4. Phương pháp nghiên cứu
1.1.5.3 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp
- Cơ sởvật chất
Cơ sở vật chất cũng góp phần không nhỏ quyết định đến sự thành bại, hiệu quả của quá trình đào tạo. Mọi hoạt động đều cần những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho nó hoạt động, việc đào tạo cũng vậy. Nếu tổchức một lớp học mà thiếu trang thiết bị hay nơi
học tập quá nóng hoặc quá tối, … cũng sẽ khiến cho các học viên tiếp thu không được hiệu quả.
- Cán bộgiảng dạy
Trình độ của đội ngũ đào tạo là một phần quyết định đến hiệu quả đào tạo. Doanh nghiệp cần lựa chọn đội ngũ giảng dạy từ các nguồn khác nhau như trong nội bộ tổchức hay liên kết với các trường chính quy hoặc mời chuyên gia về đào tạo. Giảng viên cần phải có kiến thức sâu rộng, có kinh nghiệm và đặc biệt phải am hiểu về tình hình của doanh nghiệp cũng như các chiến lược, phương hướng đào tạo của tổchức. Tùy theo từng
đối tượng mà lựa chọn giảng viên, đối với lao động trực tiếp nên lựa chọn những người có tay nghề giỏi, có khả năng truyền đạt và có lòng nhiệt tình trong doanh nghiệp để
giảng dạy nhằm giảm chi phí thuê ngoài.
- Khả năng tài chính
Tài chính là một trong những nhân tố cơ bản nhất cho sự tồn tại và phát triển của
một tổ chức. Nó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho việc thực thi các hoạt động phát
triển nguồn nhân lực trong tổ chức. Cho dù tổ chức đã xây dựng được những kế hoạch đào tạo, chế độ đãi ngộ…thật hấp dẫn, thuyết phục nhưng thiếu vắng nguồn lực tài chính thì chúng vẫn dừng lại trong ý tưởng mà thôi. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực
trong tổ chức cần phải được xem xét phù hợp với năng lực tài chính của tổ chức ấy.
- Quan điểm của lãnhđạo về công tác đào tạo
Để hoạt động đào tạo được thực hiện có hiệu quảrất cần sự quan tâm của ban lãnh
đạo. Họ sẽ là người đề ra các chính sách nhân sự hợp lý, tạo điều kiện về cơ sở vật chất,
chi phí, con người thuận lợi cho hoạt động đào tạo được diễn ra thuận lợi. Khi các nhà quản trịnhận thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo trong doanh nghiệp thì họsẽ
có những chính sách đầu tư, khuyến khích phù hợp. Điều đó sẽ cổvũ, động viên cán bộ
công nhân viên tham gia nhiệt tình, có ý thức và đem lại hiệu quả cao cho công tác đào
tạo.
1.2 Bài học kinh nghiệm về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp1.2.1 Kinh nghiệm từtập đoàn điện lực Nhật Bản (TEPCO)