Các yếu tố sức khỏe tinh thần liên quan đến thực trạng kiệt sức nghề nghiệp

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 79 - 110)

giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh

Các yếu tố sức khỏe tinh thần được chúng tôi đahs giá bao gồm: hạnh phúc tinh thần, thực trạng biểu hiện sức khỏe tổng quát, thực trạng biểu hiện nhận thức về stress.

Hạnh phúc tinh thần của giảng viên được chúng tôi đánh giá bằng thang đo WHO-5. Điểm số của từng câu hỏi sẽ dao động từ 0 đến 5 trong đó điểm càng cao thì càng khỏe mạnh tâm lý.

Thực trạng biểu hiện sức khỏe tổng quát của giảng viên được đánh giá theo thang đo GHQ-12. Theo đó điểm số càng cao càng thể hiện tần suất thường xuyên của biểu hiện bất thường về khía cạnh sức khỏe

Thực trạng biểu hiện nhận thức về stress ở giảng viên được ghi nhận theo thang đo PS-10 bảng tiếng Việt. Điểm các câu trả lời càng lớn càng cho thấy mức độ stress cao.

Bảng 3.26. Thực trạng biểu hiện sức khỏe tinh thần của giảng viên

Biểu hiện Phạm vi thang điểm ĐTB ĐLC Thấp nhất Cao nhất Độ nghiêng 1. Hạnh phúc tinh thần 0 – 25 10,3 5,6 4 25 0,764 2. Sức khỏe tổng quát 0 – 36 11,5 5,4 0 20 -0,355 3. Stress nhận thức được 0 – 40 17,1 7,4 0 32 -0,102

Kết quả mối liên hệ giữa sức khỏe tinh thần và thực trạng kiệt sức nghề nghiệp được thể hiện trong bảng 3.27.

Bảng 3.27. Tương quan giữa sức khỏe tinh thần và thực trạng kiệt sức

Biểu hiện Mức độ hạnh phúc Vấn đề sức khỏe tổng quát Nhận thức về stress Hệ số tương quan Kendall Tau (giá trị p)

Suy kiệt cảm xúc -0,381 p=0,0001 0,501 p=0,0001 0,550 p=0,0001 Cảm giác hoài nghi/sai

lệch về bản thân -0,451 p=0,0001 0,522 p=0,0001 0,457 p=0,0001 Thành tích cá nhân suy giảm -0,476 p=0,0001 0,377 p=0,0001 0,169 p=0,02 Kiệt sức nghề nghiệp -0,556 p=0,0001 0,609 p=0,0001 0,533 p=0,0001

Thông qua phân tích tương quan, chúng tôi ghi nhận mối tương quan nghịch giữa mức độ kiệt sức nghề nghiệp và hạnh phúc tinh thần ở giảng viên (r= -0,556; p=0,0001), kết quả này cho thấy mức độ kiệt sức nghề nghiệp càng cao thì mức độ hạnh phúc càng giảm và ngược lại.

Kết quả bảng 3.28 cho thấy kiệt sức nghề nghiệp tương quan cao với vấn đề sức khỏe tổng quát và nhận thức về stress. Giảng viên càng kiệt sức thì vấn đề sức khỏe tổng quát và mức độ stress càng trầm trọng.

Giai đoạn dịch COVID đánh dấu sự thay đổi và khó khăn cho tất cả mọi ngành nghề nhưng cũng mang lại cơ hội để mọi người nâng cao chuyên môn và tự nghiên cứu về giai đoạn mới. Đối với giảng viên ngành y là cơ hội để quan sát, nghiên cứu và tìm hiểu về bệnh dịch, sức khỏe trong giai đoạn COVID. Đối với giảng viên ngành khoa học xã hội và kinh tế, sự thay đổi trong hoạt động xã hội, mua bán, sự di dân là những chủ đề để giảng viên tìm hiểu.

Tiểu kết chương 3

Kết quả nghiên cứu thực tiễn kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy giảng viên có tỉ lệ kiệt sức nghề nghiệp ở mức độ cao trong đó biểu hiện “suy kiệt cảm xúc” ở mức độ cao chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kế giữa mức độ kiệt sức nghề nghiệp với các biến số: về giới tính thì nữ có mức độ kiệt sức cao hơn nam giới; về độ tuổi thì nhóm giảng viên dưới 30 tuổi có mức độ kiệt sức cao hơn nhóm còn lại; về tình trạng hôn nhân thì nhóm độc thân có kiệt sức cao hơn nhóm đã kết hôn; về học vị

thì nhóm cử nhân và thạc sĩ kiệt sức thấp hơn nhóm tiến sĩ, về chuyên ngành thì nhóm ngành y khoa có mức độ kiệt sức cao hơn các nhóm ngành khác.

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được các yếu tố trong giai đoạn dịch COVID ảnh hưởng đế mức độ kiệt sức nghề nghiệp của giảng viên bao gồm: tần suất thực hành chuyên môn trong 1 tháng gần nhất, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, giáo vụ và thực hiện công tác chống dịch do trường phân công, nơi ở bị phong tỏa, tình trạng nhiễm COVID của bản thân và thân nhân.

Kết quả cũng ghi nhận mối tương quan nghịch đảo giữa kiệt sức nghề nghiệp với mức độ hạnh phúc và mối tương quan thuận giữa mức độ kiệt sức với mức độ stress và vấn dề sức khỏe tổng quát.

Các trường hợp phỏng vấn sâu đã làm rõ hơn nguyên nhân và hệ quả của mức độ kiệt sức nghề nghiệp trong đó nổi bật là những ảnh hưởng của dịch COVID đến hoạt động giảng dạy, ảnh hưởng đến kinh tế và sinh hoạt thường ngày.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin rút ra một số kết luận và đưa ra kiến nghị như sau:

1. Kết luận

1.1. Kết luận về lý luận

Kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học được định nghĩa là sự kết hợp của các biểu hiện kiệt quệ về mặt cảm xúc, gia tăng cảm giác hoài nghi bản thân và giảm thành tích cá nhân do căng thẳng kéo dài liên quan đến công việc trong môi trường đại học như giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn sinh viên dẫn đến các hệ quả về sức khỏe thể lý và hoạt động giảng dạy.

Kết sức nghề nghiệp ở giảng viên là cấu trúc 3 thành phần gồm: suy kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi/ sai lệch về bản thân, thành tích cá nhân suy giảm.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học bao gồm: các yếu tố nhân khẩu, các yếu tố công việc, các yếu tố liên quan đến COVID và sức khỏe tâm thần.

1.2. Kết luận về thực tiễn

Nghiên cứu thực tiễn được tiến hành trên 188 giảng viên tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm đánh giá thực trạng biểu hiện và mức độ kiệt sức nghề nghiệp. Kết quả ghi nhận 87 giảng viên (tỉ lệ 46,3%) không có kiệt sức nghề nghiệp, 92 giảng viên (tỉ lệ 48,9%) kiệt sức ở mức trung bình và 9 giảng viên (tỉ lệ 4,8%) kiệt sức ở mức cao. Trong đó tỉ lệ suy kiệt cảm xúc ở mức độ cao chiếm tỉ lệ cao nhất với 5,3%.

Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kế giữa mức độ kiệt sức nghề nghiệp với các biến số: về giới tính thì nữ có mức độ kiệt sức cao hơn nam giới; về độ tuổi thì nhóm giảng viên dưới 30 tuổi có mức độ kiệt sức cao hơn nhóm còn lại; về tình trạng hôn nhân thì nhóm độc thân có kiệt sức cao hơn nhóm đã kết hôn; về học vị thì nhóm cử nhân và thạc sĩ kiệt sức thấp hơn nhóm tiến sĩ, về chuyên ngành thì nhóm ngành y khoa có mức độ kiệt sức cao hơn các nhóm ngành khác.

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra được các yếu tố trong giai đoạn dịch COVID ảnh hưởng đế mức độ kiệt sức nghề nghiệp của giảng viên bao gồm: tần suất thực hành chuyên môn trong 1 tháng gần nhất, thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, giáo vụ và thực hiện công tác chống dịch do trường phân công, nơi ở bị phong tỏa, tình trạng nhiễm COVID của bản thân và thân nhân.

Kết quả cũng ghi nhận mối tương quan nghịch đảo giữa kiệt sức nghề nghiệp với mức độ hạnh phúc và mối tương quan thuận giữa mức độ kiệt sức với mức độ stress và vấn dề sức khỏe tổng quát.

Các trường hợp phỏng vấn sâu đã làm rõ hơn nguyên nhân và hệ quả của mức độ kiệt sức nghề nghiệp trong đó nổi bật là những ảnh hưởng của dịch COVID đến hoạt động giảng dạy, ảnh hưởng đến kinh tế và sinh hoạt thường ngày.

2. Kiến nghị

Đối với cấp lãnh đạo cơ sở

- Các cấp quản lý cần nhận thức đúng về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học để có sự điều chỉnh trong hoạt động quản lý, phân bổ lịch dạy cho phù hợp nhằm tạo ra môi trường giáo dục tốt, có hiệu quả.

- Cần xây dựng các chương trình thăng tiến, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giảng viên, nhất là những giảng viên có nguy cơ kiệt sức nghề nghiệp cao như giới tính nữ, giảng viên đang thực hành chuyên môn trong mùa dịch, giảng viên ngành y khoa, bản thân và có thân nhân mắc phải COVID,…

Đối với giảng viên

- Giảng viên có thể tự đánh giá về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của mình dựa vào thang đo được sử dụng trong nghiên cứu. Điều này sẽ giúp họ tự điều chỉnh được các yếu tố trong cuộc sổng để hoàn thành tốt vai trò giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn sinh viên.

- Việc thực hành chuyên môn song song với hoạt động nghiên cứu, giảng dạy cần phải được sắp xếp khoa học để tránh tình trạng kiệt sức nghề nghiệp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Thu Hà, Doãn Ngọc Hải (2016), Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường.

2. Trần Duy Tâm, Đào Trần Thái (2017), Tình trạng kiệt sức của các thấy thuốc, http://bvtt-tphcm.org.vn/tinh-trang-kiet-suc-cua-cac-thay-thuoc-2/

3. Nguyễn Trung Tần (2012), Stress của nhân viên Y tế tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học - Trường Đại học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh.

TIẾNG ANH

4. Aamodt, M. A. (2015) Industrial/Organizational Psychology: An Applied Approach Cengage Learning, 563.

5. Allen, J., Mellor, D. (2002) "Work context, personal control, and burnout amongst nurses". West J Nurs Res, 24, (8), 905-17.

6. Alves, P. C., Oliveira, A., Paro, H. (2019) "Quality of life and burnout among faculty members: How much does the field of knowledge matter?". PloS one, 14, (3), e0214217-e0214217.

7. Bakker, A. B., Costa, P. L. (2014) "Chronic job burnout and daily functioning: A theoretical analysis". Burnout Research, 1, (3), 112-119.

8. Bakker, A. B., Demerouti, E. (2007) "The job demands-resources model: State of the art". Journal of managerial psychology, 22, (3), pg. 309-328.

9. Brouwers, A., Tomic, W. (2000) "A longitudinal study of teacher burnout and perceived self-efficacy in classroom management". Teaching and Teacher Education, 16, (2), 239-253.

10. Cho, I., Lee, J., Kim, K., Lee, J., Lee, S. (2021) "Schoolteachers' Resilience Does but Self-Efficacy Does Not Mediate the Influence of Stress and Anxiety Due to the COVID-19 Pandemic on Depression and Subjective Well-Being".

11. Chou, L. P., Li, C. Y., S. Hu (2014) "Job stress and burnout in hospital employees: Comparisons of different medical professions in a regional hospital in Taiwan". BMJ open, 4, e004185.

12. Cohen, S., Kamarck, T., Mermelstein, R. (1994) Perceived stress scale,.

Measuring Stress: A Guide for Health and Social Scientists,. Oxford University Press, New York,

13. Cooper, C. L., Marshall, J. (1976) "Occupational sources of stress: A review of the literature relating to coronary heart disease and mental ill health". Journal of occupational psychology, 49, (1), pg. 11-28.

14. Crawford, E. R., Lepine, J. A., Rich, B. L. (2010) "Linking job demands and resources to employee engagement and burnout: a theoretical extension and meta-analytic test". J Appl Psychol, 95, (5), 834-48.

15. Demerouti, E., Bakker, A. (2007) The Oldenburg Burnout Inventory. A Good Alternative to Measure Burnout (and Engagement).

16. Donath, S. (2001) "The validity of the 12-item General Health Questionnaire in Australia: a comparison between three scoring methods". Aust N Z J Psychiatry,

35, (2), 231-5.

17. Easthope, C., Easthope, G. (2000) "Intensification, Extension and Complexity of Teachers' Workload". British Journal of Sociology of Education, 21, (1), 43- 58.

18. Embriaco, N., Papazian, L., Kentish-Barnes, N., Pochard, F., Azoulay, E. (2007) "Burnout syndrome among critical care healthcare workers". Curr Opin Crit Care, 13, (5), 482-8.

19. Feldt, T., Rantanen, J., Hyvönen, K., Mäkikangas, A., Huhtala, M., Pihlajasaari, P., Kinnunen, U. (2014) "The 9-item Bergen Burnout Inventory: factorial validity across organizations and measurements of longitudinal data". Ind Health, 52, (2), 102-12.

20. Freudenberger, H. J. (1974) "Staff Burn-Out". Journal of Social Issues, 30, (1), 159-165.

21. Friedman, A. (1995) "School Principal Burnout: The concept and its components". Journal of Organizational Behavior, 16, (2), 191-198.

22. Gillespie, N., Walsh, M., Winefield, A., Dua, J., Stough, C. (2001) "Occupational Stress in Universities: Staff Perceptions of the Causes, Consequences and Moderators of Stress". Work & Stress, 15.

23. Goldberg, D. P., Blackwell, B. (1970) "Psychiatric illness in general practice. A detailed study using a new method of case identification". Br Med J, 1, (5707), 439-43.

24. Goldhagen, B. E., Kingsolver, K., Stinnett, S. S., Rosdahl, J. A. (2015) "Stress and burnout in residents: impact of mindfulness-based resilience training". Adv Med Educ Pract, 6, 525-32.

25. Giorgio Grossi, Aleksander Perski, Birgitta Evengård, Vanja Blomkvist, Kristina Orth-Gomér (2003) "Physiological correlates of burnout among women". Journal of Psychosomatic Research, 55, (4), 309-316.

26. Halbesleben, R. B., Demerouti, E. (2005) "The construct validity of an alternative measure of burnout: Investigating the English translation of the Oldenburg Burnout Inventory". Work & Stress, 19, (3), 208-220.

27. Hoang, T. D., Colebunders, R., Fodjo, J. N. S., Nguyen, N. P. T., Tran, T. D., Vo, T. V. (2021) "Well-Being of Healthcare Workers and the General Public during the COVID-19 Pandemic in Vietnam: An Online Survey". Int J Environ Res Public Health, 18, (9).

28. Jones, J. W. (1980) The staff burnout scale: A validity study, Paper presented at the meeting of the Midwestern Psychological Association, St. Louis, MO,

29. Karasek, R. (1990) "Stress, productivity, and the reconstruction of working life". Health work.

30. Kim, M. H., Mazenga, A. C., Simon, K., Yu, X., Ahmed, S., Nyasulu, P., Kazembe, P. N., Ngoma, S., Abrams, E. J. (2018) "Burnout and self-reported suboptimal patient care amongst health care workers providing HIV care in Malawi". PLoS One, 13, (2), e0192983.

31. Kyriacou, C. (1987) "Teacher stress and burnout: An international review".

Educational Research, 29, (2), 146-152.

32. Langballe, E. M., Innstrand, S. T., Aasland, O. G., Falkum, E. (2011) "The predictive value of individual factors, work-related factors, and work–home interaction on burnout in female and male physicians: a longitudinal study".

Stress and Health, 27, (1), 73-87.

33. Leiter, M. P., Maslach, C. (2003) Areas of worklife: A structured approach to organizational predictors of job burnout. In Emotional and physiological processes and positive intervention strategies Emerald Group Publishing Limited, pg. 91-134

34. Leiter, M. P., Maslach, C. (2005) "A mediation model of job burnout". Research companion to organizational health psychology, pg. 544.

35. Leiter, M. P., Maslach, C. (2009) "Nurse turnover: the mediating role of burnout". J Nurs Manag, 17, (3), 331-9.

36. Liu, X., Zhao, Y., Li, J., Dai, J., Wang, X., Wang, S. (2020) "Factor Structure of the 10-Item Perceived Stress Scale and Measurement Invariance Across Genders Among Chinese Adolescents". Frontiers in psychology, 11, 537-537.

37. Lizana, P. A., Vega-Fernadez, G., Gomez-Bruton, A., Leyton, B., Lera, L. (2021) "Impact of the COVID-19 Pandemic on Teacher Quality of Life: A Longitudinal Study from before and during the Health Crisis". International journal of environmental research and public health, 18, (7), 3764.

38. Lloyd, C., King, R. (2004) "A survey of burnout among Australian mental health occupational therapists and social workers". Social psychiatry and psychiatric epidemiology, 39, (9), pg. 752-757.

39. Mark, G., Smith, A. P. (2012) "Occupational stress, job characteristics, coping, and the mental health of nurses". Br J Health Psychol, 17, (3), 505-21.

40. Michelle Maru (2002) "Job burnout: A review of recent literature". Journal of Occupational and Organizational Psychology, 106, (1), pg. 5-48.

41. Maslach, C, Jackson, S. (1981) "The measurement of experienced burnout".

42. Maslach, C., Jackson, S., Leiter, M. P. (1997) The Maslach Burnout Inventory Manual. 191-218

43. Maslach, C., Leiter, M. P., Schaufeli, W. B. (2009) Measuring Burnout. The Oxford handbook of organizational well-being. Oxford University Press, 86-108 44. Maslach, C., Schaufeli, W. B., Leiter, M. P. (2001) "Job burnout". Annu Rev

Psychol, 52, 397-422.

45. Christina Maslach, Susan E Jackson, Michael P Leiter, Wilmar B Schaufeli, Richard L Schwab (1986) "Maslach burnout inventory". Consulting Psychologists Press Palo Alto, 21.

46. McCormack, H. M., MacIntyre, T. E., O'Shea, D., Herring, M. P., Campbell, M. J. (2018) "The Prevalence and Cause(s) of Burnout Among Applied Psychologists: A Systematic Review". Front Psychol, 9, 1897.

47. Moss, M., Good, V. S., Gozal, D., Kleinpell, R., Sessler, C. N. (2016) "An Official Critical Care Societies Collaborative Statement: Burnout Syndrome in Critical Care Health Care Professionals: A Call for Action". Am J Crit Care, 25, (4), 368-76.

48. Muscatello, A., Bruno, A., Mattei, A. (2006) "Association between burnout and anger in oncology versus ophthalmology health care professionals".

Psychological reports, 99, (2), pg. 641-650.

49. Nguyen, H. T. T., Kitaoka, K., Sukigara, M., Thai, A. L. (2018) "Burnout Study of Clinical Nurses in Vietnam: Development of Job Burnout Model Based on Leiter and Maslach's Theory". Asian Nursing Research, 12, (1), 42-49.

50. Lindsey O’Brennan, Elise Pas, Catherine Bradshaw (2017) "Multilevel Examination of Burnout Among High School Staff: Importance of Staff and School Factors". School Psychology Review, 46, 165-176.

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 79 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w