4. Những đóng góp mới của luận án
3.5.2 Phân tích khả năng nảy mầm của các dòng đột biến gen
Theo các nghiên cứu trước đây cho thấy RFOs là nguồn năng lượng ảnh hưởng đến sự hạt nảy mầm của hạt, việc ức chế chuyển hóa RFOs làm giảm đáng kể khả năng nảy mầm của hạt [18]. Để đánh giá sức sống của hạt, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm đánh giá khả năng nảy mầm của hạt trong điều kiện bình thường hoặc trong môi trường nhân tạo với các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao, hay sử dụng phương pháp xử lý với 1-deoxygalactonjirimycin (DGJ) một chất ức chế α- galactosidase để nghiên cứu vai trò của RFOs trong sự nảy mầm của hạt [18].
Trong nghiên cứu này, hạt T3 từ dòng cây DT1.1 đột biến gen đơn
GmGOLS03 và đột biến kép GmGOLS03/GmGOLS19 được tiến hành xử lý nảy mầm với nước và theo dõi động thái nảy mầm của hạt sau mỗi 24 giờ (Hình 3.23).
Kết quả tỉ lệ nảy mầm của các hạt trong thí nghiệm được quan sát và ghi nhận: sau 24 giờ, tỉ lệ nảy mầm của dòng cây mang đột biến đơn đạt 29±2% và 23±2% đối với đột biến kép, tỉ lệ này tương đối thấp so với đối chứng đạt 30±5%; sau 48 giờ tỉ lệ nảy mầm đạt 92±7% đối với đột biến đơn và 89±3% đối với đột biến kép vẫn thấp hơn so với hạt đối chứng đạt 94±3%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Nhìn chung, tỉ lệ nảy mầm của tất cả các nhóm hạt trên đều ở mức ổn định trên 95% sau 96 giờ thí nghiệm, không tìm thấy sự khác biệt đáng kể nào về khả năng nảy mầm giữa hạt đột biến GmGOLS và hạt đối chứng ĐT26.
Hình 3.23. Khảo sát khả năng nảy mầm của hạt đậu tương đột biến gen