5. Kết cấu của đề tài
2.2.6 Chiphí tiêuthụ sản phẩm trong tổng chi phí
Bên cạnh doanh thu và lợi nhuận thì chi phí tiêu thụ cũng là một chỉ tiêu quan trọng hỗ trợ cho việc đánh giá tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Khi các khoản
chi phí tăng lên thì công ty cần nâng giá bán và đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ mới bù
đắp được lượng chi phí bỏ ra để thu được lợi nhuận cao.
Bảng 12: Cơ cấu chi phí tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2016- 2018
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm
2016 2017 2018
Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tổng chi phí 43.469,39 100 46.464 100 48.058,1 100
Giá vốn bán hàng 37.391,69 86,02 39.940,92 85,96 41.380,94 86,1
CP bán hàng 4.500,76 10,35 4.650,76 10 4.702,12 9,8
CP QLDN 1.576,94 3,63 1.872,32 4,04 1.975,04 4,1
(Nguồn: Phòng kếtoán- công ty CP thiết bị y tế và dược phẩm Thừa Thiên Huế)
Qua bảng trên ta có thểthấy rằng, trong các chỉ tiêu chi phí qua 3 năm thì chỉ tiêu giá vốn bán hàng chiếm tỷlệcao nhất, nó giao động từ85%- 87%, tiếp theo đó là chi
phí bán hàng chiếm 10%- 12% tổng chi phí,còn lại là chi phí quản lí doanh nghiệp. Tỷ
lệ giá vốn bán hàng có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, trong khi đó chi phí quản lí doanh nghiệp lại có xu hướng tăng qua các năm tăng từ 3,63% lên 4,1%. Mặc dù năm 2018 đã có nhiều điểm nổi bậc nhưng bên cạnh đó công ty cũng gặp nhiều khó khăn như đối thủcạnh tranh ngày càng nhiều và càng mạnh, sựxâm nhập của các sản phẩm
nước ngoài,…công ty phải chi nhiều chi phíđể làm các chương trình khuyến mãi, hỗ
trợ làm cho doanh thu giảm mà chi phí lại tăng lên, mặc dù công ty đã cố gắng nâng mức giá lên với một lượng vừa phải nhưng lợi nhuận cũng không cao. Cụ thể:
Chi phí bán hàng năm 2016 là 4.500,76 triệu đồng chiếm 10,35%, năm 2017 là
4.650,76 triệu đồng chiếm 10%, năm 2018 là 4.702,12 triệu đồng chiếm 9,8%. Mặc dù
chi phí bán hàng đã có giảm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó chi phí quản lí doanh nghiệp lại tăng lên, năm 2016 là 1.576,94 triệu đồng đến năm 2018 là 1.975,04 triệu
đồng đã tăng 398,1 triệu đồng so với năm 2016.