Giai đoạn tàn cuộc

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 48 - 51)

III. Phương án Nam Tư.

3. Giai đoạn tàn cuộc

3.1. Khái niệm, đặc tính, nguyên tắc, phân loại tàn cuộc

3.1.1. Khái niệm.

Trong quá trình diễn biến trận đấu trên phạm vi bàn cờ, lực lượng đôi bên dần dần hao mòn thể hiện ở số lượng quân trên bàn cờ giảm hẳn. Vì vậy thế trận sẽ trở nên giản đơn hơn. Và ván cờ sẽ chuyển sang giai đoạn quyết định cuối cùng, đó là giai đoạn tàn cuộc. Tùy vào từng thế trận ở tàn cuộc mà các đấu thủ phải giải quyết 1 trong

- Nếu đối phương chiếm ưu thế ấy, thì phải tự vệ thật vững vàng và dẫn ván cờ về kết quả hòa cuối cùng.

- Nếu phần trung cuộc không phá được thế cân bằng, thì phải cố gắng giành ưu thế ở giai đoạn cuối này.

3.1.2. Đặc tính của tàn cuộc.

Trong tàn cuộc thường xuất hiện thêm một mục tiêu chiến lược đó là dẫn Tốt lên phong cấp. Từ đó, rất dễ khẳng định thêm các điểm đặc trưng của cờ tàn. Nếu Vua không bị đe dọa chiếu hết, thì Vua có thể thoát khỏi nơi trú ẩn và trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đang tiếp diễn. Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong tàn cuộc. Vua cũng trở thành lực lượng tấn công và phòng thủ tích cực, có khả năng tấn công đối phương và nó thường là quân đầu tiên đánh sang phòng tuyến địch.

Trong tàn cuộc, số lượng quân còn lại trên bàn cờ ít, nên giá trị của chúng được

tăng lên rất nhiều. Mục tiêu chiến lược trong tàn cuộc là dẫn Tốt lên phong cấp, nên

giá trị của các quân Tốt trong phần tàn cuộc tăng đột ngột. Nếu ở phần trung cuộc, việc hơn một quân Tốt thường chưa đóng vai trò quyết định, thì trong tàn cuộc phần lớn các trường hợp hơn một Tốt cũng là nhân tố đủ đảm bảo cho chiến thắng.

Trong cờ tàn, điều quan trọng là phải biết đẩy mạnh sự hoạt động không những của từng quân riêng biệt, mà còn phải biết tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các quân. Chơi tàn cuộc đúng, tức là bảo đảm đẩy mạnh tối đa và phối hợp chính xác sự hoạt động của tất cả các lực lượng chiến đấu hiện có trên phạm vi bàn cờ.

Thông thường ở phần giữa của ván cờ, kế hoạch tác chiến của các đấu thủ được xác định bằng sở thích và tài tưởng tượng của họ, thì ở tàn cuộc chủ yếu kế hoạch

được đặt ra từ đặc tính của thế trận, và không phụ thuộc vào sở trường hay phong cách chơi. Mỗi đấu thủ đều cũng phải chọn một biện pháp như nhau, mỗi biện pháp thường là chuẩn mẫu cho từng dạng thế cờ tàn cuộc và chỉ có biện pháp ấy mới dẫn tới việc đạt được mục tiêu đã đề ra.

Cuối cùng, số lượng quân trên bàn cờ còn lại ít nên thế tàn cuộc rất dễ phân loại và nghiên cứu, chứ không như các giai đoạn khác của ván đấu. Qua bao thế kỷ phát triển của môn cờ, hàng nghìn thế cờ tàn đã được nghiên cứu và phân tích tỷ mỷ. Trong đó, kết quả cuối cùng đã được quy định chính xác. Các kế hoạch chơi tốt nhất của hai bên đã được vạch ra. Trong các thế trận như vậy, việc hàng đầu vẫn là phải hiểu biết chúng. Ngay cả nghệ thuật chơi cờ cao tay nhất cũng không thể thay đổi được kết quả tất yếu sẽ xảy ra.

Như vậy, chúng ta có thể đi đến kết luận rằng: So với phần trung cuộc, trong cờ tàn vai trò của lý thuyết, vai trò của sự hiểu tăng lên rất nhiều. Trong thực tế, nhiều thế trận tàn cuộc lại là những thế cờ lôgic với lời giải duy nhất.

Trong tàn cuộc, cần phải nắm vững những đặc tính của các thế trận, những đấu pháp chơi cơ bản, các kế hoạch thông dụng, một số lý thuyết quan trọng. Điều cần thiết đối với người chơi cờ là phải biết chơi thuần thục trong giai đoạn tàn cuộc. Thế trận hơn hẳn nhưng nếu VĐV chơi yếu, thiếu kỹ thuật thì vẫn có thể gặp thất bại. Một trong những đặc điểm của các VĐV Cờ Vua đẳng cấp cao là có kỹ năng chơi tàn cuộc rất tốt. Không ngẫu nhiên mà mọi Kiện tướng lừng danh, tất cả các nhà vô địch thế giới đều chơi cờ tàn rất điêu luyện. Thông thường, các đấu thủ ít kinh nghiệm cố tránh

cuộc thì phải biết, phải am hiểu các đặc tính của cờ tàn và phải nắm được kỹ thuật một cách vững chắc. Khi đó, thế tàn cuộc sẽ mở ra cho mỗi chúng ta những điều bí ẩn kỳ lạ, lý thú không kém ở phần trung cuộc.

Cựu vô địch Cờ Vua thế giới Cappablanca cho rằng nghiên cứu tàn cuộc sẽ vô cùng có lợi, nó nâng cao sự hiểu biết thế trận, phát triển kiến thức chung về cờ và nâng cao toàn diện trình độ của người chơi.

3.1.3. Các nguyên tắc trong tàn cuộc.

Để có thể dẫn dắt ván đấu có hiệu quả trong giai đoạn này, thì người chơi cần thiết phải nắm vững và tuân thủ các nguyên tắc cần thiết phải áp dung trong giai đoạn này. Đó là những nguyên tắc:

1. Tối ưu hoá vị trí của Vua (tích cực hoá Vua trong tàn cuộc). 2. Đẩy mạnh tối đa sự hoạt động các lực lượng còn lại trên bàn cờ. 3. Tổ chức phối hợp chính xác sự hoạt động của các quân.

3.1.4. Phân loại tàn cuộc.

Dựa vào đặc tính của thế trận, tàn cuộc được chia làm 2 loại: Tàn cuộc kỹ thuật và tàn cuộc chiến thuật - chiến lược.

- Tàn cuộc kỹ thuật: Khi một đấu thủ nào đó chiếm được ưu thế tuyệt đối về lực lượng so với đối phương, đang cố gắng kết thúc ván cờ bằng cách chiếu hết, và dĩ nhiên Vua bên yếu tìm cách tránh khỏi bị diệt vong. Chúng ta gọi những thế tàn cuộc này là tàn cuộc kỹ thuật. Thế tàn cuộc kỹ thuật đã được nghiên cứu từ lâu, và ngày nay lý thuyết cờ đã biết chúng rất rõ. Nhóm này gồm hầu hết các thế cờ tàn giản đơn như: Vua + Hậu chống Vua, Vua + Xe chống Vua...

- Tàn cuộc chiến thuật - chiến lược: Là nhóm lớn hơn, gồm hầu hết các thế cờ tàn mà thông thường 1 đấu thủ chưa đủ sức chiếu hết đối phương ngay, cho nên phải tìm cách khác để đánh thắng. Cách trung gian có thể là đưa Tốt lên phong cấp, tạo ưu thế về lực lượng để đủ sức chiếu hết đối phương. Những thế tàn cuộc ấy được gọi là thế cờ tàn chiến thuật - chiến lược. Trong tàn cuộc chủ yếu là nghiên cứu loại này.

3.2. Những dạng thức tàn cuộc

3.2.1. Tàn cuộc kỹ thuật.

3.2.1.1. Chiếu hết bằng Xe.

Một mình Xe không thể chiếu hết được Vua đối phương nếu như không có sự hỗ trợ của Vua mình. Phương pháp chiếu là cùng với Vua dồn Vua đối phương vào một

góc hoặc cạnh bàn cờ, buộc Vua đối phương đến lượt đi của mình phải vào thế đối mặt Vua rồi dùng Xe chiếu hết. Thông thường, điều đó thực hiện ở hàng ngang thứ

nhất hay thứ 8 hoặc các cột "a", "h". Thí dụ: (Hình 59).

Một phần của tài liệu Tập bài giảng cờ vua khối không chuyên (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w