GIÁM ĐỐC SỞ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại sở tài chính tp cần thơ năm 2009 (Trang 38 - 42)

Nguyên tắc xây dựng chính sách, chế độ thu NSNN

GIÁM ĐỐC SỞ

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Sở Tài Chính TP Cần Thơ

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đơn vị thuộc Sở:

Văn phòng Sở:

Văn phòng Sở có chức năng giúp cho Ban Giám Đốc tổng hợp, điều phối hoạt động của cơ quan, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở theo chương trình công tác của Sở, thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, văn thư, lưu trữ, bảo mật, bảo vệ cơ quan Sở. Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, y tế, bảo hộ lao động của cơ quan, các phòng, đơn vị trực thuộc Sở. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của ngành.

Phòng quản lý Ngân sách:

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở trình UBND TP ban hành quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực Ngân sách theo quy định của pháp luật.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở triển khai, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, chế độ của Nhà nước trong quá trình điều hành Ngân sách. Trực tiếp soạn thảo và tham gia đề xuất ý kiến đối với các vấn đề liên quan

PHÓ GIÁM ĐỐC TRỰC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH PHÒNG HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG PHÒNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THANH TRA PHÒNG QUẢN LÝ GIÁ CÔNG SẢN PHÒNG ĐẦU TƯ

về Ngân sách. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản Nhà nước ban hành thuộc lĩnh vực Ngân sách.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở trình UBND TP phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp Ngân sách ở địa phương.

- Phối hợp với phòng Hành Chính - Sự Nghiệp tham mưu cho Ban Giám Đốc Sở trình UBND TP định mức phân bổ dự toán chi NSĐP, quyết toán một số chế độ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật.

- Lập tổng dự toán và quyết toán Ngân sách hàng năm. Báo cáo tình hình thu, chi Ngân sách hàng tháng, quý, quyết toán Ngân sách năm theo chế độ quy định. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện Ngân sách theo yêu cầu của Ban Giám Đốc Sở.

- Quản lý các nguồn kinh phí ủy quyền từ NSTW.

- Quản lý và sử dụng Quỹ dự trử tài chính của TP, tài khoản cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước theo quy định.

- Phối hợp với công tác Dân tộc, theo dõi, quản lý vốn hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn, quyết toán kinh phí sử dụng từ tiền lãi thu được của Quỹ quốc gia về vay giải quyết việc làm.

- Hướng dẫn việc lập dự toán và kiểm tra việc phân bổ dự toán của Ngân sách cấp Quận, Huyện.

- Quản lý ấn chỉ phục vụ cho công tác kế toán và các khoản thu của Ngân sách thuộc phạm vi Sở quản lý.

- Sử dụng chương trình quản lý Ngân sách trên máy vi tính để phục vụ công tác chuyên môn của phòng và hướng dẫn cơ quan tài chính cấp Huyện, Xã.

Phòng Hành Chính - Sự Nghiệp: có chức năng tham mưu cho Ban Giám

Đốc Sở trong việc quản lý kinh phí và phối hợp tham mưu về công tác quản lý đối với các đơn vị dự toán cụ thể như sau:

- Căn cứ vào định mức chi tiêu của Bộ Tài Chính và tình hình thực tế tại địa phương, lập kế hoạch thu chi hàng năm cho các đơn vị Hành Chính – Sự Nghiệp của TP.

- Căn cứ kế hoạch đã được UBND TP giao, xét duyệt dự toán cho các đơn vị dự toán.

- Xét duyệt điều chỉnh dự toán bổ sung kinh phí hoạt động cho các đơn vị mỗi khi có tình hình biến động về giá cả thị trường, thiên tai hoặc được giao thêm nhiệm vụ ngoài dự toán đầu năm.

- Quyết toán kiểm tra chứng từ thu, chi hàng năm tại các đơn vị vừa là đơn vị dự toán cấp 1, vừa là đơn vị thụ hưởng Ngân sách và thẩm định quyết toán ngân sách đối với đơn vị dự toán cấp 1. Kiểm tra đột xuất thề thu, chi của các cơ quan Hành Chính - Sự Nghiệp khi có vấn đề về vi phạm chế độ tài chính.

- Nghiên cứu vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước về quản lý tài chính để hướng dẫn cho các cơ quan, đơn vị thực hiện đúng quy định.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về các chế độ chi tiêu cho các ngành, các đơn vị sự nghiệp.

- Hướng dẫn kế toán cho các đơn vị dự toán cách ghi sổ, chứng từ, mẫu biểu báo cáo kế toán theo quy định của chế độ kế toán Hành Chính - Sự Nghiệp, đồng thời kiểm tra việc ghi chép sổ sách nêu trên.

- Quản lý các khoản thu sự nghiệp như: viện phí, học phí, thu sự nghiệp văn hóa thể dục - thể thao…

- Kết hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan đến việc giám sát trang bị, mua sắm, thanh lý tài sản cố định của các cơ quan, đơn vị Hành Chính - Sự Nghiệp.

Phòng quản lý Giá – Công sản:

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác quản lý giá cả, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Ban Giám Đốc Sở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công tác thông tin thị trường: duy trì và tăng cường mạng lưới thông tin, mở rộng thông tin về mặt hàng, chủng loại hàng hóa tổng cộng thời điểm, trọng tâm, phục vụ kịp thời cho các mặt công tác có liên quan của Sở, các cấp lãnh đạo TP và các Ban, Ngành trong TP, đề xuất những biện pháp ổn định thị trường giá cả, dự đoán biến động thị trường giúp cho các lãnh đạo có cơ sở điều hành bình ổn giá, nhất là giá của các mặt hàng thiết yếu, những thời điểm nhu cầu hàng hóa tiêu dùng tăng cao như các dịp lễ, tết.

- Theo dõi và xây dựng các phương án giá thành các loại cây nông sản trong TP, báo cáo đề xuất giá sàn, trần để điều hành giá cả của TP.

- Xét duyệt giá, thẩm định giá mua sắm tài sản, vật tư, thiết bị làm cơ sở cho các phòng nghiệp vụ cấp kinh phí cho các đơn vị Hành Chính - Sự nghiệp, các dự án đầu tư công trình do ngân sách cấp vốn.

- Phân cấp cán bộ tham gia trong các ban chỉ đạo của TP chuyên trách về giá. - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát theo giá chương trình, kế hoạch của Cục Quản Lý Giá - Bộ Tài Chính.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý thu ngân sách nhà nước tại sở tài chính tp cần thơ năm 2009 (Trang 38 - 42)