convergence of Capital Mesurement and Capital Standard, A Revised framework), chính thức đuợc ban hành thay thế cho Hiệp uớc Basel I. Hiệp uớc Basel II làm tăng tính nhạy cảm của vốn tự có đối với rủi ro và tính hiệu quả của quản lý vốn. Basel 2 dựa trên 3 trụ cột chính, trong đó, trụ cột thứ nhất liên quan đến việc duy trì vốn bắt buộc. Theo trụ cột này, tỷ lệ vốn bắt buộc tối thiểu (CAR) vẫn là 8%. Tuy nhiên, việc xác định hệ số rủi ro của tài sản có sự thay đổi: thay vì quy định hệ số rủi ro từ 0% - 100% và uu đãi hơn với các nuớc thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Basel 2 quy định hệ số rủi ro từ 0% - 150% và không còn đặc quyền nào với các nuớc OECD. Ngoài ra, theo Basel 2, mẫu số của công thức tính hệ số an toàn vốn CAR sẽ bao gồm 2 phần: tổng tài sản đã điều chỉnh theo hệ số rủi ro tín dụng cộng với 12,5 lần tổng vốn quy định cho dự phòng rủi ro thị truờng và rủi ro hoạt động. Trụ cột thứ 2 và thứ 3 liên quan đến quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và công bố thông tin.

Truớc những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính - ngân hàng toàn thế giới, Uỷ ban Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel III) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Nội dung bao trùm là: Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%; nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%; bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%.Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể đuợc thiết lập với tỷ lệ từ 0 - 2,5% và phải đuợc đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông (common equity). Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong truờng hợp có sự tăng truởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi

ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.Các tiêu chuẩn của Basel 3 không có hiệu lực ngay lập tức. Chúng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2013, đuợc thực hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày 01/01/2019.

“Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và đuợc coi là đóng vai trò cốt tử cho sự thành công của Ngân hàng trong dài hạn” (Basel Committee on Banking Supervision, 2000).

“Quản trị rủi ro danh mục cho vay là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động của nhà quản trị nhu nhận dạng, đo luờng, giám sát và tài trợ rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận ở mức rủi ro có thể chấp nhận đuợc” (Nguyễn Minh Kiều, 2012).

Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng có thể đuợc đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên hiểu một các đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các ngân hàng thuơng mại áp dụng các nguyên lý, các phuơng pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tu vào các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặn tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thuơng truờng.

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến luợc, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt đuợc các mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững. Đồng thời, phải tăng cuờng các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất luợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trong cả ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thuơng mại.

1.2.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro ngân hàng đuợc dựa trên hàng loạt những nguyên tắc, trong đó bao gồm một số nguyên tắc cơ bản:

a. Nguyên tắc chấp nhận rủi ro

Các nhà quản trị ngân hàng cần phải chấp nhận rủi ro ở mức cho phép nếu nhu mong muốn có đuợc thu nhập phù hợp từ những hoạt động nghiệp vụ của

mình. Dĩ nhiên, mỗi nghiệp vụ cụ thể sau khi đánh giá mức độ rủi ro các ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến thuật “phòng chống rủi ro”; tuy nhiên, loại bỏ hoàn toàn rủi ro trong hoạt động ngân hàng là không thể, bởi vì rủi ro ngân hàng - là sự hiện hữu khách quan vốn có trong các nghiệp vụ của ngân hàng. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý rủi ro.

b. Nguyên tắc điều hành rủi ro cho phép

Nguyên tắc này đòi hỏi phần lớn rủi ro trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng điều tiết trong quá trình quản lý, mà không phụ thuộc vào những hoàn cảnh khách quan và chủ quan của nó. Chỉ đối với những loại rủi ro như vậy thì các nhà quản trị ngân hàng mới có thể sử dụng tất cả những “vũ khí”, “nghệ thuật” của mình để điều tiết chúng. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển đẩy sang các công ty bảo hiểm bên ngoài.

c. Nguyên tắc quản lý độc lập các rủi ro riêng biệt

Một trong những nguyên lý cơ bản của lý thuyết quản trị rủi ro là các loại rủi ro khá độc lập với nhau và sự thiệt hại do một loại nào đó trong “gói rủi ro cho phép” gây nên không nhất thiết sẽ làm tăng xác suất xảy ra với các loại rủi ro khác.

d. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và mức độ thu nhập

Nguyên tắc này là nền tảng của lý thuyết quản trị rủi ro. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá mức thu nhập phù hợp. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ.

e. Nguyên tắc phù hợp giữa mức độ rủi ro cho phép và khả năng tài chính

Giá trị thiệt hại mà ngân hàng mong muốn từ những khoản rủi ro phải phù hợp với phần vốn mà ngân hàng có thể trích dự phòng cho những thiệt hại khi chúng xảy ra. Khi rủi ro xảy ra, nó kéo theo sự thiệt hại thu nhập, giảm tiềm năng

lợi nhuận và nhịp độ phát triển của ngân hàng trong tương lai. Do đó, giá trị thiệt hại phải phù hợp với mức vốn dự phòng của ngân hàng và ngân hàng phải xác định được mức độ (dự báo) phù hợp, bao gồm cả những khoản rủi ro không thể chuyển được sang cho đối tác hay các công ty bảo hiểm bên ngoài.

f. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế

Mục đích cơ bản của việc quản lý rủi ro ngân hàng là điều tiết những tác động tiêu cực của rủi ro khi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.

g. Nguyên tắc hợp lý về thời gian

Thời gian tồn tại của một nghiệp vụ ngân hàng càng lâu thì biên độ xảy ra rủi ro càng lớn, khả năng điều tiết những tác động tiêu cực của nó và tính kinh tế của quản lý rủi ro càng thấp. Khi bắt buộc phải tồn tại các nghiệp vụ này thì ngân hàng phải đảm bảo có mức độ thu nhập phụ trội cần thiết không chỉ vì lợi nhuận mà còn vì mục đích bù đắp những chi phí để điều tiết tác động của rủi ro trong trường hợp chúng xảy ra.

h. Nguyên tắc phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng

Hệ thống quản lý rủi ro cần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển của ngân hàng cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng.

i. Nguyên tắc chuyển đẩy các loại rủi ro không cho phép

Nguyên tắc này đòi hỏi các loại rủi ro nằm trong “gói rủi ro cho phép” phải có khả năng/tính chuyển đẩy cao. Các loại rủi ro không tương thích với khả năng của ngân hàng trong việc điều tiết những hậu quả tiêu cực khi chúng xảy ra hay không phù hợp với những yêu cầu cụ thể của chiến lược và chính sách điều hành hoạt động của ngân hàng cần phải được loại bỏ khỏi “gói rủi ro cho phép”. Hay nói cách khác, chúng chỉ được cho vào khi có khả năng chuyển đẩy cao sang các đối tác hoặc các công ty bảo hiểm bên ngoài.

Các dấu hiệu nhận biết một khoản cho vay có vấn đề

Các dấu hiệu nhận biết chính sách cho vay kém hiệu quả của ngân hàng 1.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng là điều mà tất cả những nhà quản lý ngân hàng đều rất quan tâm, vì nếu quản trị được thì việc hạn chế và phòng ngừa rủi ro trở nên dễ dàng hơn. Quản trị rủi ro tín dụng bao gồm nhiều cấu phần như chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, các công cụ đo lường rủi ro tín dụng, chấm điểm khách hàng... Một cáchtổng quát theo thông lệ, quản trị rủi ro tín dụng được phân chia thành 4 nội dung lớn: nhận biết, đo lường, kiểm soát, giám sát rủi ro. Mặc dù có sự phân đoạn trong qui trình quản lý rủi ro tín dụng song một nguyên tắc có tính xuyên suốt là các khâu được phân ra trong qui trình phải luôn có sự liên hệ gắn bó với nhau, tạo thành một chu trình liên tục có vậy mới bảo đảm kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã định.

Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có thể xảy ra nhưng xảy ra trong mức độ dự đoán trước và Ngân hàng đã chuẩn bị đủ nguồn lực để bù đắp các rủi ro có thể xảy ra đó.

a. Nhận biết rủi ro tín dụng

Nhận biết rủi ro tín dụng là việc phát hiện, xác định được các nguy cơ rủi ro tồn tại trong hoạt động tín dụng. Sự phát triển của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho số lượng rủi ro ngày càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy, một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận biết hầu hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng.

- Kỳ hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục.

- Yêu cầu gia hạn nợ kém hiệu quả. - Lãi suất cao bất thường (cố gắng bù đắp rủi ro cao)

- Sự tích tụ bất thường của các khoản phải thu và hàng tồn kho của khách hàng.

- Tỷ lệ đòn bẩy nợ trên vốn cổ phần tăng

- Thất lạc các tài liệu (đặc biệt là các báo cáo tài chính)

- Tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn - Trông chờ việc đánh giá lại tài sản sản phẩm để tăng vốn chủ sở hữu - Không có báo cáo dự báo về dòng tiền

- Nguồn trả nợ của khách hàng phụ thuộc vào nguồn vốn bất thường.

- Sự đánh giá không chính xác về rủi ro của khách hàng.

- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra trong tương lai. - Cho vay do khách hàng hứa duy trì một khoản tiền gửi lớn.

- Không xác định rõ kế hoạch hoàn trả đối với từng khoản vay.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ.

- Cung cấp các khoản tín dụng cho thành viên trong nội bộ ngân hàng (nhân viên, giám đốc hay các cổ đông) - Cung cấp tín dụng lớn cho các khách hàng không thuộc thị trường của ngân hàng.

- Cho vay để tài trợ các hoạt động đầu cơ

- Thiếu nhạy cảm với môi trường kinh tế đang có thay đổi

Để đánh giá rủi ro tín dụng tiềm tàng của mỗi khách hàng ngay từ khâu phân tích hồsơ xin vay, ngân hàng thường tiến hành nghiên cứu chi tiết sáu khía cạnh (Mô hình chất lượng 6C) của hồ sơ xin vay: Tính cách (Character), năng lực (Capacity), dòng tiền mặt (Cash flow), bảo đảm tiền vay (Collateral), các điều kiện

(Conditions) và khả năng kiểm soát khoản vay (Control). Tất cả phải thoả mãn các yêu cầu đối với một khoản cho vay tốt theo quan điểm của nguời cho vay.

- Tính cách nguời vay (Character): Cán bộ tín dụng cần xem xét mục đích vay vốn của khách hàng, cần có bằng chứng chứng tỏ khách hàng có mục tiêu rõ ràng và có kế hoạch trả nợ nghiêm túc, xác định nguời vay có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không. Trách nhiệm, tính trung thực, mục đích vay vốn nghiêm túc, kế hoạch trả nợ rõ ràng là những yếu tố làm nên tính cách khách hàng trong cách nhìn nhận của cán bộ tín dụng. Lịch sử vay trả nợ của khách hàng, các vụ kiện tụng liên quan tới khách hàng cũng là yếu tố để cán bộ tín dụng đánh giá về tính cách nguời vay.

- Năng lực (Capacity): Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và của nguời bảo lãnh; Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn; Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại, cơ cấu sở hữu, chủ sở hữu, tính chất hoạt động, sản phẩm, khách hàng chính, nguời cung cấp chính của doanh nghiệp.

- Dòng tiền mặt (Cash flow): Dòng tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập; Dòng tiền từ bán tài sản; Các nguồn vốn huy động khác; Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán.

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): Ngân hàng sẽ xem xét các yếu tố nhu tình trạng pháp lý của tài sản; Khả năng bị lỗi thời, mất giá; Giá trị tài sản; Mức độ chuyên biệt của tài sản; Tình trạng đã/đang bị dùng để đảm bảo cho món vay khác; Tình trạng bảo hiểm; Vị thế của ngân hàng đối với tiền thu hồi từ thanh lý tài sản.

- Khả năng kiểm soát khoản vay (Control): Các luật, quy định, quy chế hiện

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚIHOẠT ĐỘNG CHO VAY NGÀNH THÉP TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w