Thânbài * Giải thích :

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 84 - 85)

- Tóm lại vấn đề: Đức hy sinh từ lâu đã trở thành tình cảm có tính chất truyền

b. Thânbài * Giải thích :

* Giải thích :

- “Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là ý thức coi trọng giá trị bản thân.

- Cần phân biệt tự trọng với tự cao và tự ti: Tự cao là tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác; tự ti: tự cho mình là thua kém mọi người.

* Đánh giá:

- Lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của mỗi người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mỗi chúng ta (Đưa ra những dẫn chứng về biểu hiện của lòng tự trọng để chứng minh)

- Lòng tự trọng là một đức tính cần thiết đối với mỗi người. Khi biết tôn trọng bản thân thì sẽ biết tôn trọng người khác.

- Người có lòng tự trọng sẽ không làm những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, pháp luật...Vì thế, người có lòng tự trọng luôn được mọi người yêu mến.

- Lòng tự trọng cũng giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân để cố gắng vươn lên tự hoàn thiện mình.

- Trong xã hội, nếu ai cũng có lòng tự trọng thì sẽ tạo nên một xã hội tốt đẹp,...

- Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc sẽ được nâng cao cùng thời gian.

- Dẫn chứng: trong thực tế, những người có lòng tự trọng thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống, được mọi người kính trọng (Đưa ra dẫn chứng để chứng minh)

- Trong xã hội, bên cạnh những người có lòng tự trọng, luôn coi trọng, giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, đánh giá đúng giá trị của bản thân thì thì cũng còn không ít những kẻ thiếu lòng tự trọng, hoặc lòng tự trọng quá cao sinh ra tính tự ái, tự cao, tự đại, xem thường người khác (câu chuyện “Rùa và Thỏ”...).

- Có những người lại có lòng tự trọng quá thấp dẫn đến không nhận thức đúng giá trị của bản thân, không phân biệt được đúng sai, phải trái dẫn đến đánh mất nhân cách, phẩm giá...

- Rèn luyện lòng tự trọng: Lòng tự trọng là một đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải rèn luyện cho mình. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng...

+ Mỗi người cần rèn luyện nhân cách, phẩm giá ngay từ khi còn nhỏ để có lòng tự trọng. Lòng tự trọng phải luôn đi kèm với tính khiêm nhường, biết người biết ta... Liên hệ bản thân để rèn luyện lòng tự trọng

c. Kết bài

- Khẳng định tự trọng là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người - nêu phương hướng hành động của bản thân.

Một phần của tài liệu Bộ đề luyện thi vào lớp 10 môn ngữ văn, chuẩn, chất lượng (Trang 84 - 85)