a. Định hướng tín dụng nói chung
Định hướng hoạt động tín dụng của Vietinbank tập trung vào các vấn đề sau
Thứ nhất, đẩy mạnh mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo chất lượng và an toàn hoạt động, cơ cấu vốn hợp lý theo đúng chỉ đạo của Vietinbank trong từng thời kỳ.
73
Thứ hai, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN như Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của Thống đốc NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Thông tư số 19/2017/TT-NHNN ngày 28/12/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nước ngoài và một số văn bản sửa đổi, bổ sung liên quan.
Thứ ba, xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng. Tích cực thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những phương pháp xử lý thu hồi nợ đã đề ra, tiến tới cải tổ hệ thống ngân hàng.
Thứ tư, đổi mới và nâng cao năng lực quản trị rủi ro, thực hiện 3 vòng kiểm soát tách biệt theo tiêu chuẩn Basel II. Song song với việc quản trị rủi ro ở cấp độ giao dịch, Vietinbank sẽ chú trọng hơn đến việc quản trị rủi ro ở cấp độ danh mục cho vay.
b. Định hướng hoạt động tín dụng đối với ngành thép
Đối với ngành thép, Vietinbank xây dựng định hướng riêng trong giai đoạn hiện tại như sau:
- Hạn chế sản xuất phôi thép, thép xây dựng (gồm thép ống, thép cuộn, thép thanh, thép hình) trừ trường hợp khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh sắt thép.
- Hạn chế cấp tín dụng trung dài hạn đầu tư mới/mở rộng các dự án sản xuất tôn.
74
thương mại lớn, là đối tác đầu vào cung cấp thép phế liệu thường xuyên cho các doanh nghiệp sản xuất thép lớn trong nước mà NHCT đang tài trợ/cấp GHTD
+ Phương thức tài trợ: Không khuyến khích thu mua thép phế liệu nội địa, chỉ nên tài trợ nhập khâu trên cơ sở khách hàng cung cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khâu thép phế của Sở tài nguyên và môi trường.
+ Tài sản bảo đảm: Ưu tiên tài sản có tính thanh khoản cao/ Bất động sản. Thế chấp khoản phải thu theo từng phương án, khi NHCT giải ngân cho đối tác đầu ra là nhà máy cán thép thì thực hiện thu nợ ngay đối với đơn vị thương mại
Phôi thép + Đối tượng:
Tài trợ các nhà máy cán thép đã được NHCT cấp tín dụng;
Tài trợ cho các đơn vị thương mại cung cấp phôi thép cho các nhà máy thép đã được NHCT cấp tín dụng.
+ Phương thức tài trợ:
Tài trợ trung dài hạn: Không khuyến khích tài trợ trung dài hạn đối với doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô, đầu tư mới nhà máy sản xuất phôi thép
Tài trợ ngắn hạn: Xem xét tài trợ cho các đơn vị thương mại cung cấp phôi thép cho các nhà máy thép đang được NHCT cấp tín dụng.
Thép xây dựng
+ Đối tượng:
Đơn vị sản xuất: Xem xét tài trợ các Tổng công ty, nhà máy cán thép hàng đầu đã được NHCT cấp tín dụng, có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả
Đối với doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ: xem xét cấp tín dụng trên đặc thù yếu tố vùng miền, chỉ nên tài trợ khi có đủ TSBĐ thanh khoản tốt, bất động sản, phương tiện vận tải.
Đối với doanh nghiệp thương mại quy mô lớn: xem xét cấp tín dụng với các đại lý của các nhà phân phối thép lớn đã được NHCT cấp tín
dụng/GHTD, có TSBĐ thanh khoản cao hoặc bất động sản.
Thép công nghiệp
+ Đối tượng:
Xem xét tập trung vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, lựa chọn và chọn lọc các khách hàng tốt, vừa làm thương mại, vừa gia công thép
Cẩn trọng đối với doanh nghiệp thương mại thép tấm phục vụ ngành đóng tầu.
+ Phương thức quản lý/tài trợ: Xem xét cấp GHTD khung, quản lý theo từng phương án cụ thể, có đầu vào, đầu ra, quản lý được doanh thu theo tỷ lệ tài trợ.
+ Khu vực Đồng bằng Sông Hồng: Tăng trưởng thị phần tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương.
+ Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: Tăng trưởng thị phần gắn với các cơ sở sản xuất thép trong vùng tại một số tỉnh, địa bàn chủ chốt có lợi thế về ngành như Thái Nguyên, Lào Cai, Cao Bằng, Phú Thọ, Hòa Bình.
+ Khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Miền Trung: Hướng tới cho vay các hệ thống phân phối vào khu vực thuộc đô thị các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nằng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa.
+ Khu vực Tây Nguyên: Tăng trưởng thị phần tại 2 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắk. + Khu vực Đông Nam Bộ: Tăng trưởng thị phần tại 4 thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.
chính là Kiên Giang, Cần Thơ.