5. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔ
2.1.1.3. Điều kiện thủy văn
a. Đặc điểm thủy văn mùa lũ, mùa kiệt
Chế độ thủy văn trên sông, rạch thuộc huyện Cao Lãnh và lân cận dự án thuộc thành phố Cao Lãnh chịu sự tác động của 3 yếu tố chính: lũ, mưa nội đồng và thủy triều từ biển Đông. Với các điều kiện đó đ phân hóa chế độ thủy văn tại khu vực thành 02 mùa rõ rệt:
- Mùa lũ: thường bắt đầu từ trung tuần tháng 8 và kết thúc vào trung tuần tháng 12. Dòng chảy lũ đổ vào khu vực dự án bao gồm mưa tại chỗvà lũ thượng nguồn sông Mekong qua Campuchia đổ về. Dòng lũ từ sông Tiền chuyển tiếp về sông An Bình, sông Quảng Khánh, rạch Ngã Cạy sau đó phân phối vào các con kênh rạch nội đồng, cộng với mực nước đỉnh triều lẫn chân triều đều dâng cao, biên độ triều chênh lệch thấp nên khảnăng thoát lũ k m, gây ngập úng trên diện rộng, thời gian ngập kéo dài từ 3 – 4 tháng. Dòng chảy lũ trong kênh, rạch thời kỳđầu tập trung vào lòng dẫn sau đó vượt qua bờ bao tràn đồng. Đỉnh lũ xuất hiện vào tháng 9 đến đầu tháng 10. Lũ chủ yếu do mưa lớn dưới tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hình thành nên.
Trong 80 năm gần đây, có khoảng 34% số năm đ xảy ra lũ lụt lớn: Lũ năm 2000 mang tính chất lịch sử trong vòng 80 năm qua tại ĐBSCL, đỉnh lũ tại trạm thủy văn Tràm Chim là 4,12m. Trung bình cứ 3 năm sẽ có 1 năm xảy ra lũ lớn, tỷ lệ dòng chảy lũ từ thượng lưu sông Mêkông trong các trận lũ lớn phân vào sông Tiền khoảng 77- 80%. Mực nước khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được thể hiện qua các trạm đo đạc tại Tân Châu và Châu Đốc qua các năm như sau:
Bảng 2. 5. Mực nước sông Cửu Long tại Trạm Tân Châu và Châu Đốc qua các năm
Năm Hmax (cm) Tân Châu Qmax (m3/s) Hmax (cm) Châu ĐốQmax (mc 3/s)
1996 487 23.600 454 8.150 2000 506 25.500 490 7.660 2001 478 23.800 448 7.160 2002 482 24.500 442 6.950 2003 406 18.600 350 5.270 2004 441 21.300 402 6.500 2005 435 21.500 390 6.570 2006 417 20.670 371 6.350 2007 408 21.900 356 6.560 2008 377 - 320 - 2009 412 - 352 - 2010 412 21.700 352 6.640 2011 320 - 282 - 2012 325 - 290 - 2013 435 - 383 - 2014 398 - 320 - 2015 255 - 235 - 2016 307 - 284 - 2017 - - - - 2018 409 - 372 - (Nguồn: https://www.gso.gov.vn) Mực nước sông Tiền qua các năm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 6. Mực nước sông Tiền qua các năm
Trạm thủy văn Mực nước (cm)
2016 2017 2018 2019 2020 Thành phố Hồng Ngự Cao nhất 307 340 409 359 274 Thấp nhất -27 0 1 -25 -48 TT.Tràm Chim Cao nhất 224 260 314 257 226 Thấp nhất -3 10 22 7 -7 Trường Xuân Cao nhất 190 214 240 202 186 Thấp nhất -13 -7 12 2 8
Trạm thủy văn Mực nước (cm) 2016 2017 2018 2019 2020 TT.Mỹ An Cao nhất 175 211 206 188 203 Thấp nhất -24 -23 0 -16 -10 TP.Cao Lãnh Cao nhất 227 231 243 145 236 Thấp nhất -100 -94 -91 -16 -10 TP. Sa Đéc Cao nhất 175 179 192 195 218 Thấp nhất -134 -127 -126 -141 -111
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2020)
Nguồn nước lũ chủ yếu từ sông Tiền vào vùng dự án, thời gian lũ ảnh hưởng mạnh thường từ cuối tháng 8 sang đầu tháng 9. Theo tài liệu mực nước trạm Cao Lãnh từ năm 1989-2020, mực nước đỉnh lũ lớn nhất là 261 cm, xuất hiện vào ngày 27/9/2000 sau Tân Châu 4 ngày, tại Mỹ Thuận xuất hiện ngày 30/9/2000 muộn hơn Cao L nh 3 ngày. Đỉnh lũ xảy ra thường tập trung vào tháng 10 (chiếm 83,7% tổng số năm quan trắc, trong đó khảnăng xảy ra đỉnh lũ từ ngày 01-10/10 cao nhất (35.7%), từ 21-31/10 là 31.8%).
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng sự biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khi lũ về gặp triều cường biển Đông truyền ngược lại không chỉ làm gia tăng mực lũ tại khu vực Cao Lãnh mà còn làm cho thời gian duy trì mực nước cao kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng cho khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu. Điển hình là năm 2011, năm có sự tổ hợp bất lợi (lũ lớn từ thượng lưu chuyển về, triều cường từ phía biển Đông chuyển lên), tại Tân Châu Hmax là 486cm xuất hiện vào ngày 29/9, trong khi đó tại Cao Lãnh Hmax là 257cm xuất hiện ngày 27/10, chênh lệch thời gian xuất hiện đỉnh lũ gần 1 tháng.
- Mùa kiệt: bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từtháng 12 đến tháng 5 năm sau, kiệt nhất là vào tháng 4. Chế độ thủy văn trong vùng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều biển Đông, biến đổi theo chu kỳ, truyền theo hướng từ sông Tiền vào các sông, kênh, rạch.
Mực nước đỉnh triều và chân triều vào các tháng mùa khô đều thấp hơn cao trình mặt đất tự nhiên. Mực nước thấp nhất là vào các tháng 3 và tháng 4.
b. Đặc điểm thủy triều
Thuỷ triều biển Đông của vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng có quy luật chung là đầu năm lớn rồi giảm dần đến tháng VII sau đó lại cao dần đến cuối năm, chênh lệch độ lớn triều giữa năm triều mạnh với năm triều yếu trong chu kỳ 18,6 năm khoảng 10-20 cm, vì vậy tổ hợp “lũ sông cao gặp triều cường” dễ xảy ra làm dâng cao mực nước đỉnh lũ và k o dài thời gian tiêu thoát lũ ra biển. Từnăm 1926 đến
2001, các trận lũ lớn xảy ra trên vùng vào các năm 1937 – 1940, 1961, 1978 và 1996, 2000, 2001 là những năm triều mạnh.
Mực nước chân triều dao động 1,6 m – 3 m, trong khi đó mực nước đỉnh triều dao động 0,8 m -1,0 m. Do vậy, khoảng thời gian duy trì mực nước cao dài hơn khoảng thời gian duy trì mực nước thấp và đường mực nước trung bình nằm gần với mực nước đỉnh triều. Đặc điểm thuỷ triều này gây bất lợi tiêu thoát nước ra biển Đông.
Thủy triều biển Đông truyền rất sâu vào sông Tiền, sông Hậu và hệ thống sông Vàm Cỏ. Dọc sông Tiền và sông Hậu triều biển Đông ảnh hưởng vượt qua Tân Châu và Châu Đốc (mùa kiệt) và lan truyền vào tất cả các kênh rạch trong vùng dự án như sông An Bình, sông Cao Lãnh, sông Quảng Khánh, rạch Ngã Cạy,... ngay cả các tháng trong mùa lũ. Do địa hình lòng sông và kênh rạch thấp với độ dốc nhỏ, nên vào mùa kiệt ảnh hưởng của thuỷ triều rất lớn), biên độ triều lớn nhất trong sông ở vị trí xa biển khoảng 150 km đạt trên 1,2 m. Trong mùa lũ biên độ triều giảm dần và đạt mức thấp nhất vào thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm, trường hợp lũ lớn, Châu Đốc 10 cm, Tân Châu 5 cm. Như vậy rõ ràng thuỷ triều ảnh hưởng tới chế độ dòng chảy sông quanh năm.
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020) (Nguồn: Báo cáo tổng hợp dựán “Quy hoạch khai thác và bảo vệnước mặt sông Tiền và sông Hậu (đoạn ngang qua tỉnh Đồng Tháp) đến năm 2020 tầm nhìn đến năm
2030)