Mô hình lý thuyết nghiên cứu kệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đạ

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 30)

Theo mô hình kiệt sức nghề nghiệp ở giảng viên đại học của tác giả Maslach, có ba nhóm biểu hiện chính bao gồm: biểu hiện suy kiệt cảm xúc, cảm giác hoài nghi về bản thân và thành tích cá nhân suy giảm.

1.3.2.1. Suy kiệt cảm xúc

Giai đoạn đầu tiên của kiệt sức nghề nghiệp là suy kiệt cảm xúc với đặc điểm của giai đoạn này bao gồm cảm giác cạn kiệt năng lượng cũng như cảm giác căng

thẳng và thất vọng [40]. Cảm giác suy kiệt cảm xúc gia tăng dẫn đến cạn kiệt cảm xúc và giảng viên cảm thấy kiệt quệ ở mức độ tâm lý [48]. Khi một giảng viên trải qua khía cạnh suy kiệt cảm xúc của kiệt sức nghề nghiệp, họ có thể xa lánh sinh viên và những đồng nghiệp khác. Những người lao động đang bị suy kiệt cảm xúc có xu hướng tập trung vào các khía cạnh rất cụ thể của công việc. Suy kiệt cảm xúc thường đi kèm với kiệt sức về thể chất, trong đó các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm thiếu năng lượng để làm việc, thức dậy mệt mỏi sau mỗi đêm ngủ, các triệu chứng tâm lý, bệnh tật, tăng xung đột trong cuộc sống hôn nhân và gia đình cũng như lạm dụng thuốc và rượu [38]. Do những điều này làm suy giảm chất lượng giảng dạy cho sinh viên. Tóm lại, một người bị suy kiệt cảm xúc sẽ thấy kiệt quệ, quá tải, mệt mỏi, suy nhược và không có đủ năng lượng. Suy kiệt cảm xúc là giai đoạn đầu tiên của kiệt sức nghề nghiệp mà một giảng viên có thể trải qua.

1.3.2.2. Cảm giác hoài nghi về bản thân

Cảm giác hoài nghi về bản thân là biểu hiện thứ hai của kiệt sức nghề nghiệp. Nó thường xảy ra sau khi suy kiệt cảm xúc xuất hiện và có chiều hướng gây ra bởi các yếu tố gây căng thẳng trong công việc. Nó đề cập đến sự thờ ơ của một người đối với công việc của họ [40]. Giai đoạn kiệt sức này được đặc trưng bởi cảm giác và thái độ thờ ơ và tiêu cực hướng đến một chủ thể nhất định. Cảm giác vô cảm và phi nhân cách này có thể khiến giảng viên xem nhẹ vấn đề/khó khăn của người khác. Cảm giác hoài nghi về bản thân có thể dẫn đến việc chất lượng giảng dạy kém, thô lỗ và không quan tâm đến sinh viên. Đây được xem là biện pháp, phản ứng bên ngoài của cá nhân và không phải là trạng thái tâm lý bên trong. Tóm lại, người bị ảnh hưởng nhận thấy công việc của họ ngày càng tiêu cực và dễ nổi giận. Họ có thể hình thành thái độ hoài nghi đối với môi trường làm việc, với lãnh đạo và các đồng nghiệp của mình. Cùng lúc đó, họ có thể khiến bản ngày càng xúc động và tự giải phóng mình khỏi công việc của họ.

1.3.2.3. Thành tích cá nhân suy giảm

Thành tích cá nhân suy giảm là giai đoạn kiệt sức nghề nghiệp cuối cùng [40]. Trong giai đoạn này, giảng viên nhìn nhận bản thân ở một khía cạnh tiêu cực, đặc

biệt là liên quan đến hiệu quả công việc. Giảng viên bị kiệt sức nghề nghiệp có thể không hài lòng với thành tích công việc và năng lực bản thân. Họ cảm thấy rằng họ không còn gia tăng giá trị hoặc những nỗ lực làm việc của họ là vô ích, họ không tạo ra sự khác biệt thông qua mối quan hệ giữa các cá nhân. Sự bất cập trong nhận thức này có ảnh hưởng tiêu cực đến tính tự giác của một người [40]. Tóm lại, kiệt sức nghề nghiệp chủ yếu ảnh hưởng đến công việc hàng ngày tại nơi làm việc, ở nhà hoặc khi chăm sóc cho các thành viên trong gia đình. Những người bị kiệt sức nghề nghiệp coi các hoạt động của họ rất tiêu cực, thấy khó tập trung, khó lắng nghe và thiếu kinh nghiệm sáng tạo.

Một phần của tài liệu KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w