Đòn phối hợp

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 43)

III. Phương án Nam Tư.

2. Giai đoạn trung cuộc

2.2. Đòn phối hợp

2.2.1. Khái niệm.

Đòn phối hợp là một thế biến bó buộc có thí quân. Khái niệm này chỉ thể hiện được bản chất, hiện tượng của nó song chưa nêu lên được các đặc tính quan trọng khác. Đòn phối hợp có 2 đặc tính đó là:

- Tính bất ngờ và đột ngột của đòn phối hợp: Làm đảo lộn cuộc đấu và tương quan giữa các quân. Bôtvinhích - cựu vô địch thế giới đã nói: "Từ những bước ban đầu người chơi cờ phải làm quen với các giá trị thông thường của từng quân. Biết rằng Xe mạnh hơn Mã, Tượng bằng 3 Tốt, Tượng và 2 Tốt tương đương với một Xe, còn Hậu thì mạnh hơn Xe. Song, có nhiều tình huống mà mối tương quan ấy không còn hiệu lực".

Thí dụ: Đôi khi ta thấy Hậu còn tỏ ra yếu hơn cả Tốt. Để đạt được những thế cờ như vậy, phải biết thí quân. Laxker - cựu vô địch thế giới đã viết: "Với lối đánh thế trận liên hoàn, anh cố gắng củng cố và sử dụng giá trị chiến thuật, còn nhờ đòn phối hợp mà anh có thể bác bỏ giá trị giả dối của các quân cờ. Đòn phối hợp làm gợi lên những nhận định mới và lật lại những nhận định cũ về một thế cờ". Mặt khác, đòn phối hợp luôn có giá trị thẩm mỹ cao, và ai cũng biết rằng cái đẹp trong nghệ thuật cờ luôn biểu hiện trong các hình thức khác nhau. Việc thí quân theo lôgic số học, sẽ thua về lực lượng, thế nhưng chính nhờ sự thí quân đó mà người ta tạo ra sự bố trí quân bất lợi cho đối phương và giành thắng lợi sau nước phản công mãnh liệt.

Trong Cờ Vua, một loạt các nước đi liên tiếp gắn bó với nhau một cách lôgic được gọi là một thế biến hay một phương án. Một thế biến không tuân theo một kế hoạch nào cả thì được gọi là thế biến tự do. Một thế biến nếu chơi khác thì sẽ gặp nguy hiểm hơn, trường hợp này gọi là các thế biến bó buộc.

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w