Liên hệ bản thân

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 68 - 73)

- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu. - Bài học cho bản thân và những người khác

8. Vấn đề an toàn giao thông

1. Giới thiệu được thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay.

2.Hậuquả

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3.Nguyênnhâncủavấnđề :

hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .)

+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .)

+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...

+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

9. Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất chính là trái tim người mẹ Mở bài giới thiệu câu nói

Thân bài

1. Giải thích nội dung câu nói - Giải thích về kì quan

- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ.

=> Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất.

2. Phân tích, chứng minh: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con. Đó là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được

- Mang nặng đẻ đau…

- Chăm nuôi con khôn lớn…

- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con … - Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời.. - Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…

3. Mở rộng:

- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình. Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ. Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ

- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán.

- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ. Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…

- Liên hệ bản thân

Kết bài:

- Khẳng định vấn đề đã nghị luận

10. Quê hương nếu ai ko nhớ Sẽ không lớn nổi thành người Sẽ không lớn nổi thành người a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.

- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục.

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

b. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:

1. Giải thích khái niệm quê hương và nêu ý nghĩa câu thơ:

- Quê hương có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu...

- Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa.

2. Phân tích, chứng minh vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi

con người:

+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương. Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng.

+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng...).

+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của con người. (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)

+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau.

- Bàn bạc mở rộng:

+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương, thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở.

+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc. - Phương hướng, liên hệ:

+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người.

+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương...

11.Học tủ học vẹt

Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng học tủ, học vẹt. Thân bài:

1- Giải thích học tủ, học vẹt là gì?

+ Học tủ là chỉ học phần kiến thức mà mình cho là sẽ thi vào, bỏ rơi các phần kiến thức khác;

+ Học vẹt là học thuộc nhưng không hiểu bản chất của vấn đề đang học. Người học nhắc lại kiến thức như một cái máy

2 - Nêu hiện tượng học tủ, học vẹt của một số HS(Thời điểm, cách học, mục đích...) 3 - Nguyên nhân của hiện tượng học tủ, học vẹt...

+ Do bệnh lười học, tâm lí muốn điểm tốt; chương trình giáo dục nặng về lí thuyết... 4 - Đánh giá mặt hại của hiện tượng trên

+ Bản thân không có kiến thức,kết quả học tập bị sút kém, sinh ra tính gian lận khi làm bài.

+ Gia đình, nhà trường, xã hội có những người bất tài, làm gánh nặng cho xã hội + phê phán một những người học tủ học vẹt ngư) 5- Nêu giải pháp

5- Bài học liên hệ bản thân.

Kết bài: Đưa ra thông điệp về sự nguy hại của phương pháp học này,đưa ra lời khuyên...

12 Tính tự lập

+ Giải thích được :

- Tự lập là gì? Là tự làm những việc của mình không nhờ vả, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.

+ Đánh giá:

- Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách. Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau.

- Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác.

- Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể.

+ Làm thế nào để tự lập?: Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống… Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)

c/ Kết bài - Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn.

13 Ý chí là con đường về đích sớm nhất1. Giới thiệu được câu nói 1. Giới thiệu được câu nói

2. Giải thích được câu nói

+ý chí: Ý thức, sự tự giác,quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.

+ đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới, là thành công của con người.

+ Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công.

3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc, vì:

+ Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: chiến đấu, lao động, học tập, … (D/C: những tấm gương trong lịch sử và thực tế cuộc sống)

+ Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống. ( D/c…)

+ Phê phán những người thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình. Đó là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.

+ Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp. + Ý chí cần đi đôi với sự năng động, sáng tạo.

4. Liên hệ bản thân.

- Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện.

- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa.

14 Khiêm tốn

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ một số ý cơ bản sau:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Khiêm tốn là một trong những phẩm chất tốt

đẹp của con người.

b. Thân bài:* Giải thích: * Giải thích:

- Khiêm tốn là luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá tài năng hoặc thành công của bản thân, không tự mãn, tự kiêu tự cho mình hơn người.

- Biểu hiện:

+ Người khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, nhún nhường không đặt bản thân mình trước người khác.

+ Người có tính khiêm tốn luôn thấy sự thành công, sự cống hiến của mình là nhỏ bé + Người khiêm tốn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình hơn.

* Bình luận.

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 68 - 73)