Hf8 Hb3 Hậu Đen buộc phải rời khỏi ô g8 Song, bên Đen

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 66 - 68)

III. Phương án Nam Tư.

4. Hf8 Hb3 Hậu Đen buộc phải rời khỏi ô g8 Song, bên Đen

còn hy vọng đòn chiếu liên tục 5.g8 /H. Hf3+ 6.Vg7 Hg4+

7.Vh8 Hh5+ bên Đen không dám chiếu theo đường chéo a1 -

h8 vì sợ bị đổi Hậu.

Hình 91

Cách thứ 2: 1.He6 Hd8+ 2.Vg6 Hd3+ 3.Vf7! Vc1 4.g8/H Hf3+ 5.Vg7 Hg2+ 6.Vh7

Hb7+ 7.Hg7 He4+ 8.Hg6 - Hết nước chiếu! Vua Trắng đã sử dụng biện pháp tránh đòn

chiếu liên tục rất thông dụng trong các thế tàn cuộc: Trắng đã khôn khéo di chuyển Vua mình sao cho có thể lợi dụng vị trí Vua đối phương để tránh đòn chiếu liên tục.

Nếu bên yếu hơn, Vua không trực tiếp tham gia ngăn chặn Tốt, thì đứng xa Tốt, để đối phương không thể lợi dụng vị trí của Vua trong việc sử dụng các nước chiếu.

Phương pháp phòng thủ mạnh mẽ và chặt chẽ nhất trong các thế tàn cuộc dạng này là dàn quân theo đường chéo, song nếu vị trí suy yếu thì có thể tạo được thời cơ cho đối phương, tránh sự giằng quân.

Trong trường hợp cả hai bên đều có Tốt thì chẳng cần sự hỗ trợ của Vua, tự một mình Hậu cũng có thể dẫn Tốt lên phong cấp khả năng ấy sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong tàn cuộc loại này.

Thông thường trong các thế cờ tàn thực hiện ưu thế hơn Tốt có sự tham gia của Hậu vô cùng phức tạp, chỉ cần sai sót nhỏ trong việc sử dụng đội ngũ Tốt cũng có thể tạo thời cơ cho đối phương thực hiện đòn chiếu liên tục khi đó nếu Vua không có nơi ẩn náu kín đáo trong hàng ngũ quân mình thì có thể dịch chuyển Vua sang trận địa bên đối phương nhờ sự che chở của các Tốt đối phương.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1. Hãy trình bày khái niệm, các nguyên tắc, phân loại khai cuộc (mỗi loại có thí dụ và phân tích cụ thể).

Câu 2. Trình bày và phân tích một số loại khai cuộc cơ bản sau: Gambit Vua, ván cờ Ý, ván cờ Tây Ban Nha, phòng thủ Pháp, phòng thủ Alekhin, phòng thủ Caro- Can, phòng thủ Xixilia, gambit Hậu...

Câu 3. Hãy trình bày khái niệm, các nhân tố chiến thuật trong giai đoạn trung cuộc. Câu 4. Hãy trình bày khái niệm, đặc tính, mục đích và thành phần của đòn phối hợp. Câu 5. Hãy trình bày các đòn phối hợp, lấy thí dụ và phân tích thí dụ.

Câu 6. Hãy trình bày khái niệm, đặc tính, nguyên tắc và phân loại tàn cuộc. Câu 7. Hãy trình bày phương pháp chiếu hết bằng Xe, lấy thí dụ và phân tích. Câu 8. Hãy trình bày phương pháp chiếu hết bằng Hậu, lấy thí dụ và phân tích. Câu 9. Hãy trình bày phương pháp chiếu hết bằng 2 Tượng, lấy thí dụ và phân tích. Câu 10. Hãy trình bày phương pháp chiếu hết bằng Tượng + Mã, lấy thí dụ và phân tích thí dụ.

Câu 11. Hãy trình bày các quy tắc trong dạng thế cờ tàn: Vua chống Vua + Tốt, mỗi quy tắc có thí dụ và phân tích.

Câu 12. Hãy trình bày dạng thế cờ tàn: Tượng chống Tượng Tốt trong trường hợp Tượng cùng màu ô, lấy thí dụ và phân tích.

Câu 13. Hãy trình bày dạng thế cờ tàn: Tượng chống Tượng Tốt trong trường hợp Tượng khác màu ô, lấy thí dụ và phân tích.

Câu 14. Hãy trình bày các dạng thế cờ tàn Xe, lấy thí dụ và phân tích. Câu 15. Hãy trình bày các dạng thế cờ tàn Hậu, lấy thí dụ và phân tích.

CHƯƠNG 3

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN CỜ VUA

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w