Nghiên cứu chỉ dừng ở mô tả thực trạng lo âu học đường ở học sinh trung học cơ sở, phân tích mức độ ảnh hưởng và đề xuất phương án giải quyết ở TP Thủ Đức. Nghiên cứu sử dụng phương pháp chi bình phương để tìm mối tương quan có ý nghĩa giữa các yếu tố. Phương pháp sàng lọc và đánh giá lo âu dựa trên thang đo lo âu Phillips. Từ đó, chúng tôi đề xuất phương pháp giải quyết thực trạng.
Cách thức tiến hành: Dùng phần mềm Stata 13 để phân tích 3 nhóm: không lo âu, lo âu vừa, lo âu nặng trên 65 em. Số liệu được lấy từ 3 bảng phỏng vấn sâu. Sau đó, chúng tôi phân tích mối liên quan giữa lo âu vừa, nặng với 8 yếu tố trong bảng hỏi Phillips. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất phương án giải quyết.
Tiểu kết chương 2
hiện phương pháp nghiên cứu tài liệu trước tiên: hiểu được nền tảng lý thuyết, tạo ra cơ sở lý luận, hiểu được nguyên nhân chung dẫn đến lo âu học đường. Bước 2 chúng tôi dựa trên tài liệu hiện có tiếp tục xây dựng phương pháp thu thập số liệu và nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu chia làm 2 phần: bảng khảo sát thu thập bằng google form (thang đo lo âu học đường Phillips, thông tin đặc điểm), bảng hỏi phỏng vấn sâu cho học sinh, giảng viên, phụ huynh. Bước 3 chúng tôi xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata. Cuối cùng, chúng tôi phân tích số liệu bằng phầm mềm phân tích Stata 13.
Trong luận văn, về cơ bản đã thực hiện song song nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bước đầu phù hợp với kế hoạch đưa ra, luận văn có độ tin cây và độ chính xác cao. Từ đó, mang lại kết quả có giá trị về mặt thực tiễn lẫn khoa học.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH