III. Phương án Nam Tư.
2. Trình tự giảng dạy trong Cờ vua
Để xác định trình tự giảng dạy trong Cờ Vua cần phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, thời gian và đối tượng giảng dạy mà đưa ra nội dung cho phù hợp. Thông thường, nội dung giảng dạy trong Cờ Vua được sắp xếp theo trình tự như sau (với mục đích phổ cập Cờ vua là chính yếu):
1. Bàn cờ, quân cờ (Nội dung cơ bản có thể là: Bàn cờ hình vuông gồm 64 ô, các ô
Đen Trắng xếp xen kẽ lẫn nhau, 32 ô màu sáng, 32 ô màu tối, 16 quân mỗi bên. Gồm một Vua, một Hậu, hai Xe, hai Tượng, hai Mã và tám Tốt. Vị trí của chúng...).
2. Các nhân tố trên bàn cờ (Tương tự có thể giới thiệu từ: Tên gọi của ô cờ, hàng
ngang, cột dọc, đường chéo, cánh Hậu, cánh Vua trung tâm, trung tâm mở rộng, đường giới tuyến, đường biên).
3. Luật di chuyển quân, các hình thức ăn quân (Thông thường trong giảng dạy
Cờ Vua người ta giới thiệu cách di chuyển quân theo trình tự như sau: Vua, Xe, Tượng, Hậu, Mã, Tốt ...).
4. Kết thúc ván cờ (Thông thường bắt đầu từ: Nước chiếu Vua, cách chống đỡ khi
Vua bị chiếu, các tình huống và cục diện hòa cờ...).
5. Các thuật ngữ trong Cờ Vua (Cần phải giới thiệu mang tính đặc thù Cờ Vua như:
Chiếu vĩnh viễn, temp, phong tỏa, Xucxvăng, Mát, Pát, blốc, seinốt, blid, ưu thế ...).
6. Ký hiệu và cách ghi chép trong Cờ Vua (Các ký hiệu ghi trong biên bản hoặc tài liệu, sách báo chuyên môn như: Nhập thành gần, nhập thành xa, nước đi yếu, nước đi mạnh ... Và cách thức ghi chép biên bản trong Cờ Vua (cách ghi chép đầy đủ và cách ghi chép gắn gọn).
7. Giá trị tương đối của các quân và sự đổi quân (ở đây cần đưa ra: Khái niệm
hy sinh hay thí quân - thí quân là trường hợp bỏ một vài quân cờ nào đó kém giá trị hơn hoặc không phụ thuộc vào mục đích chiến thuật của ván cờ để dẫn đến tình huống có lợi hơn hẳn hoặc có thể dẫn tới thắng lợi...,các vấn đề về đổi quân trong các giai
8. Cấu trúc ván cờ (Cần phải giới thiệu cho người học nắm vững được rằng, ván
cờ được chia làm 3 giai đoạn, đó là khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc. Việc định ra gianh giới giữa khai cuộc, trung cuộc, tàn cuộc là rất khó. Cuộc đấu xảy ra từ đầu đến cuối ván cờ có mối quan hệ tương hỗ với nhau...).
9. Tàn cuộc ( Đây là điểm then chốt trong quá trình giảng dạy - huấn luyện Cờ Vua cho người mới học chơi, mà cần phải bắt đầu giảng dạy từ tàn cuộc kỹ thuật đến tàn cuộc chiến thuật - chiến lược. Với tàn cuộc chiến thuật - chiến lược thì bắt đầu bằng tàn cuộc Tốt sau đó đến tàn cuộc Hậu , Xe , Tượng, Mã...).
10. Khai cuộc (Đơn giản nhất phải là: Giảng dạy các nguyên tắc trong khai cuộc,
các bẫy trong khai cuộc, các loại gam bít, các dạng thức khai cuộc cơ bản: Khai cuộc thoáng, khai cuộc nửa thoáng, khai cuộc kín...).
1I .Trung cuộc (Tuỳ vào trình độ của VĐV mà đua ra các mức độ khác nhau về
các tình thế điển hình trong giai đoạn trung cuộc, các nhân tố chiến thuật trong Cờ Vua...).
12. Phân tích đánh giá và lập kế hoạch (ở phần này cần giảng dạy đòn phối hợp,
cách thức đánh giá và phân tích thế cờ, ưu thế và sử dụng ưu thế trong Cờ Vua, những nhân tố trong thế trận).
13. Phương pháp tính toán trong Cờ Vua (Phương pháp và nguyên tắc tính toán
trong Cờ Vua, các dạng thức tính toán).
14. Chiến lược trong Cờ Vua (Các nguyên tắc của chiến lược, các hành phần của
chiến lược, sự thay đổi của kế hoạch chiến lược trong Cờ Vua, chiến lược trong các giai đoạn của ván đấu, ở phần này cần đi sâu vào những khai cuộc trong Cờ Vua).
15. Vấn đề tâm - sinh lý và thể lực trong hoạt động thi đấu Cờ Vua (Cần đua ra các hiểu biết chung về những thay đổi tương ứng về các chỉ số tâm - sinh lý trong hoạt động tập luyện và thi đấu Cờ Vua).
16. Các phương tiện bổ trợ trong tập luyện Cờ Vua (Giới thiệu về Cờ Tướng, Cờ
Nhảy, Cờ Vây, kỹ năng ứng dụng tin học trong giảng dạy và tập luyện Cờ Vua).