Gambít Hậu không tiếp nhận.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 36 - 39)

Đen không tiếp nhận sự thí Tốt của Trắng mà xây dựng các lối phòng thủ khác nhau, như phương án Kembritgiơ và Speringơ, phòng thủ chính thống, phòng thủ Tarasơ, phòng thủ Slavơ, phản gambít Anbin. Sau đây là một vài biến trận.

a. Phương án Kembritgiơ và Speringơ

1.d4 d5 2.c4 e6 3.Mc3 Mf6 4.Tg5 Mbd 5.e3 c6 6.Mf3 Ha5 7.Md2 Tb4 8.Hc2 0-0 9.Th4 c5 10.Mb3 Ha4 11.Tf6 Mf6 12.dc Tc3 13.Hc3 Me4 14.Ha5 Ha5 15.Ma5 Mc5 16.cd ed

Ý đồ chiến lược của Đen trong phương án này là giằng Mã ở c3 để tạo ra các đòn phản công ở trung tâm và cánh Hậu. Vì vậy, đòi hỏi Trắng phải chơi thật chính xác (chú ý bẫy bắt Tượng g5: 7.Td3 Me4. 8.Te4 de Trắng mất Tượng).

b. Phản gam bít Anbin.

1.d4 d5. 2.c4 e5. 3.de d4. 4.Mf3 Mc6. 5.g3 Tg4. 6.Tg2 Td7. 7.0-0 0-0-0. 8.Hb3 h5. 9.Xd1 b6. 10.Tf4 h4. 11.Mc3.

c. Phòng thủ chính thống: 2... e6

3. Mc3 Mf6

4. cd ed (Hình 37)

Đến đây, kế hoạch chiến lược chơi cho cả 2 bên đã gần như rõ ràng. Bên Trắng có cột nửa mở "c", vì vậy sẽ tấn công trên cánh Hậu bằng các Tốt "a" và "b" phối hợp với các quân. Bên Đen với cột nửa mở "e" và vị trí tiền tiêu e4 sẽ mở cuộc tấn công bằng các quân vào cánh Vua của Trắng.

5. Tg5 Te7 6. e3 c6 7. Td3 0 - 0 Hình 37 8. Hc2 Mbd7 9. Mf3 Xe8 10. Xb1

Tiếp theo, Trắng sẽ chơi b2 - b4, 0 - 0 rồi Xfc1 để tấn công trên cánh Hậu, còn Đen sẽ đưa Mã lên e4 tìm cách gây áp lực lên cánh Vua.

d. Phòng thủ Slavơ: 2... c6

Cách ra quân này do những Kiện tướng Cờ Vua người Slavơ đưa ra thi đấu, nên có tên gọi như vậy.

3. Mf3 Mf6

4. Mc3 dc

Đen nhường lại trung tâm cho Trắng, nhưng lại gây áp lực mạnh vào cánh Hậu. Nếu 4... Tf5 thì Trắng chơi 5. cd cd 6. Hb3 cấu trúc Tốt của Đen rất yếu do phải đẩy b7 - b6.

5. a4

Nếu 5. e3 thì 5... b5 6. a4 b4 7. Ma2 e6 8. Tc4 Te7 9. 0 - 0 0 - 0 10. He2 Tb7 11. Xd1 a5 12. Td2 Mbd7 13. Mc1 Hb6 14. Mb3 c5! và Đen có nhiều cơ hội hơn.

5... Tf5 6. e3 e6 7. Tc4 Tb4 8. 0 - 0 0 - 0 9. He2 Mbd7 10. e4 Tg6 11. Td3 Th5 = e. Phòng thủ Tarasơ. 1. d4 d5 2. c4 e6 3. Mc3 Mf6 4. Mf3 c5 (Hình 38) Hình 38

Cách phòng thủ này do Đại kiện tướng người Nga Tarasơ xây dựng. Ưu điểm của phương án này là bên Đen có không gian rộng hơn, các quân tích cực hơn. Song, lại có Tốt cô lập ở d5. Vì vậy, bên Đen cần phải thận trọng trong việc đổi quân, đơn giản hoá thế cờ.

5. cd ed

6. g3!

Nước đi rất hợp lý, Trắng đưa Tượng lên g2 để tấn công vào Tốt cô lập d5.

6... Mc6

7. Tg2 Te7

8. 0 - 0 0 - 0

9. dc Tc5

10. Tg5 Te6

Các quân Đen tập trung vào phòng thủ Tốt cô lập d5.

11. Xac1 Te7

Kế hoạch chơi tiếp theo của 2 bên là: Trắng tìm cách cố định (blôc) Tốt d5, sau đó đổi quân chuyển về tàn cuộc. Đen cố gắng giữ vững điểm d5, đồng thời phải tìm cách tận dụng những điểm mạnh của mình ở e4 và c4 để gây áp lực lên đối phương.

1.2.9. Phòng thủ Nhimsôvích

Loại khai cuộc này được Đại kiện tướng người Nga Nhimsôvích nghiên cứu, xây dựng. Trong hệ thống khai cuộc này, Đen dùng các quân gây áp lực lên ô e4 (bằng cách giằng Mã), sau đó tiến hành phản công ở trung tâm.

Các nước đi đầu tiên như sau:

1. d4 Mf6

2. c4 e6

3. Mc3 Tb4 (Hình 39)

Trắng có hai phương án chơi: 4. Mf3 và 4. g3.

I. 4. Mf3 b6 Hình 38

Vẫn theo ý đồ chính, Đen phát triển Tượng lên b7 gây áp lực vào ô e4. Ngoài ra, Đen cũng có thể chơi 4... 0 - 0 5. Tg5 c5 6. e3 d6 7. Td3 cd 8. ed h6 9. Tf6 Hf6 10. 0 - 0 Tc3 11. bc Mc6 = hoặc 4... Me4 5. Hc2 f5 6. g4!? c5 7. gf Tc3 8. bc ef 9. Md2 

5. Hc2Tb7

6. a3 Tc3

Đen có thể chơi 6... Te4 7. Hd2 Tc3 8. Hc3 0 - 0 9. e3 c5 10. dc bc 11. b4 Mc6 12. Te2 d5 13. bc Ha5 14. Ha5 Ma5 15. Md2! Xfc8 với thế trận phức tạp.

7. Hc3Me48. Hc20 - 0 8. Hc20 - 0

9. g3 f5!

11... Te4 12. Hc3 a5!

Nhanh chóng tấn công vào các Tốt lên cao của đối phương.

13. b5 d6

Nhằm ngăn cản việc tấn công bằng Tốt của Trắng xuống c5, mở đường chéo cho Mã b8 tiến lên.

14. 0 - 0 He8

15. a4 Mbd7 =

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w