giảng viên đại học thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.5. Tương quan giữa các biểu hiện cạn kiệt cảm xúc
Biểu hiện cạn kiệt cảm xúc EE1 EE2 EE3 EE4 EE5 EE6 EE7 EE8
Hệ số tương quan (*)
EE1. Không còn cảm xúc trong công việc
EE2. Bị sử dụng hết năng
lượng vào cuối ngày làm việc 0,642 EE3. Mệt mỏi khi thức dậy
vào buổi sáng và đối mặt với ngày làm việc tiếp theo
0,648 0,668 EE4. Làm việc với mọi người
cả ngày là một sự căng thẳng 0,546 0,543 0,450 EE5. Cảm thấy bị kiệt sức
trong công việc 0,646 0,467 0,629 0,452 EE6. Cảm thấy thất vọng bởi
công việc 0,679 0,526 0,607 0,636 0,640
EE7. Cảm thấy mình đang
làm việc quá sức 0,586 0,563 0,621 0,374 0,680 0,621 EE8. Làm việc trực tiếp cùng
nhiều người gây nhiều áp lực 0,625 0,465 0,676 0,553 0,645 0,718 0,585 EE9. Cảm thấy như đang đuối
sức, không còn kiên nhẫn 0,695 0,575 0,650 0,645 0,666 0,820 0,585 0,764
(*) Hệ số r theo tương quan Pearson
Kết quả bảng 3.5 cho thấy trong các biểu hiện suy kiệt cảm xúc, biểu hiện “Có mối tương quan cao giữa biểu hiện “Làm việc trực tiếp cùng nhiều người gây nhiều áp lực” và “Cảm thấy thất vọng bởi công việc” (r=718; p=0,0001). Như vậy một trong những yếu tố gây nên sự thất vọng và dẫn đến tình trạng suy kiệt cảm xúc là yếu tố con người, đồng nghiệp. Các ngành như y khoa, khoa học xã hội, kinh té như trong nghiên cứu này có đặc điểm chung là đều cần phải giao tiếp rất nhiều, do đó yếu tố đồng nghiệp sẽ có tác động lớn đến trải nghiệm công việc của giảng viên.
Kế đến là mối tương quan cao giữa biểu hiện “Cảm thấy mình đang làm việc quá sức” và biểu hiện “Cảm thấy bị kiệt sức trong công việc” (r=0,680; p=0,0001).
Thể lý và tâm lý là hai thành phần không thể tách rời của con người, do đó việc làm việc liên tục, cường độ cao sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và khi mệt mỏi thì tâm lý cũng sẽ gặp ảnh hưởng.
Bảng 3.6. Tương quan giữa các biểu hiện cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân
Biểu hiện cạn kiệt cảm xúc DP1 DP2 DP3 DP4
DP1. Đối xử với một số sinh viên như những “đối tượng” vật chất chứ không phải là người
DP2. Trở nên vô cảm, khắc nghiệt hơn
đối với mọi người 0,677
DP3. Lo lắng rằng công việc này sẽ làm
bản thân chai cứng cảm xúc 0,587 0,801
DP4. Không thực sự quan tâm những gì
xảy ra với một số sinh viên 0,650 0,609 0,469
DP5. Cảm thấy sinh viên đổ lỗi cho mình
về các vấn đề của họ 0,498 0,671 0,628 0,437
(*) Hệ số r theo tương quan Pearson
Kết quả bảng 3.6 cho thấy trong các biểu hiện cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân, biểu hiện “Lo lắng rằng công việc này sẽ làm bản thân chai cứng cảm xúc” và “Trở nên vô cảm, khắc nghiệt hơn đối với mọi người” có mối tương quan cao nhất (r=0,801;p=0,0001). Những công việc trong cường độ cao, tiếp xúc với những yếu tố tiêu cực mỗi ngày sẽ dẫn đến tình trạng chai cứng cảm xúc như một cơ chế phòng vệ để một cá nhân không cảm thấy đau khổ. Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ giảng viên là người đang thực hành trong lĩnh vực y khoa chiếm đến 45,2% nên tình trạng chai cứng cảm xúc có thể là hệ quả của việc phải chứng kiến cảnh thương tật, tử vong của bệnh nhân và dẫn đến tình trạng khắc nghiệt với sinh viên và bệnh nhân khác.
Bảng 3.7. Tương quan giữa các biểu hiện thành tích cá nhân
Biểu hiện cạn kiệt cảm xúc PA1 PA2 PA3 PA4 PA5 PA6 PA7
Hệ số tương quan (*)
PA1. Dễ dàng hiểu được cảm nhận của sinh viên PA2. Giải quyết rất hiệu quả
các vấn đề của sinh viên 0,712 PA3. Cảm thấy công việc
của mình ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống người khác
0,516 0,580
PA4. Cảm thấy tràn đầy
năng lượng 0,441 0,466 0,497
PA5. Có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí thoải mái với sinh viên
0,588 0,592 0,629 0,648 PA6. Cảm thấy phấn khởi
sau khi hợp tác chặt chẽ với sinh viên
0,641 0,651 0,606 0,637 0,775
PA7. Đã đạt được nhiều điều có giá trị trong công việc
0,556 0,611 0,690 0,617 0,634 0,651 PA8. Trong công việc,
giảng viên bình tĩnh để đối phó với vấn đề tình cảm
0,513 0,494 0,274 0,425 0,448 0,443 0,473
(*) Hệ số r theo tương quan Pearson
Kết quả bảng 3.7 cho thấy trong những biểu hiện thành tích cá nhân, biểu hiện “Giải quyết rất hiệu quả các vấn đề của sinh viên” và “Dễ dàng hiểu được cảm nhận của sinh viên” có mối tương quan cao (r=0,712;p=0,0001). Cao nhất là tương quan giữa biểu hiện “Cảm thấy phấn khởi sau khi hợp tác chặt chẽ với sinh viên” với biểu hiện “Có thể dễ dàng tạo ra một bầu không khí thoải mái với sinh viên” (r=0,775;p=0,0001). Như vậy, bầu không khi hợp tác sẽ có mối tương quan cao với việc hợp tác chặt chẽ, không khó thoải mái khi làm việc. Ý kiến của thầy N.H.Â, trường đại học Hoa Sen như sau: “Các bạn sinh viên bây giờ có trải nghiệm rất phong phú, có bạn mới năm hai đã đi làm thêm và có các hoạt động xã hội rất thú
vị. Chính bản thân tôi cũng phải học rất nhiều từ các bạn, lắng nghe các bạn chia sẻ có rất nhiều điều hay và đặc biệt các bạn rất cởi mở với mình dĩ nhiên mình cũng sẽ phải lắng nghe và tôn trọng các em”.
Bảng 3.8. Tương quan giữa các biểu hiện kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên
Biểu hiện Suy kiệt cảm xúc Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân Thành tích cá nhân suy giảm Kiệt sức nghề nghiệp
Hệ số tương quan Pearson (giá trị p)
Suy kiệt cảm xúc Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 0,778 (0,0001) Thành tích cá 0,317 0,425
nhân suy giảm (0,109) (0,002)
Kiệt sức nghề 0,876 0,864 0,537
nghiệp (0,0001) (0,0001) (0,0001)
Kết quả bảng 3.8 cho thấy các biểu hiện “Suy kiệt cảm xúc” có tương quan cao với biểu hiện “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” với r=0,778; p=0,0001. Biểu hiện “Thành tích cá nhân suy giảm” không có mối tương quan mang ý nghĩa thống kê với biểu hiện “Suy kiệt cảm xúc” nhưng có mối tương quan với biểu hiện “Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân” với r=0,425; p=0,002.