Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

Chủ yếu xuất phát từ chính bản thân các em. Các em bị mất gốc, mất năng lực học tập hoặc đã từng trải qua một tình huống thất bại nào đó trong học tập và bị bạn

bè chê cười, cha mẹ đay nghiến. Các em có những mâu thuẫn với người lớn, giáo viên và bạn bè đồng trang lứa.

Vấn đề phát triển các đặc điểm tâm sinh lý như dễ khóc dễ cười hay giận hờn, quá nhạy cảm, nhút nhát và tự ti, sự tự ý thức, tự đánh giá và lòng tự trọng của các em ngày càng phát triển mạnh, nếu như người lớn hành xử không phù hợp làm cho các em bị tổn thương, cũng dẫn tới tình trạng lo âu căng thẳng ở các em.

Khi thay đổi vị trí, hoàn cảnh xã hội như chuyển trường chuyển nhà mà các em không có sự chuẩn bị tâm lý trước dẫn đến áp lực căng thẳng lo âu xuất hiện.

Kiến thức, kinh nghiệm cá nhân đang được tích lũy dần, việc thành công trong vấn đề học tập cũng như sinh hoạt cuộc sống hằng ngày mức độ thích nghi của các em cao, sự đồng cảm, tinh thần trách nhiệm cao sẽ giúp cho các em có khả năng tự nhìn nhận vấn đề một cách thấu tình đạt lý hơn, khách quan hơn, có nhiều phương án xử lý hơn, vị trí của các em trong các mối quan hệ xã hội thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này.

Các em có một số bệnh thực thể như bệnh lý về da liễu, tâm thần kinh... cũng được xem là nguyên nhân gây nên lo âu.

Tiểu kết Chương 1

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về lo âu học đường của học sinh trung học cơ sơ, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu lo âu học đường là rất cần thiết trong tình hình công nghệ 4.0 ngày càng phát triển như hiện nay. Từ các quan điểm khác nhau của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đưa ra một kết luận chung, nếu lo âu diễn ra trong một thời gian kéo dài nó sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của mọi người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng, nó được biểu hiện qua các mặt như nhận thức, hành vi, cảm xúc, và thể chất.

Trong chương 1 này, chúng tôi đưa ra một số khái niệm công cụ như: rối loạn lo âu, lo âu học đường, đồng thời, đưa ra một số biểu hiện của lo âu và cách phân loại chẩn đoán về rối loạn lo âu.

Xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở, việc xác định này là cơ sở quan trọng nhằm giúp các em học sinh có sự lựa chọn các biện pháp hợp lý khắc phục được tình trạng rối loạn lo âu.

Chương 2

TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC,

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w