Trong lĩnh vực quản lý tài sản viện trợ:

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại sở tài chính tp cần thơ năm 2009 (Trang 43 - 46)

- Mở sổ sách theo dõi những tài sản viện trợ (cả hiện vật và giá trị) của địa phương theo thông báo của Nhà nước và viện trợ của các nước phi Chính Phủ, cá nhân trong và ngoài nước trực tiếp trao cho địa phương.

- Cùng với các ngành, cơ quan có liên quan xác định số lượng và giá trị các tài sản viện trợ, ghi tăng tài sản cho các đơn vị được hưởng và phối hợp với các phòng trực thuộc Sở trong việc thực hiện việc ghi thu, ghi chi cho các đơn vị được nhận viện trợ, định kỳ đối chiếu với các cơ quan quản lý viện trợ của Bộ Tài Chính về số tài sản viện trợ của địa phương.

- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch về định hướng đầu tư phát triển trong từng thời kì của địa phương và của các ngành trong địa bàn, thông tin những vấn đề có liên quan để làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn theo đúng nội dung yêu cầu và thời gian theo quy định của Nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

- Hướng dẫn và kiểm tra, phê duyệt quyết toán đối với dự án đầu tư của địa phương đã được Chủ tịch UBND TP ủy quyền.

- Tham gia về chủ trương đầu tư, về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế - tài chính của các dự án đầu tư do thành phố quản lý, tham gia xét thầu đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của UBND TP.

- Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện vốn đầu tư hàng năm theo đúng luật NSNN.

- Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành Chủ tịch UBND TP phê duyệt.

- Thẩm tra trình Ban Giám Đốc Sở duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp của địa phương.

- Báo cáo Bộ Tài Chính tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình thực hiện các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, tình hình chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý tài chính đầu tư theo quy định của Nhà nước.

Phòng Tài Chính - Doanh Nghiệp:

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở quản lý vốn và tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích, doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước do địa phương quản lý.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở quản lý tài chính doanh nghiệp, lập báo cáo theo định kỳ về tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp để Ban Giám Đốc Sở báo cáo về UBND TP và Bộ Tài Chính theo quy định.

- Giúp Ban Giám Đốc Sở triển khai các nghị định, quyết định, thông tư của Chính phủ và Bộ Tài Chính về các chế độ tài chính hiện hành áp dụng cho các doanh nghiệp.

- Tham gia trong các hội đồng thanh lý, giải thể, sát nhập các doanh nghiệp trong quá trình sắp xếp chuyển đổi Doanh Nghiệp Nhà Nước.

- Tham gia trực tiếp công tác cổ phần hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước trên địa bàn.

- Tham gia trong hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển Doanh Nghiệp Nhà Nước thành công ty cổ phần.

- Hàng năm giúp Ban Giám Đốc Sở tiến hành kiểm tra quyết toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, kịp thời có ý kiến trình Ban Giám Đốc Sở các khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp và nêu lên các sai phạm của doanh nghiệp về quản lý tài chính. Kết hợp với phòng Quản lý - Công sản giúp ban Giám Đốc Sở thẩm định tài sản thanh lý và tài sản doanh nghiệp không cần dùng để thu hồi vốn.

- Tham gia công tác thanh tra tài chính các doanh nghiệp khi có yêu cầu. - Thực hiện các công tác tài chính có liên quan đến doanh nghiệp.

Thanh Tra Tài Chính:

- Thanh tra Sở Tài Chính là cơ qian chức năng của Sở, thực hiện quyền thanh tra, xem xét, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về tài chính theo quy định, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước của Sở.

- Thanh tra các hoạt động tài chính các Quận, Huyện và các cơ quan Hành Chính - Sự Nghiệp, doanh nghiệp tại địa phương có trách nhiệm, có nghĩa vụ liên quan đến NSĐP và việc thực hiện chế độ quản lý tài chính Nhà nước của địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc Sở và sự chỉ đạo của Thanh tra Nhà nước TP Cần Thơ, Thanh Tra Bộ Tài Chính về công tác tổ chức nghiệp vụ thanh tra.

2.3. Thực trạng về quản lý thu 2.3.1. Tổ chức thu NSNN 2.3.1. Tổ chức thu NSNN

2.3.1.1. Các hình thức thu NSNN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại sở tài chính tp cần thơ năm 2009 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w