* Phương pháp phân tổ thống kê
Sau khi thu thập thông tin thì thông tin ban đầu sẽ có tính rời rạc, không theo một trật tự nhất định, nhìn vào đây chƣa thể phát hiện điều gì phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Do vậy, phải trình bày lại một cách có hệ thống làm cho dữ liệu gọn lại và thể hiện đƣợc tính chất nội dung nghiên cứu. Tác giả tổng hợp và xử lý thông tin theo Phƣơng pháp phân tổ thống kê:
+ Thống kê là hệ thống các phƣơng pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con số (mặt lƣợng) của những hiện tƣợng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có của chúng (mặt chất) trong những điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể.
có đƣợc giúp khái quát đặc trƣng của tổng thể; điều tra chọn mẫu chỉ cần nghiên cứu một bộ phận của tổng thể có thể suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép; nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tƣợng;
+ Phân tổ đƣợc gọi là phân lớp thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để chia các đơn vị tổng thể ra thành nhiều tổ, lớp, nhóm khác nhau. Phân tổ thống kê phải đảm bảo đƣợc nguyên tắc một đơn vị của tổng thể chỉ thuộc một tổ duy nhất và một đơn vị thuộc một tổ nào đó phải thuộc tổng thể.
+ Đề tài lựa chọn phƣơng pháp phân tổ kết cấu nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tƣợng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng trong thời gian qua đi tới kết luận. Qua thực hiện phƣơng pháp phân tổ tiến hành so sánh: so sánh về số thu, số đơn vị sử dụng lao động thay đổi qua các năm.
* Phương pháp so sánh
So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định xu hƣớng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đƣợc lƣợng hóa có cùng nội dung tính chất nhƣ nhau.
Phƣơng pháp so sánh đƣợc dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá cùng nội dung và tính chất tƣơng tự nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đƣợc những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu.
* Phương pháp dự báo
Từ thực tế tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn huyện, khả năng phát triển sản xuất của các doanh nghiệp, những diễn biến về tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng và thực trạng phát triển các hình thức tổ chức của các doanh nghiệp trên địa bàn, tác giả sử dụng phƣơng pháp dự báo nhằm nghiên cứu, dự báo xu hƣớng phát triển về quy mô để khai thác nguồn thu BHXH trên địa bàn huyện Phú Bình những năm tiếp theo.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Giới thiệu sơ lƣợc cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Phú Bình, tỉnhThái Nguyên