Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 50)

2.2.5.1. Mục đích

Dữ liệu trực tuyến thu được từ bảng hỏi được chuyển từ hệ chữ sang hệ số trên phần mềm Excel, sau đó dữ liệu được chuyển sang và xử lý bằng phần mềm SPSS bản 20.0. Các phương pháp thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

2.2.5.2. Phân tích thống kê mô tả

- Đối với các biến số danh định: sử dụng tần suất và tỉ lệ % để mô tả.

- Đối với các biến số định lượng: sử dụng điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Điểm trung bình được dùng để tính điểm đạt được của từng nội dung đo và toàn thang đo. Độ lệch chuẩn được dùng để mô tả mức độ phân tán hay mức độ tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.

- Sư dụng biểu đồ histogram để mô tả các biến số điểm khía cạnh của kiệt sức nghề nghiệp.

2.2.5.3. Phân tích thống kê suy luận

Kiểm định t-test và phân tích phương sai 1 nhân tố (one-way ANOVA) được sử dụng để phân tích so sánh sự tương dồng và khác biệt về kiệt sức nghề nghiệp giữa các nhóm nhân khẩu – xã hội, nghề nghiệp và bối cảnh Covid.

Phân tích tương quan Pearson được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các biểu hiện thành phần của kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên, giữa kiệt sức nghề nghiệp với sức khỏe tâm thần (cảm nhận hạnh phúc, stress và sức khỏe tâm thần tổng quát)

Mức ý nghĩa 0,05 được áp dụng trong các kết luận của kiểm định thống kê.

Tiểu kết chương 2

Luận văn này đã được thực hiện theo một quy trình có tổ chức với 2 giai đoạn (nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực tiễn). Mỗi giai đoạn đều có mục đích, nội dung và quy trình rõ ràng. Luận văn đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp trắc nghiệm tâm lý và phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. Việc phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu

khác nhau để thông tin thu được mang tính chính xác, tin cậy và đa chiều. Số liệu thu được cũng được xử lý và phân tích theo các phương pháp khác nhau như phân tích mô tả đơn biến, đa biến, tương quan Pearson... Việc kết hợp thiết kế nghiên cứu định lượng và định tính là cơ sở để có thể nhận được những kết quả nghiên cứu đủ độ tin cậy, khách quan và mang tính khoa học cao.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w