- Làm ntn để có tính khiêm tốn?
19 Tình thày trò
1. Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận 2. Giải thích được nội dung vấn đề
- Tình nghĩa là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa người dạy và người học xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
- Một thứ tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người.
3. Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:
- Mỗi con người để có công danh sự nghiệp, thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô . Thầy cô giáo là những người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích lũy trong suốt quá trình lịch sử lâu dài….Vì vậy chúng ta cần trân trọng, biết ơn về điều đó.
- Thầy vừa là ngừơi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này.
- Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống để yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. (Nêu và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu: Thầy Chu Văn An, những thầy cô sẵn sàng đến những nơi xa xôi, gian khổ để dạy chữ cho học trò )
- Các thầy cô đang làm một nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề dạy học là nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Trong xã hội xưa người thầy được xếp thứ 2 sau vua ( quân – sư – phụ) góp phần giữ cho xã hội được vững chắc. Ông cha ta thường nói:
- Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy. - Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
- Tôn sư trọng đạo.
- Yêu kính, biết ơn thầy cô là đạo lí làm người là cách ứng xử của người có nhân cách. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã
hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân . Học sinh nêu một số dẫn chứng : Học trò của thầy Chu Văn An
- Phê phán lên án những học sinh vô lễ với thầy cô thậm chí còn có hành vi lăng mạ, côn đồ…Những kẻ lừa thầy phản bạn sẽ bị xã hội lên án…
4. Liên hệ bản thân
Rút ra được một bài học cho bản thân, phải biết yêu quý và kính trọng thầy cô. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, rèn luyện tốt, thành đạt, trở thành người công dân hữu ích cho xã hội, đó cũng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình. “Trọng thầy mới được làm thầy”.