Những yếu tố khách quan làm ảnh hưởng đến học sinh chủ yếu liên quan đến gia đình, nhà trường và xã hội cụ thể như:
Về các yếu tố trong môi trường gia đình: Sự kì vọng của cha mẹ ông bà về thành tích học tập của con mình quá cao, làm cho các em phải gồng mình cố gắng hoàn thành tốt nhất việc học tập cũng như các hoạt động khác mà cha mẹ yêu cầu. Nó là một trong nhiều yếu tố làm cho các em căng thẳng và lo âu.
Bên cạnh đó phương pháp chăm sóc, giáo dục con không phù hợp, tỷ lệ thời gian giữa học tập và vui chơi giải trí của các em không cân bằng, học quá nhiều dường như các em không có thời gian để chơi, để giải tỏa căng thẳng, kèm theo hình thức vui chơi của các con không phù hợp, hiện nay phần lớn các em xem tivi, điện thoại mà không có các hoạt động vui chơi thể chất như đá banh, bơi lội...
Gia đình giao phó con mình cho nhà trường, không quan tâm đến cảm xúc của con. Phần lớn bậc làm cha làm mẹ hiện nay không lắng
nghe tâm tư nguyện vọng của các em, hoặc lắng nghe nhưng không đáp trả tích cực, chính vì vậy, mà hai thái cực luôn luôn không cân bằng, các em thường sẽ không chia sẽ với cha mẹ về vấn đề học tập vì các em cho rằng nói nhưng sẽ không giải quyết được.
Trong gia đình thường có nhiều sự xung đột như các thành viên trong gia đình xung đột ngôn ngữ, dẫn đến tình trạng xây xát về mặt thể chất, tình trạng cha mẹ ly hôn hoặc sống ly thân, chuyển nhà…
Về các yếu tố trong môi trường nhà trường: Tính đến thời điểm hiện tại hầu hết các trường học từ cấp 2 đến đại học ở Việt Nam chưa có phòng và nhân sự chuyên trách tham vấn học đường, hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất đối phó nhằm phục vụ công tác kiểm tra giám sát, rất nhiều trường cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạyvẫn còn thiếu thốn, nhân sự chuyên trách về tâm lý học đường vẫn còn yếu về công tác chuyên môn, phần lớn chuyên viên tâm lý học đường hiện nay đều phải kiêm nhiệm nhiều hoạt động như công tác đoàn đội, công tác giảng dạy, giáo viên chủ nhiệm.
Thực tế, tại Thành phố Thủ Đức đã có nhiều hoạt động cũng như hình thức sinh hoạt đa dạng về tham vấn học đường như trả lời tư vấn qua điện thoại, email, lồng ghép các chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, giới tình... đã phần nào phát hiện kịp thời các vấn để sức khỏe tầm thần và thể chất của các em học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động này chưa được đi sâu vào nội dung tham vấn cho các em, chưa được đầu tư phát triển mạnh mẽ, các trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về nguồn tài liệu, về chuyên môn cũng như không có giáo viên chuyên trách tham vấn.
Chính sách đãi ngộ cho chuyên viên tham vấn còn thấp, chưa tương xứng với năng lực, nên các nhà trường hầu hết không thu hút được nguồn
cũng đang phát triển mạnh song vẫn chưa đáo ứng được hết nhu cầu tham vấn của các em ngày càng đa dạng, nhưng trường hợp phòng tham vấn không đáp ứng được nhu cầu đó có thể do chuyên môn, có thể do thiếu cơ sở vật chất. Chính vì vậy, nhiều tình huống tâm lý đáng tiếc xảy ra ở học sinh mà nhà trường và gia đình không xử lý kịp thời dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho học sinh chưa thực sự mang lại hiệu quả, nó chỉ mang tính chất đối phó hoặc chỉ để hoạt động hình thức. Trẻ bị bạo lực bắt nạt học đường, việc học ở trường quá dễ hoặc quá khó với kiến thức của các em, phương pháp giảng dạy của giáo viên không phù hợp, chuyển trường chuyển lớp thay đổi giáo viên làm cho trẻ không thích nghi kịp thời, cường độ học tập cao, kiến thức quá nhiều, trẻ có sử dụng một số chất kích thích.
Về các yếu tố trong môi trường xã hội: Xã hội có những tác động tiêu cực lên gia đình và nhà trường, gián tiếp tác động đến tâm lý của các em gây ra tình trạng lo âu căng thẳng.