5. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian qua
5.1.1. Môi trường vĩ mô:
Môi trường kinh tế:
Năm 2008 Việt Nam đã phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, những khó khăn trong nước về lạm phát tăng
cao(22%), thiên tai, lũ lụt... Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt các giải pháp, chính sách và đã đạt được một số kết quả trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh XH. Các cân đối lớn của nền kinh tế như thu
chi ngân sách, tiền tệ, tín dụng, cán cân thanh toán quốc tế cơ bản giữ ở mức ổn định. Nợ nước ngoài nằm trong giới hạn an toàn cho phép. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế được duy trì. Dự kiến tổng sản phẩm trong nước năm 2008 tăng 6,7%. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả năm 2008 tăng 31% so với 2007. Lượng khách du lịch quốc tế tăng 2,5%. Số người sử dụng internet dự kiến đạt
24,6% dân số.
Đáng chú ý là Việt Nam đã thu hút được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát
triển, đặc biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng cao cả về số vốn thực hiện lẫn vốn đăng ký cấp mới. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt trên 60 tỷ
USD (cao nhất từ trước tới nay) và gấp 3 lần năm 2007, trong đó các dự án đầu tư
quy mô lớn nhiều hơn các năm trước. Riêng 27 dự án có quy mô đầu tư từ 100 triệu USD đã đạt trên 40 tỷ USD, trong đó có những dự án đạt quy mô vốn từ 3,5 tới 7,8 tỷ USD. Điều này chứng tỏ các NĐT rất quan tâm tới tiềm năng và triển vọng phát
triển trung và dài hạn của Việt nam.
Tuy nhiên,bên cạnh những kết quả đã đạt được của năm 2008 nền kinh tế trong nước còn những hạn chế, yếu kém: Tăng trưởng kinh tế có xu hướng chậm lại
và thấp hơn mục tiêu kế hoạch đã điều chỉnh so với các năm trước. Tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm mới đạt 6,52%. Tốc độ tăng giá trị SX công nghiệp
liên tục giảm. Sản xuất nông nghiệp có những vụ hầu như bị mất trắng vì thiên tai. Tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu đều khó khăn do thị trường bị thu hẹp.
Nhiều DN bị thua lỗ do giá sản phẩm của 6 tháng đầu năm đồng loạt giảm. Việc
làm và thu nhập của người lao động bế tắc, tình trạng tái nghèo ở nông thôn có xu hướng gia tăng...ảnh hưởng đến cầu sản phẩm của doanh nghiệp.
Có thể nói nền kinh tế vĩ mô Việt Nam đang ở trong tình trạng bất ổn chưa thể nói trước được điều gì.Theo Chính phủ, năm 2009 Việt nam sẽ thực hiện 5 giải
pháp cấp bách là: Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; kích cầu đầu tư và
tiêu dùng; cải tiến chính sách tiền tệ và tài chính; đẩy mạnh chương trình an sinh
XH, xóa đói , giảm nghèo; và thực hiện điều hành quyết liệt, nhưng linh hoạt, kịp
thời đáp ứng yêu cầu mới.
Ngoài ra, từ ngày 1/1/2009 thuế thu nhập doanh nghiệp giảm từ 28% xuống 25
% , luật đất đai sẽ có sửa đổi ,…doanh nghiệp cần theo dõi tình hình kinh tế trên toàn cầu để đưa ra những chiến lược thích hợp.
Môi trường chính trị, pháp luật:
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng ngày cành lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp.Việt Nam với môi trường chính trị tương đối ổn định, thống nhất về đường lối, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền ở hữu, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất kinh doanh.Nhà
nước khuyến khích các dự án phát triển kinh tế và cộng đồng, tạo thuận lợi cho
doanh nghiệp đầu tư các dự án dài hạn (xây dựng phát triển 106 trạm dừng chân dọc
Tuy nhiên, Việt Nam với bộ máy quản lý cồng kềnh, thủ tục hành chính rườm
rà phức tạp, nạm tham nhũng vẫn là vấn nạn đã làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động quản lý kinh tế, xây dựng hệ thống pháp luật của bộ máy nhà nước.Theo thống
kê nếu cắt giảm 40% các thủ tục rườm rà thì sẽ tiết kiệm từ 13.000- 30.000 tỷ/năm. Hơn nữa các chính sách còn nhiều chỗ bất hợp lý , thường hay thay đổi gây không ít khó khăn cho các D.nghiệp. Vì vậy không ngừng cập nhật các văn bản pháp luật
mới để có những biện pháp, chính sách cho phù hợp là điều cấn thiết đối với doanh
nghiệp.
Môi trường kỹ thuật công nghệ:
Trong hơn thập kỷ qua nền kinh tế thế giới tăng lên với tốc độ chóng mặt là do sự đóng góp vô cùng quan trọng của khoa học và công nghệ. Nó đã tạo ra sức cạnh
tranh cho các doanh nghiệp trong thời đại toàn cầu hóa. Đặc biệt sự bùng nổ của
công nghệ thông tin, mạng lưới vệ tinh nhân tạo, công nghệ sinh học, nhân bản vô
tính, …và nhiều lĩnh vực khác đã tạo cơ hội trong việc cải tiến hoạt động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.Vì thế các doanh nghiệp
hiện nay muốn tồn tại và phát triển cần phải có một chính sách nghiên cứu và đầu tư
hợp lý để không bị tục hậu so với các đối thủ cạnh tranh.Ý thức được tầm quan
trọng của việc cải tiến sản phẩm, Tập đoàn Mai Linh NTB&TN cùng với Mai Linh Group luôn chú trọng việc đấu tư trang thiết bị tiên tiến (mua sắm các dòng xe hiện đại, đầu tư cơ sở hạ tầng,.. ), đa dạng các hình thức thanh toán, ứng dụng phần mềm
GIS (hệ thống thông tin địa lý) để quản lý hiệu quả và đảm báo chất lượng phục vụ
vận chuyển.
Môi trường văn hóa xã hội:
Yếu tố văn hóa – xã hội được nói đến bao gồm : quan điểm về mức sống,
phong cách sống, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ sinh đẻ, thu nhập bình quân đầu người,
trình độ dân trí, vấn đề di chuyển lao động… Khi một hay nhiều các yếu tố đó thay đổi chúng có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Chưa bao giờ môi trường văn hóa ở VN nói chung và vùng Nam Trung Bộ & Tây Nguyên nói riêng phong phú và đa dạng, năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói được như thế với
điệu năng động và tích cực của môi trường văn hóa VN hiện đã đủ để nuôi dưỡng
mọi ý tưởng tốt đẹp, khích lệ mọi lợi thế trong phát kiến, sáng tạo, cống hiến cho xã hội. Nhưng mặt khác, mặt trái của nó, cũng đủ thách thức và cám dỗ khiến bất cứ cá nhân, gia đình, cộng đồng nào cũng phải cảnh giác trước nguy cơ lạc lối hoặc sai
lầm, chạy theo tiền bạc và chủ nghĩa cá nhân. Trong quá trình trưởng thành và phát triển, Mai Linh luôn kiên định chủ trương hoạt động kinh doanh gắn bó với cộng đồng, hướng tới sự gần gũi, giao thoa rộng rãi với các tầng lớp cần lao, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn...vì một xã hội tốt đẹp hơn.
Ngày nay nhu cầu đi lại của người dân ngày càng tăng cao, giao thoa kinh tế
giữa các vùng miền thúc đẩy thông thương phát triển, con người có xu hướng quan tâm hơn đến chất lượng dịch vụ… Để có thể hoạt động một cách hiệu quả trong môi trường kinh doanh cụ thể, doanh nghiệp phải biết được những yếu tố văn hoá –xã hội nào có tính chất quyết định tới việc xác định các giá trị của khách hàng.
Môi trường tự nhiên:
Khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thuộc miền trung của Việt Nam, nằm
trong vùng khí hậu đặc trưng nhiệt đới với 2 mùa mưa và nắng.Thường ít chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, một số nơi khô hạn vào mùa hè như Ninh Thuận, Bình Thuận. Khí hậu tương đối ổn định ít gây cản trở cho việc lưu thông.
Vị trí địa lý bao gồm vùng đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ và vùng cao nguyên có hệ thống giao thông liền mạch. Đây là vùng tập trung nhiều địa điểm du
lịch nổi tiếng của cả nước như Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết,…rất thuận lợi cho
các ngành dịch vụ như vận tải, du lịch…