1. BÀI THỰC HÀNH NHÓM
Bài thực hành số 1
(3 giờ)
Xác định mật độ cây con mọc sau gieo
* Mục tiêu thực hiện:
Bài thực hành trang bị cho học viên kỹ năng quan sát, tính toán xác định chính xác được mật độ cây con mọc sau gieo để quyết định phương án dặm, tỉa bổ sung đảm bảo mật độ cây trên ruộng đậu tương, lạc.
* Địa điểm thực hành: Trên đồng ruộng sản xuất * Yêu cầu trang thiết bị và nguồn lực cho thực hành:
+ Các loại dụng cụ: thước mét, giấy bút, máy tính cầm tay. + Mô hình ruộng sản xuất đậu tương, lạc, mỗi loại 1000 m2
* Hình thức tổ chức:
1. Học viên tập trung nghe giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành.
2. Chia lớp thành nhóm nhỏ để học viên thực hiện và ghi kết quả vào phiếu (theo mẫu in sẵn). Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên.
3. Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm.
* Các bước tiến hành: Bước 1:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập - Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu
Bước 2:
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành.
Bước 3:
Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện
Bước 4:
Các nhóm học viên thực hiện nội dung bài thực hành; ghi chép và tính kết quả theo mẫu phiếu sau:
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ CÂY CON MỌC SAU GIEO
Nhóm sinh viên thực hiện:... Lớp... Ngày thực hiện:... Loại cây trồng:...Giống:... Kết quả xác định: Điểm điều tra Số cây mọc thực tế (cây/điểm) Mật độ (cây/m2) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bình quân
So sánh mật độ thực tế với mật độ cần đạt theo yêu cầu:...
Bước 5:
Giáo viên tập trung lớp củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm.
Bài thực hành số 2
(3 giờ)
Dặm đậu tương, lạc sau khi gieo
* Mục tiêu thực hiện:
Bài thực hành trang bị cho học viên kỹ năng dặm bổ sung để đảm bảo được mật độ cây con trên ruộng đậu tương, lạc.
* Địa điểm thực hành: Trên đồng ruộng sản xuất
* Yêu cầu vật tư, công cụ cần thiết để thực hiện công việc:
- Hạt giống lạc, đậu tương cùng loại đã được ngâm ủ mọc mầm đúng tiêu chuẩn - Xô có quai xách hoặc dụng cụ chứa đựng khác để đựng hạt giống đi dặm.
- Dụng cụ để đào, lấp đất khi dặm hạt: cuốc lưỡi nhỏ/cây dầm/dao nhọn đầu... - Bộ đồ bảo hộ lao động.
* Hình thức tổ chức:
1. Học viên tập trung nghe giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành.
2. Chia lớp thành nhóm nhỏ để học viên thực hiện theo nội dung của bài. Giáo viên quan sát các thao tác thực hiện của học viên.
3. Giáo viên củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm.
* Các bước tiến hành: Bước 1:
- Chuẩn bị của giáo viên: Giáo viên bố trí thời gian và địa điểm thực tập - Chuẩn bị của học viên: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ theo yêu cầu
Bước 2:
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, yêu cầu và trình tự các bước thực hiện của bài thực hành.
Bước 3:
Chia nhóm, phân địa bàn thực hiện
Bước 4:
Các nhóm học viên thực hiện nội dung bài thực hành
Bước 5:
Giáo viên tập trung lớp củng cố bài, nhận xét đánh giá kết quả thực hành của học viên theo nhóm.
2. CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1:
Tại sao phải dặm, tỉa đậu tương, lạc sau khi gieo?
Câu 2:
Sau gieo bao nhiêu thời gian thì tiến hành dặm, tỉa là tốt nhất?
Câu 3:
Giải thích tại sao nói: dùng cây mầm đậu tương và dùng hạt lạc đã ngâm ủ nảy mầm để dặm cho ruộng đậu tương, ruộng lạc là tốt nhất.
Câu 4:
Khi tiến hành dặm, tỉa cho ruộng đậu tương, ruộng lạc cần đạt được những yêu cầu gì?