Bối cảnh mới tác động đến chiến lược kinh doanh của công ty dịch

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM (VIAGS) TRONG BỐI CẢNH MỚI. (Trang 84 - 90)

đất sân bay Việt Nam (VIAGS)

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á. Trong đó, giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,4% so với trung bình Asean là 6,1%. Dự đoán của tổ chức này cũng chỉ ra mức tăng trưởng 2016-2026 của Việt Nam thậm chí còn cao hơn 20%. Cùng nhận định tích cực về xu hướng này, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) dự báo Việt Nam sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế gới và nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình gần 14% trong 5 năm tới và cán mốc 150 triệu lượt hành khách vận chuyển vào năm 2035

Còn ở thị trường trong nước, có hai câu chuyện lớn nhất dẫn đến sự phát triển của hàng không Việt Nam, đó là sự phát triển kinh tế trong nước và thu nhập của người dân, đặc tính các phân khúc dân số Việt Nam. Việt Nam đang trở thành trung tâm kết nối thế giới với mức độ hội nhập rất sâu. Chính mức độ hội nhập này là kéo hàng không tăng trưởng vừa là sức ép với hàng không Việt Nam, cùng với nhu cầu dịch chuyển của con người ở các phân khúc khác nhau.

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nền kinh tế thế giới đã phải chịu nhiều thiệt hại to lớn, mà ngành đầu tiên chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành vận tải hàng không. Theo báo cáo của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) về tình hình hoạt động hàng không trong năm 2020, lượng khách quốc tế và nội địa lần lượt giảm 1,38 tỷ và 1,32 tỷ hành khách, giảm 74% và 50% so với năm 2019 và làm sụt giảm doanh thu lần lượt 250 tỷ và 120 tỷ USD. Do vậy, khi tính toán xây dựng chiến lược kinh doanh của VIAGS trong bối cảnh mới cần phải được xem xét, tính toán trên rất nhiều yếu tố khác nhau.

Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực hoạt động bay đưa lại nhiều cơ hội thuận lợi, tuy nhiên cũng đòi hỏi nhiều thách thức như: Lực lượng lao động phải được huấn luyện sâu, rộng về kỹ thuật công nghệ; đội ngũ quản lý phải thực sự là những chuyên gia của nhiều hệ thống, kể cả dưới mặt đất cũng như trên tàu bay. Việc đầu tư sớm, kịp thời hạ tầng tiên tiến và đảm bảo khai thác được một cách hiệu quả, tận dụng được nhiều lợi ích mà Cách mạng công nghiệp 4.0 đem lại sẽ là một thách thức không hề nhỏ.

Dự án "siêu sân bay" Long Thành, theo đó, tháng 2.2022 sẽ khởi công nhà ga hành khách cùng với việc tăng công suất, chất lượng dịch vụ của nhiều sân bay quốc tế trong nước như Phú Quốc, Cát Bi, Vân Đồn, Nha Trang… mà VIAGS hướng tới sẽ là những điểm cần quan tâm trong xây dựng chiến lược kinh doanh của mình…

Dịch vụ trên không và dịch vụ mặt đất là hai mảng dịch vụ không thể tách rời trong dây chuyền đồng bộ của vận chuyển hàng không. Do vậy, dự báo thị phần của một số hãng hàng không và phân tích mô hình SWOT là rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của VIAGS.

3.1.1. Dự báo về thị phần của VIAGS

Như đã đề cập, dịch vụ mặt đất có mối liên hệ mật thiết và rất chặt chẽ với ngành vận tải hàng không. Nhu cầu về vận tải hàng không chính là yếu tố đầu vào của ngành dịch vụ mặt đất và chất lượng, sản phẩm của ngành dịch vụ mặt đất cung cấp góp phần trong chuỗi giá trị đầu ra của ngành vận tài hàng không. Do đó, sự phát triển của ngành hàng không chính là yếu tố quyết định đến kỳ vọng cho ngành dịch vụ mặt đất – VIAGS.

Bảng 3.1. Dự báo thị trường kinh doanh của doanh nghiệp giai đoạn 2021 – 2025

TT Chỉ số 2021 2022 2023 2024 2025

1 Doanh thu tổng thịtrường (tỷ đồng) 5.068 5.348 5.630 5.910 6.204 2

Tốc độ tăng trưởng doanh thu tổng thị

trường 6% 6% 5% 5%

3 Số lượng đối thủ cạnhtranh trong ngành 3 3 3 3 3

4 Thị phần của VIAGS 54,4% 54,4% 54,4% 54,4% 54,4%

Từ năm 2021, dự kiến hãng hàng không Vietjet thành lập Công ty Phục vụ mặt đất (trước tiên tự cung ứng dịch vụ cho chính hãng VJ). VJ gia nhập thị trường tăng tổng đối thủ của VIAGS lên 3 đối thủ, thị phần của VIAGS dự báo giảm nhẹ 3- 4% so với giai đoạn 2016-2020. Tổng thị trường dự báo tăng bình quân hàng năm khoảng 5-6%/năm. Điều này sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động, tăng trưởng các dịch vụ phục vụ mặt đất của VIAGS.

3.1.2. Dự báo về thị trường hàng không ASEAN

ASEAN là một trong những thị trường đi lại bằng hàng không phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đánh giá, Việt Nam là một trong những thị trường hàng không phát triển nhất toàn cầu trong một thập kỷ trở lại đây với sự tăng trưởng doanh thu trung bình là 17,4%, cao hơn 2 lần so với mức 7,9% của toàn châu Á.

Lượng hành khách sử dụng phương tiện giao thông hàng không đang tăng nhanh, chính sách Bầu trời Mở, kết nối khu vực với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành hàng không là một trong những ngành dịch vụ ưu tiên trong mục tiêu hội nhập của các nước ASEAN, khuynh hướng ngày càng xuất hiện của một số hãng hàng không giá rẻ cũng như hàng không truyền thống như Lion Air, AirAsia, Tiger Airways, Vietjet hay Bamboo Airways, …. Trong những năm tới xuất hiện thêm Viettravel Airlines, Kites Air khai thác thị trường nội địa và quốc tế, điều này đã giúp liên tục đẩy giá vé xuống mức hợp lý, tạo ra nhu cầu mới và biến du lịch nội khối ASEAN bùng nổ về nhu cầu đi lại của hơn 600 triệu dân khu vực.

Việc dịch chuyển các nhà máy, cơ sở sản xuất gia công vệ tinh cho các nhà máy VIAGS lớn trên thế giới vế khu vực Đông Nam Á tạo nên thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không phát triển mạnh.

Trở thành một trong những thị trường tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu trong vòng 5 năm qua, các hãng hàng không khai thác các chuyến bay charter đến Việt nam và các nước trong khu vực đáp ứng nhu cầu du lịch và làm việc của người dân, tiềm năng thị trường hàng không Việt Nam được đánh giá cao.

3.1.3. Dự báo thị trường của một số hãng bay Việt Nam

Theo Hiệp hội Hàng không quốc tế (IATA), Việt Nam được đánh giá là thị trường tăng trưởng nhanh thứ 7 thế giới với Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm

cho lượng khách quốc tế và lượng hàng hóa vận chuyển lần lượt khoảng 6,9% và 6,6%. Các hãng hàng không có khuynh hướng khai thác kết hợp mô hình giá rẻ và truyền thống tạo sự da dạng trong vận chuyển hành khách trong ngành hàng không.

Việc tăng thêm các hãng hàng không và tần suất các chuyến bay đi và đến Việt Nam đặc biệt là các thành phố lớn, các trung tâm du lịch…. là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các công ty phục vụ mặt đất trong nước.

Theo Quyết định số 236 của Thủ tướng Chính phủ và dự báo tình hình phát triển thị trường vận tải hàng không, sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đạt trên 60 triệu khách vào năm 2020 và xấp xỉ 96 triệu khách vào năm 2025.

Để đảm bảo vận chuyển lượng hành khách trên, số lượng máy bay tương ứng của các hãng hàng không Việt Nam là 255 chiếc vào năm 2020 và 384 chiếc vào năm 2025. Số liệu này được tính toán trên cơ sở thực tiễn khai thác của các hãng hàng không Việt Nam trung bình là 250 ngàn khách/máy bay/năm.

Về kế hoạch phát triển đội máy bay giai đoạn đến năm 2025 của các hãng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không cho biết đội bay của Vietnam Airlines bao gồm cả công ty bay dịch vụ hàng không Việt Nam (Vasco) dự kiến đạt 107 chiếc vào năm 2020 và tăng lên 135 chiếc vào năm 2025.

Đội máy bay của Jetstar Pacific đến năm 2020 là 22 chiếc và đến năm 2025 là 32 chiếc còn Bamboo Airways dự kiến đạt 22 chiếc vào năm 2020 và tăng lên 30 chiếc vào năm 2025.

Còn Vietjet hiện đang xây dựng kế hoạch đội máy bay đến năm 2025, theo đó đạt 102 chiếc vào năm 2020 và 200 chiếc vào năm 2025.

Nếu kế hoạch của các hãng nói trên được thực hiện, tổng sổ máy bay của các hãng đến năm 2025 là 397 chiếc, vượt quá nhu cầu thị trường 13 chiếc.

Vietravel Airlines khai thác 3 máy bay vào năm 2020, đến năm 2025 là 8 chiếc. Cánh Diều dự kiến khai thác 6 chiếc vào năm 2020 và đến năm 2025 là 30 chiếc.

Như vậy với kế hoạch phát triển đội máy bay của Vietjet và theo các dự án thành lập hãng hàng không mới, tổng số máy bay của các hãng hàng không Việt Nam là 258 chiếc vào năm 2020, vượt quá 3 chiếc so với nhu cầu của thị trường.

3.1.4. Dự báo thị trường của Vietnam Airlines

Dư địa tăng trưởng vẫn còn do các lĩnh vực vận tải khác như đường bộ, đường sắt chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân nhưng việc có tới 2 -3 hãng hàng không mới sẽ được cấp phép vào năm tới (2020) sẽ khiến cạnh tranh của thị trường hàng không Việt Nam ngày một gay gắt.

Hiện tốc độ phát triển bình quân hàng năm của logistics Việt Nam đang ở mức tăng trưởng bền vững 14-16%. LPI (Logistics Performance Index) của Việt Nam năm 2019 xếp cao hơn các nền kinh tế có quy mô lớn như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia với hiệu suất dịch vụ logistics tốt hơn hẳn các thị trường có mức thu nhập tương đương.

Vietnam Airlines đang tích cực nghiên cứu mô hình hãng hàng không có tàu bay chuyên dụng chở hàng và tìm cơ hội phát triển các Trung tâm logistics hàng không tại các sân bay quốc tế.

Vietnam Airlines đang quyết tâm sớm trở thành hãng hàng không top 3 về quy mô trong khu vực Đông Nam Á và Top 10 hãng hàng không được ưa thích tại châu Á. Đây là những điều kiện để hãng khẳng định vị thế cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa và quốc tế.

Để đạt mục tiêu này, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới đội tàu bay hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí; từng bước đạt chứng nhận hãng hàng không 5 sao sau năm 2020 gắn với cung cấp các dịch vụ truyền thống đặc trưng Việt Nam; tăng cường liên doanh, liên kết mở rộng mạng bay, đáp ứng nhu cầu đa dạng của hành khách, đồng thời thông qua các hoạt động hợp tác tạo ra những sản phẩm mới, tăng thêm giá trị vào sản phẩm cốt lõi là vận tải hàng không.

Hướng tới việc phát triển bền vững, Vietnam Airlines cũng xác định sẽ trở thành một trong những doanh nghiệp có sức thu hút chất xám hàng đầu Việt Nam bằng việc thực hiện các chiến lược cụ thể môi trường làm việc năng động, sáng tạo, tạo hứng thú trong công việc, thu nhập cao, ổn định, cơ hội đào tạo và phát triển nghề nghiệp; nâng cao năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng bộ máy cán bộ, người lái, kỹ sư, chuyên gia tinh nhuệ về chuyên môn, năng suất lao động cao.

Trong bối cảnh tất cả các hãng hàng không đều tiết giảm chi phí, phương châm của Vietnam Airines sẽ là tăng chi phí hợp lý nhưng doanh thu bù đắp các chi phí đó phải tăng nhanh hơn.

Vietnam Airlines đang xây dựng các chỉ tiêu vận tải đến năm 2025 theo 2 kịch bản. Trong kịch bản cao, tốc độ tăng trưởng của Hãng bình quân đạt 8,3%/năm,

tổng hành khách vận chuyển đạt 45,5 triệu lượt khách và số lượng tàu bay 163 chiếc, trong đó nhu cầu tàu bay thân hẹp là 120 chiếc.

Với kịch bản thấp, tốc độ tăng trưởng đạt 5,3%/năm, tổng hành khác vận chuyển đạt 39,5 triệu lượt khách và số lượng tàu bay 135 chiếc, trong đó, tàu bay thân hẹp khoảng 90 chiếc.

Theo đánh giá của Bộ GTVT, Vietnam Airlines đã lựa chọn kịch bản thấp làm căn cứ cho kế hoạch phát triển đội tàu bay nói chung và việc đầu tư đội tàu bay thân hẹp nói riêng, với mục tiêu thị phần hành khách nội địa của Nhóm hãng hàng không Vietnam Airlines - Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vasco) đạt tối thiểu 55%.

3.1.5. Dự báo thị trường của hãng Pacific Airlines (Jetstar Pacific - JPA)

Năm 2020, hãng hàng không gặp khó khăn lớn trong hoạt động SXKD của hãng. Ngày cuối tháng 3/2020, JPA thực hiện chuyến bay cuối giữa Hà Nội - TPHCM trước khi tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của Cục Hàng không Việt Nam về hạn chế các chuyến bay nội địa để phòng, chống dịch Covid-19.

Hãng hàng không Jetstar Pacific (JPA) thuộc VNA Group (bao gồm VNA, Cambodia Angkor Air, Jetstar Pacific và Vasco), chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19. Hãng JPA đã tái cơ cấu lần 3 từ tháng 6/2020 với việc hai cổ đông lớn nhất là hãng hàng không Qantas (Úc) và hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines triển khai chuyển giao toàn bộ 30% cổ phần của Qantas tại JPA cho Vietnam Airlines để Qantas chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam sau 13 năm hợp tác.

Ngày 15-6, Vietnam Airlines đã thống nhất với Qantas đổi tên Hãng Jetstar Pacific thành Pacific Airlines. Việc thay đổi tên thương hiệu này nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng lợi nhuận của hãng hàng không chi phí thấp này, đồng thời thúc đẩy quy mô và sức mạnh thương hiệu của Vietnam

Airlines tại thị trường nội địa. Do đó, Jetstar Pacific sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để đổi tên thương hiệu thành Pacific Airlines với logo và bộ nhận diện thương hiệu mới.

3.1.6. Dự báo thị trường của Vasco

VASCO là một đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines, do hãng nắm giữ 100% vốn. Với định hướng phát triển là hãng hàng không gom tụ các đường bay ngắn đến các sân bay trục là sân bay căn cứ của Vietnam Airlines. Trong ngắn hạn, mức tăng trưởng của VASCO không lớn. Dự kiến trong thời gian tới, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục nghiên cứu các phương án chuyển giao thêm các đường bay từ Vietnam Airlines

sang cho VASCO, nhằm phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng khai thác của VASCO.

Một phần của tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ MẶT ĐẤT SÂN BAY VIỆT NAM (VIAGS) TRONG BỐI CẢNH MỚI. (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w