- EEPRO M1 KB
5.3 Giới thiệu màn hình HM
HMI là từ viết tắt của Human – Machine – Interface, nghĩa là thiết bị giao tiếp giữa người điều hành và máy móc thiết bị. Nói một cách chính xác, bất cứ cách nào mà con người “giao tiếp” với một máy móc qua 1 màn hình giao diện đều được gọi là HMI. Màn hình HMI hiện nay đã quá quen thuộc với con người. Đặc biệt trong ngành công nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phần giao tiếp giữa người và máy.
• Chức năng của HMI
Phần cứng HMI bao gồm thân vỏ, khung, các thiết bị vi mạch điện tử… Những chi tiết phần cứng cụ thể và chức năng của chúng bao gồm:
- Màn hình: Có chức năng cảm ứng để người vận hành có thể chạm tay vào để điều khiển các thao tác trên đó như 1 điện thoại Smartphone hiện đại mà chúng ta hay dùng hàng ngày. Ngoài ra màn hình còn dùng để hiển thị các trạng thái cũng như các tín hiệu hoạt động của máy và thiết bị tùy thuộc vào nhu cầu người dung và do người lập trình Cod lên.
- Các phím bấm
- Chip: chính là CPU của màn hình
- Bộ nhớ chương trình: ROM, RAM, EPROM/Flash…
Truyền thông:
- Các giao thức truyền thông: Modbus, CANbus, PPI, MPI, PROFIBUS…
- Các cổng truyền thông: RS232, RS485, Ethernet, USB…
• Ưu nhược điểm của HMI
- Ưu điểm:
+ Có thể thay thế được hết các nút nhấn cơ học bằng nút nhấn trên màn hình cảm ứng. Tiết kiệm diện tích, máy móc sẽ trông nhỏ gọn hơn, chuyên nghiệp hơn.
+ Có thể đọc các thông số vận hành, quan sát biểu đồ biến thiên, thống kê sản phẩm, tạo văn bản hình ảnh hướng dẫn, chú ý vận hành…và rất nhiều chức năng khác HMI có thể làm được mà khi không có HMI không thể làm được điều đó
- Nhược điểm:
+ Trong các ứng dụng đơn giản chỉ cần nút nhấn đã đủ thì việc sử dụng HMI sẽ dẫn tới giá thành cao hơn và khi hỏng hóc thì chi phí sửa chữa cũng cao hơn.
+ Tuy nhiên trong các ứng dụng phức tạp hơn có yêu cầu 1 số tính năng như ưu điểm thứ 2 đã nêu ở trên thì việc sử dụng HMI là điều bắt buộc và chính vì lý do
đó, HMI là một thiết bị rất phổ biến và là 1 phần không thể thiếu trong các dây chuyền, máy móc hiện đại.
• HMI sử dụng trong đề tài
Để phục vụ tiện lợi điều khiển trực tiếp tại hệ thống nên nhóm quyết định đưa màn hình giám sát hmi để phục vụ cho nhu cầu này. Nhóm đã chọn hmi của hãng delta để phục vụ cho hệ thống quản kho này bởi những ưu điểm mà nó mang lại cho hệ thống thống qua thông số dưới đây:
Hình 5.17 Màn hình HMI Delta - DOP-B07E411
Thông số kỹ thuật:
- Màn hình: Cảm ứng màu
- Màu hiển thị: 65536 màu
- Độ phân giải màn hình: 800 x 480 pixels, QVGA
- Kích thước màn hình hiển thị: 7 inch
- Bộ nhớ: Flash ROM, 128 MB
- Bộ nhớ RAM: 64 MB
- Pin dự phòng Tuổi thọ khoảng 3 năm, ở điều kiện vận hành 25 độ C, nói chung tùy thuộc vào môi trường sử dụng
- Tuổi thọ đèn nền: 20.000 giờ tùy thuộc vào môi trường vận hành
- Nguồn cung cấp: 24 V DC, giới hạn nguồn ( -10% ~ +15% )
- Công suất: 4 W
- Cấp bảo vệ: IP65 phía trước màn hình phù hợp tiêu chuẩn – UL type 4x
- Môi trường làm việc: nhiệt độ từ 0-50 độ C, độ ẩm từ 10 – 90%
+ 1 USB Host / 1 USB Client , Hỗ trợ USB host, nối trực tiếp đến ổ USB, máy in và chuột
+ COM1: RS-232, COM2: RS-232/RS-485 + Hỗ trợ Ethernet qua cổng RJ45
• Giao diện thiết kế HMI của đề tài
- Giao diện giám sát kho hàng
- Giao diện điều khiển bằng tay
Hình 5.19 Giao diện điều khiển bằng tay trên hmi
- Giao diện điều khiển chính
Hình 5.20 Giao diện giám sát chính trên hmi
- Giao diện trên HMI được thiết kế cũng như khai báo tương tự như wincc từ nút nhấn, đèn báo cũng như hiện thị các thùng hàng.