Các yếu tố liên quan đến “Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên”

Một phần của tài liệu LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66)

tố thành phần) ở học sinh

Bảng 3. 26 Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân với Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên ở học sinh

Lo âu liên quan đến quan hệ Đặc tính

với giáo viên

Có (n=14) Không (n=51) Giá trị P PR (KTC95%) Giới tính Nam 6 (25,0) 18 (75,0) 0,603 1,28 (0,51 – 3,25) Nữ 8 (19,5) 33 (80,5) 1 Khối lớp Lớp 6 3 (20,0) 12 (80,0) - 1 Lớp 7 2 (20,0) 8 (80,0) 1,000 1,00 (0,20 – 5,02) Lớp 8 8 (25,8) 23 (74,2) 0,673 1,29 (0,39 – 4,22) Lớp 9 1 (11,1) 8 (88,9) 0,587 0,56 (0,07 – 4,64) Học lực Khá trở xuống 2 (11,1) 16 (88,9) - 1 Giỏi 9 (23,7) 29 (76,3) 0,302 2,13 (0,51 – 8,97) Xuất sắc 3 (33,3) 6 (66,7) 0,182 3,00 (0,60 – 15,05)

Chú thích: * Kiểm định Chi bình phương; Định nghĩa: Không lo âu = lo âu ở mức bình thường; Có lo âu = lo âu cao hơn bình thường+ lo âu mức độ cao.

Bảng 3. 27 Mối liên quan giữa đặc điểm gia đình với Lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên ở học sinh

Lo âu liên quan đến

quan hệ với giáo viên Giá

Đặc tính PR (KTC95%)

Không trị P

(n=14) (n=51)

Số anh/chị/em trong gia đình

Trên 2 người 4 (40,0) 6 (60,0) 0,142 2,10 (0,78 – 5,65)

Có 2 người 8 (19,1) 34 (80,9) - 1

Là con một 2 (15,4) 11 (84,6) 0,770 0,81 (0,19 – 3,38)

Sự quan tâm của cha mẹ

Không quan tâm/bình thường 5 (31,2) 11 (68,8) - 1

Quan tâm 3 (12,5) 21 (87,5) 0,165 0,40 (0,11 – 1,46) Hoàn toàn quan tâm 6 (24,0) 19 (76,0) 0,610 0,77 (0,28 – 2,12)

Mối quan hệ giữa cha mẹ

Không tốt/rất không tốt 2 (40,0) 3 (60,0) 0,715 1,27 (0,36 – 4,51)

Bình thường 6 (31,6) 13 (68,4) - 1

Tốt 4 (21,1) 15 (78,9) 0,471 0,67 (0,22 – 2,01)

Rất tốt 2 (9,1) 20 (90,9) 0,101 0,29 (0,06 – 1,28)

Chú thích: * Kiểm định Chi bình phương; Định nghĩa: Không lo âu = lo âu ở mức bình thường; Có lo âu = lo âu cao hơn bình thường+ lo âu mức độ cao.

Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu thực tiễn trên 65 học sinh trung học cơ sở THCS Lương Định Của, THCS Bình Hưng, THCS An Phú trên địa bàn TP. Thủ Đức đã ghi nhận Có 51 học sinh trên tổng số chiếm 78,5% có mức độ lo âu bình thường, 13 học sinh chiếm 20% có mức độ lo âu học đường cao hơn mức bình thường và lo âu học đường ở mức độ cao có 1 học sinh chiếm tỉ lệ 1,5%.

Như vậy, học sinh có tỷ lệ lo âu học đường ngay nay đang có xu hướng ngày càng tăng, có thể bắt nguồn từ những ảnh hưởng bởi yếu tố liên quan đến học tập,

đặc biệt trong tình hình dịch bệnh covid 19 ngày càng phức tạp, học sinh phải tự học ở nhà, hình thức giải trí giải tỏa cẳng thăng không phong phú, phần lớn thời gian của các em là tiếp xúc với máy tính, nhu cầu phải có thành tích học tập cao. Trong mối liên quan giữa yếu tố cá nhân như giới tính, khối lớp, năng lực học tập chưa thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng. Tuy nhiên, yếu tố gia đình lại có mức độ ảnh hưởng nhất định tới các yếu tố lo âu học đường.

Chính vì vậy, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình và giáo viên rất quan trọng, sự quan tâm lẫn nhau trong các hoạt động hằng ngày nhiều hơn, sẽ giúp cho các em không bị áp lực học tập, có chất lượng cuộc sống của các em tốt hơn, giúp các em phát triển đồng đều giữa thể chất và tinh thần.

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng lo âu học đường của học sinh trung học cơ sở, qua đó học sinh có những hiểu biết nhất định về các vấn đề lo âu căng thẳng, có những hướng khắc phục cơ bản. nhưng về lâu về dài, người lớn cần quan tâm nhiều về cảm xúc của các em, hướng các em tìm ra được biện pháp khắc phục phù hợp với bản thân, tránh tình trạng học sinh lo âu ngày càng tăng ở học sinh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Về mặt lý luận: Lo âu là hiện tượng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày tại Việt Nam cũng như trên Thế giới, đối tượng bao gồm con người nói chung, học sinh trung học cơ sở nói riêng. Biểu hiện lo lắng trước một sự việc khó khăn xảy ra đối với con người, lo lắng sẽ giúp cho con người thích nghi thay đổi môi trường. Song, lo lắng xảy ra khá thường xuyên, lặp lại rất nhiều lần trong một thời gian nhất định sẽ làm cho con người mất đi khả năng kiểm soát cảm xúc, dẫn tới tình trạng không tốt cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần.

Vấn đề lo âu học đường của học sinh cần phải được hỗ trợ tâm lý kịp thời. Chính vì vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình hỗ trợ nâng đỡ các em, làm giảm tình trạng lo âu học đường hiện nay.

Ngoài ra, lo âu học đường của học sinh THCS chịu ảnh hưởng của các yếu chủ quan lẫn khách quan. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng lo âu học đường sẽ có hướng xây dựng các biện pháp khắc phục.

Về mặt biểu hiện: Thang đánh giá lo âu học đường của Phillips đưa ra 8 yếu tố đó là lo âu học đường nói chung, stress xã hội, hụt hẫng nhu cầu đạt thành tích, lo âu liên quan đến sự tự thể hiện, lo âu liên quan đến kiểm tra kiến thức, lo âu không thỏa mãn sự mong đợi của người khác, khả năng chống đỡ stress sinh lý thấp, lo âu liên quan đến quan hệ với giáo viên. Các yếu tố này thể hiện ở một số biểu hiện lo âu như: Các em thường cố gắng tìm kiếm sự công nhận, ủng hộ của giáo viên; trẻ không hiểu tại sao mình lại gặp vấn đề lo lắng khi giao tiếp với giáo viên và khả năng tự chấm dứt lo lắng là không có, mặc dù đã được người lớn trấn an; trẻ hay tránh xa việc học hành hoặc các hoạt động liên quan đến trường học, bạn bè; trẻ thiếu tự tin; trẻ gặp phải tình trạng khó tập trung nhất là việc học; lãng tránh hoặc tìm cách không tới trường học dẫn tới việc trẻ hay bị đi học muộn, hay bệnh, hay ngủ nướng; hoặc miễn cưỡng tới trường tuy nhiên việc học lại không hiệu quả; giấc ngủ bị rối loạn; một số bệnh lý mãn tính, rối loạn tăng động giảm chú ý, ám ảnh xã hội, hoảng sợ, chia ly cũng có biểu hiện kèm theo lo lắng.

Về mặt thực trạng: Nghiên cứu thực trang lo âu học đường của chúng tôi khi sử dụng thang đo lo âu học được của tác giả Phillips trên nhóm khách thể 65 học sinh của ba trường: THCS Lương Định Của, THCS Bình Hưng, THCS An Phú trên địa bàn TP. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh đã đạt được. Có 51 học sinh trên tổng số chiếm 78,5% có mức độ lo âu bình thường, 13 học sinh chiếm 20% có mức độ lo âu học đường cao hơn mức bình thường và lo âu học đường ở mức độ cao có 1 học sinh chiếm tỉ lệ 1,5%.

Tìm thấy mối liên quan giữa các yêu tố số lượng con trong gia đình và mối quan hệ giữa cha mẹ với lo âu chung, lo âu sự tự thể hiện bản thân, lo âu thỏa mãn mong đợi người khác, lo âu khả năng chống chịu stress sinh lý thấp.

KIẾN NGHỊ

Đối với phòng giáo dục đào tạo thành phố Thủ Đức cần quan tâm đến vấn đề sức khỏe tâm thần tại các trường học, đôn đốc kiểm tra giám sát việc thực hiện phòng tham vấn học đường nhằm hỗ trợ tâm lý cho các em học sinh góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng tránh bạo lực lực học đường. Xây dựng kế hoạch truyền thông dài hạn về công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho giáo viên và học sinh bằng cách thiết lập mối quan hệ trường học, bệnh viện và các cơ quan chức năng ngành giáo dục, xây dựng được mạng lưới chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh, giáo viên trên toàn thành phố. Xây dựng, phát triển thư viện điện tử về tài liệu chuyên ngành tâm lý nói chung, tâm lý học đường nói riêng.

Đối với trường học và giáo viên: Hằng năm phải xây dựng các chương trình giám sát, đánh giá, sàng lọc tâm lý cho học sinh, giáo viên định kỳ và tổ chức thực hiện vào đầu năm học, giữa học kì 1 của năm học; nhà trường và nhất là chuyên viên tâm lý học đường cần phải xây dựng được bảng câu hỏi phù hợp với học sinh của trường nhằm làm công cụ sàng lọc trước nhập học, cần phối hợp cùng với gia đình tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em có những khoảng thời gian bổ ích và vui vẻ nâng cao kỷ năng ứng phó với lo âu căng thẳng; lập các chương trình tập huấn cho giáo viên về cách thức nhận biết biểu hiện, giải quyết vấn đề liên quan

đến lo âu học đường; quan trọng nhất là kế hoạch thu hút nguồn nhân tài, tức là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chuyên viên tâm lý học đường, cho giáo viên kiêm nhiệm tâm lý học đường vừa được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, vừa cơ chế chính sách nguồn thu nhập tăng thêm nhằm đảm bảo cuộc sống.

Đối với gia đình: kết hợp với nhà trường trong giáo dục học sinh bằng cách phối hợp cùng nhà trường thực hiện phương pháp giáo dục nhất quán; Phối hợp cùng con cái xây dựng thời gian biểu học các kỹ năng cũng như môn chính phù hợp với năng lực học tập; quan tâm tích cực với việc học của con, giảm áp lực thành tích đè nặng lên tâm lý các con; Các bậc cha mẹ cần chú ý những thay đổi về mặt tâm sinh lý tuổi vị thành niên, bằng cách tích cực tham gia lớp về tìm hiểu kiến thức các mặt tâm sinh lý của con, hoặc đồng hành cùng con vượt qua tuổi khủng hoảng tuổi dậy thì; xây dựng môi trường gia đình hòa thuận,

Đối với học sinh: quan trọng nhất là phải lập thời gian biểu một cách khoa học nhất, hợp lý nhất; Phát huy những sở thích tích cực, ý nghĩa như đá bóng, vẽ, múa…; tham gia các hoạt động cộng đồng, các chương trình giúp các em phòng ngừa ứng phó với lo âu căng thẳng; kiểm tra sức khỏe định kỳ về thể chất và tinh thần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước:

1. Trần Thị Minh Đức (2012). Giáo trình tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia, tr 117-179.

2. Trương Thị Khánh Hà (2013). Giáo trình tâm lý học phát triển, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 179-207.

3. Trần Thị Huyền (2019). Sức khoẻ tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Hiểu biết về sức khỏe tâm thần ở trường học và cộng đồng, tr 289.

4. Trương Quang Lâm và cộng sự (2020). Nhu cầu tham vấn tâm lí học đường của học sinh trung học cơ sở ở tỉnh Quảng Ninh. Tạp chí khoa học giáo dục Việt Nam, tr 54-58.

5. Vũ Thị Nho (2008). Tâm lý học phát triển. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 6. Nguyễn Thị Hằng Phương (2008). Nghiên cứu một số nguyên nhân gây ra rối

loạn lo âu ở học sinh trung học phổ thông.

7. Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2019). Biểu Hiện Tổn Thương Tâm Lý Của Trẻ Em Trong Gia Đình Không Toàn Vẹn Qua Xúc Cảm , Tình Cảm Của Trẻ Với Gia Đình Và Cuộc Sống Xã Hội the Psychological Trauma Expressions of Children Living in the Non-Intergrity Fammily Through Emotions and Feelings Regard. Tạp Chí Khoa Học Đại Học Đà Lạt [Da Lat University Journal of

Science], 9(4), 45–54.

8. Nguyễn Thị Thu Sương (2015). Mối tương quan giữa lo âu - trầm cảm và mức độ bị bắt nạt của học sinh trung học cơ sở.

9. Đinh Văn Tài và cộng sự (2020). Thực trạng lo âu của học sinh tại 3 trường trung học sơ sơ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên năm 2020, 62(5).

10. Đào Thị Tuyết (2014). Thực trạng sức khỏe tâm thần và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học cơ sở Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội năm 2014, 201–209.

11. Trần Thị Thương (2014). Nghiên cứu lo âu và cách ứng phó của học sinh trung học cơ sở, luận văn Thạc sĩ, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Đại

học Quốc gia Hà Nội.

12. UNICEF Việt Nam (2018). Báo cáo Nghiên cứu về Sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội của trẻ em và thanh niên tại Việt Nam.

13. Nguyễn Thị Vân (2019). Lo âu học đường của học sinh trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn Tiến sĩ, trường đại học sư phạm Hà Nội.

Tài liệu nước ngoài

14. Ayres, J. L. (2015). Intellectual disability (Intellectual developmental disorder).

The 5-Minute Clinical Consult Standard 2016: Twenty Fourth Edition.

https://doi.org/10.4324/9780429286896-12

15. Cassidy, T. (1999). Stress, Cognition and Health (1st ed.). Routledge. Retrieved from https://www.routledge.com/Stress-Cognition-and Health/Cassidy/p/book/9780415158138

16. Gaudry, E., & Bradshaw, G. D. (1970). The differential effect of anxiety on performance in progressive and terminal school examinations. Australian Journal of Psychology. https://doi.org/10.1080/00049537008255203

17. Jastrowski Mano, K. E. (2017). School Anxiety in Children and Adolescents with Chronic Pain. Pain Research and Management. https://doi.org/10.1155/2017/8328174

18. Locker, J., & Cropley, M. (2004). Anxiety, Depression and Self-Esteem in Secondary School Children. School Psychology International. https://doi.org/10.1177/0143034304046905

19. Mayer, D. P. (2008). Overcoming school anxiety: How to help your child deal with

separation, tests, homework, bullies, math phobia, and other worries. Amacom.

20. Neal, S., Rice, F., Ng-Knight, T., Riglin, L., & Frederickson, N. (2016). Exploring the longitudinal association between interventions to support the transition to secondary school and child anxiety. Journal of Adolescence. https://doi.org/10.1016/j.adolescence.2016.04.003

21. Putwain, D. W., & Daniels, R. A. (2010). Is the relationship between competence beliefs and test anxiety influenced by goal orientation? Learning

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho học sinh)

Các em thân mến.

Lo âu là một trong những vấn đề ảnh hưởng tới việc học tập và thành công ở trường học của các em học sinh hiện nay. Sự nhận biết các dấu hiệu về lo âu học đường đòi hỏi nhà trường cũng như gia đình phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, phải được đào tạo kiến thức chuyên môn. Nhằm tìm hiểu thêm những thông tin trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Lo âu học

đường của học sinh trung học cơ sở thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: Trần Thị Thanh Huyền – Số điện thoại: 0933055832 hoặc địa chỉ email: tranthanhhuyen71088@gmail.com

Mong các em học sinh vui lòng đọc kỹ và trả lời câu hỏi phỏng vấn một cách trung thực nhất và khách quan nhất. Xin chân thành cám ơn mọi sự hợp tác và ý kiến đóng góp của các em.

Nội dung phỏng vấn:

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

1. Giới tính: Nam  Nữ  2. Lớp: 3. Tên trường học: 4. Thành tích học tập: Học sinh xuất sắc:  Học sinh giỏi:  Học sinh khá:  Học sinh trung bình:  Học sinh kém: 

5. Trong gia đình có bao nhiêu anh chị em?

Là con 1: 

Có 2 anh (chị/ em):  Có trên 2 anh (chị/ em): 

6. Cảm nhận của học sinh về sự quan tâm của cha mẹ Hoàn toàn không quan tâm: 

Không quan tâm: 

Bình thường: 

Quan tâm: 

Hoàn toàn quan tâm: 

7. Cảm nhận về mối quan hệ của cha mẹ trong gia đình

Mối quan hệ rất tốt: 

Mối quan hệ tốt: 

Mối quan hệ bình thường:  Mối

quan hệ không tốt: 

Mối quan hệ rất không tốt:  8. Cảm nhận về kinh tế của gia đình

Rất giàu: 

Giàu: 

Bình thường: 

Nghèo: 

Rất nghèo: 

II. PHIẾU TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ LO ÂU HỌC ĐƯỜNG (dành cho thanh thiếu niên từ 11- 15 tuổi):

STT NHỮNG BIỂU HIỆN MỨC ĐỘ

KHÔNG

1. Tôi cảm thấy rất khó phấn đấu để bằng các bạn trong lớp 2. Tôi lo lắng khi Thầy Cô nói sẽ kiểm tra xem có học bài và

hiểu bài không?

3. Tôi cảm thấy lo sợ khi Thầy Cô gọi lên trả lời trước lớp 4. Tôi hay mơ thấy Thầy Cô giận dữ khi tôi không hiểu bài 5. Tôi ám ảnh, lo sợ khi bị bạn nào đó trong lớp bắt nạt 6. Tôi lo lắng và muốn Thầy Cô giảng chậm lại để mình hiểu

bài hơn

7. Tôi hay lo sợ khi trả lời sai hoặc làm sai bài kiểm tra ở lớp 8. Tôi sợ không dám phát biểu trước lớp vì ngại mình nói sai 9. Tôi thấy đầu gối run rẩy khi Thầy Cô kiểm tra bài hoặc gọi

Một phần của tài liệu LO ÂU HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w