Giông tố: ở đây dùng để chỉ những gian lao thử thách, khó khăn hoặc những việc xảy ra

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 66 - 67)

dữ dội đôi khi là những căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong khi làm ăn, một thất bại trong học tập, thi cử, một phá sản trong kinh doanh.

- Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.

→ Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước những khó khăn, chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó.

2.2. Bàn luận vấn đề:

- Câu nói trên là hoàn toàn đúng vì:

+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời đừng vì thấy khó khăn trước mắt mà vội vàng từ bỏ. Đừng bao giờ "ngại núi, e sông" hoặc "cúi đầu

người phải đối mặt với những giông tố thử thách, thậm chí là cả thất bại.

+ Giông tố gian nan trong cuộc đời chính là môi trường tôi luyện cho chúng ta ý chí thêm bền vững. Nhiều khi thử thách trông gai lại làm cho con người thêm trưởng thành hơn. Nhưng khó khăn gian khổ có vượt qua được hay không là do chính bản thân họ. Cho dù có khó khăn đến đâu mình có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức sẽ thành công.

+ Còn ngược lại không có lòng quyết tâm thì sẽ thất bại.

- Dẫn chứng: những tấm gương vượt khó mà có được thành công như: Anh Nguyễn Ngọc

Kí, Anh Hoa Xuân Tứ, Anh Đỗ Trọng Khởi, Anh Trần Văn Thước…

2.3. Mở rộng vấn đề:

- Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp "bom

rơi đạn lửa" nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng.

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực "sống không sợ gian nan, thử thách,

phải có nghị lực và bản lĩnh"

- Câu nói trên gợi cho ta phê phán một số biểu hiện tiêu cực sống gấp, sống thực dụng, sống thừa, thu mình trong vỏ ốc… của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (dẫn chứng)

2.4. Bài học nhận thức và hành động:

- Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công. Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người.

- Từ ý nghĩa của câu nói trên mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống không nản chí trước những khó khăn. Biết chấp nhận thất bại để đứng lên khẳng định mình.

- Là học sinh chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện cần có ý chí và nghị lực trong cuộc sống; học tập những người không chịu đầu hàng số phận; phải tự vạch ra mục đích phấn đấu cho mình là phải trở thành HS giỏi toàn diện, hạnh kiểm tốt không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô, mai này lớn lên sẽ giúp ích cho Tổ quốc.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói là bài học quý về việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống.

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách,

phải có nghị lực và bản lĩnh.

7. Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

a.Yêu cầu về kĩ năng:

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 66 - 67)