2.2.2.1. Mục đích
Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học và các yếu tố ảnh hưởng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học. 2.2.2.2. Nội dung
Bảng hỏi về kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học có các nội dung chính như sau
Bảng 2.4. Nội dung bảng hỏi về kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học
STT Nội dung Số biến
quan sát Thang đo
Phần 1: Đặc điểm cá nhân và công việc giảng viên
1 Tuổi 1 Định lượng
2 Giới tính 1 Nhị giá
3 Tình trạng hôn nhân 1 Định danh
4 Trình độ học vấn 1 Định danh
5 Thâm niên công tác 1 Định danh
6 Chuyên ngành 1 Định danh
7 Thực hành liên quan chuyên môn 1 Định danh
9 Mức độ nhận được liên hệ công việc
ngoài giờ 1 Thứ bậc
10 Số tiết giảng dạy mỗi tuần 1 Định lượng
Phần 2: Trải nghiệm COVID của giảng viên
1 Hình thức giảng dạy trong dịch COVID 1 Định danh 2 Các công tác đảm nhận trong dịch
COVID 3 Định danh
3 Tình trạng bản thân và gia đình trong
dịch COVID 3 Định danh
Phần 3: Thực trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học
1 Suy kiệt cảm xúc 9 Likert 7 mức độ (*)
2 Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân 5 Likert 7 mức độ (*)
3 Thành tích cá nhân suy giảm 8 Likert 7 mức độ (*)
(*)7 mức độ tương ứng 0: Không bao giờ; 1: Vài lần/ năm; 2: Một lần/ tháng; 3: Vài lần/ tháng, 4: Một lần/ tuần; 5: Vài lần/ tuần; 6: Mỗi ngày
2.2.2.3. Cách tính điểm
Mỗi nhóm biểu hiện của kiệt sức nghề nghiệp được đánh giá bằng cách tính tổng điểm của các tiểu mục. Tổng điểm kiệt sức nghề nghiệp chung là tổng điểm của 3 nhóm biểu hiện: suy kiệt cảm xúc, cảm giác sai lệch về bản thân và cảm giác về hiệu suất công việc của cá nhân.
- Suy kiệt cảm xúc (EE) = mục 1+2+3+6+8+13+14+16+20. Điểm EE càng cao thì mức độ kiệt sức nghề nghiệp càng lớn. Điểm EE sẽ dao động từ 0 đến 54 điểm. - Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân (DP) = mục 5+10+11+15+22. Điểm DP
càng cao thì mức độ kiệt sức nghề nghiệp càng lớn. Điểm DP sẽ dao động từ 0 đến 30 điểm.
- Thành tích cá nhân suy giảm (PA) = mục 4+7+9+12+17+18+19+21. Điểm PA càng thấp thì mức độ kiệt sức nghề nghiệp càng lớn. Do các tiểu mục của khía cạnh thành tích cá nhân suy giảm được tính điểm ngược, vì vậy, chúng tôi đảo
ngược điểm PA trước khi tính điểm kiệt sức nghề nghiệp tổng thể. Do đó, điểm thành tích cá nhân suy giảm = 48 – PA. Điêm PA sẽ dao động từ 0 đến 48 điểm. - Tổng điểm kiệt sức nghề nghiệp chung = EE + DP + (48 – PA). Tổng điểm KSNN
chung càng lớn thì mức độ KSNN càng cao và ngược lại.
Theo Hướng dẫn sử dụng của sổ tay Maslach Burnout Inventory, kiệt sức nghề nghiệp nên được khái niệm hóa như một biến liên tục, từ mức độ thấp, trung bình đến mức độ cao. Nó không nên được xem như là một biến nhị phân. Điểm số được coi là cao nếu điểm trung bình của chúng nằm ở một phần ba trên của thang điểm, trung bình nếu chúng ở một phần ba giữa và thấp nếu chúng ở một phần ba dưới. Các điểm giới hạn của KSNN được phân loại chi tiết tại bảng sau [45]:
Bảng 2.5. Điểm cắt phân loại kiệt sức nghề nghiệp
Kiệt sức nghề nghiệp Mức độ thấp Mức độ trung bình Mức độ cao
Suy kiệt cảm xúc (EE) (9 câu) ≤18 19 - 35 ≥36
Cảm giác hoài nghi/sai lệch về bản thân
(DP) (5 câu) ≤10 11 – 19 ≥20
Thành tích cá nhân suy giảm (PA) (8
câu – đã đổi điểm) ≤16 17 – 31 ≥32
Kiệt sức nghề nghiệp chung ≤44 45 – 87 ≥88